Trang chủDestinationsLai ChâuNhà nông được quan tâm, nhưng chưa đủ

Nhà nông được quan tâm, nhưng chưa đủ


Để huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất, chế biến sản phẩm cây ăn quả, cần phải sớm sửa đổi những luật và nghị định đã không còn phù hợp, thậm chí cản trở quá trình hình thành những vùng sản xuất tập trung. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong cuộc trả lời phỏng vấn Nhân Dân cuối tuần.

Giá sầu riêng xuất khẩu đang hạ nhiệt làm khó người nông dân. Ảnh: Ngọc Thạch

Giá sầu riêng xuất khẩu đang hạ nhiệt làm khó người nông dân. Ảnh: Ngọc Thạch

– Theo nhìn nhận của ông, việc triển khai Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030 được Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT, ngày 27/10/2022) đã và đang gặp những khó khăn gì?

– Chúng ta phải hiểu đặc điểm phát triển của nền nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng ở nước ta là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán. Vì vậy, muốn trở thành một vùng sản xuất hàng hóa, trước hết phải có vùng tập trung. Đây là khó khăn trước mắt trong xây dựng và thực hiện đề án tổng thể cũng như đề án phát triển cây ăn quả của từng địa phương.

Cây ăn quả cũng như các loại cây trồng khác ở nước ta chủ yếu mang tính thời vụ nên thu hoạch diễn ra trong thời gian ngắn, rất khó cho công tác bảo quản cũng như tiêu thụ vì đòi hỏi sự đầu tư cho hệ thống sơ chế, bảo quản đạt chuẩn để bảo đảm chất lượng hàng hóa.

Thực tế, tính liên kết trong sản xuất của chúng ta còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả. Đề án này lại đang thực hiện trong bối cảnh nền nông nghiệp luôn phải đối phó khó khăn về thị trường tiêu thụ, đối mặt thời tiết cực đoan, tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh và tập quán thâm canh sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng khác. Rất nhiều ý kiến rằng đất đai nhiều nơi bị thoái hóa, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao.

Song nhìn lại, phải thấy chúng ta có những cơ hội lớn khi triển khai Đề án. Đó là: Việt Nam có bảy vùng sinh thái trải dài từ bắc đến nam; khí hậu nhiệt đới và ôn đới nên các loại cây ăn quả phát triển tốt quanh năm. Về cơ chế, chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực hiện theo Quyết định 150 của Thủ tướng Chính phủ đúng trong thời điểm này là lợi thế nông nghiệp được phát huy. Sản xuất cây ăn quả đang được chú trọng, là sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, năm 2022 đóng góp cho xuất khẩu hơn năm tỷ USD, xuất siêu mang lại lợi nhuận cho đất nước và cho người nông dân, phát huy hiệu quả của chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi của đất lúa kém hiệu quả. Các hiệp định thương mại đã ký kết và luôn được mở rộng. Trái cây của chúng ta đã được xuất khẩu sang 60 nước, trong đó có 10 thị trường chủ lực mà Trung Quốc là một thí dụ. Và một loạt chính sách khác ra đời đang khuyến khích, thúc đẩy nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng. Trong đó, có chính sách đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

– Ông vừa nhắc đến thị trường xuất khẩu chủ lực của trái cây Việt Nam. Rõ ràng, muốn mở rộng thị phần, chúng ta cần phải hình thành được những vùng sản xuất lớn. Nhưng, làm sao thu hút được nhiều chủ thể tham gia vào đầu tư?

– Luật Đất đai sửa đổi dự kiến sắp tới được thông qua là tín hiệu tốt với ngành nông nghiệp bởi sẽ tạo cơ hội mở rộng hạn điền, khuyến khích đầu tư tập trung. Thêm nữa, những chính sách về nới lỏng tín dụng, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân vay vốn với lãi suất ưu đãi cũng tạo thêm sức hút để các nhà sản xuất đầu tư tập trung, phát triển cây dài ngày. Một chính sách quan trọng cho liên kết các nhà chính là Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cũng tạo nên tính đột phá, khuyến khích các nhà cùng chung tay sản xuất cây ăn trái.

Riêng về lĩnh vực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, có Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hiện được giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu sửa đổi, vì cho đến nay vẫn khó đi vào cuộc sống. Như vậy, cùng với Luật Đất đai sửa đổi, Nghị định 57 sửa đổi sớm ban hành sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từ đó sẽ có mối liên kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã và người nông dân.

– Ông nhìn nhận thế nào về sự tương thích giữa Đề án với cơ chế, chính sách hiện hành? Phải chăng không chỉ có Nghị định 57 không vào được đời sống?

– Để đạt mục tiêu xuất khẩu 5,5-6 tỷ USD năm 2025 và 6,6 tỷ USD vào năm 2030 như trong Đề án, thiết nghĩ sau khi sửa đổi Luật Đất đai, chúng ta cần sửa đổi một loạt luật, nghị định khác. Một thí dụ là Luật Trồng trọt (được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020): Tự những điều luật đưa ra vô hình trung bó buộc các nhà khoa học, nông dân và các doanh nghiệp khi nghiên cứu và phát triển giống cây trồng mới. Trong khi nói đến Đề án này là chúng ta phải nghĩ đến phát triển giống mới có chọn lọc, có nhập khẩu, và duy trì bảo tồn nguồn gien.

Vì vậy, ngoài sửa đổi Luật Đất đai, theo tôi cần tiếp tục sớm sửa đổi Luật Trồng trọt và đặc biệt nhanh chóng sửa đổi Nghị định 57 về chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với đó là chính sách đột phá để nâng cao giá trị cho phát triển cây ăn trái, như về sơ chế, bảo quản và chế biến. Thí dụ, trái chanh leo được phát triển tại nhiều địa phương, điển hình như tỉnh Sơn La, song vẫn mang tính chất thời vụ nên chỉ dùng làm nước ép. Tương tự các sản phẩm cây có múi khác, như cam ở Hòa Bình, do chưa làm tốt khâu chế biến sản phẩm nên hạn chế đầu ra khiến cho vùng trồng đang bị thu hẹp dần.

– Sửa đổi cơ chế là cần thiết, tuy nhiên, năng lực thực thi cũng là vấn đề. Ở cương vị Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ông có những kiến nghị gì?

– Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành cho nông nghiệp phát triển theo hướng xanh, sạch, hữu cơ, tuần hoàn, với mục tiêu là phát triển bền vững và hiệu quả. Theo tôi, những chủ trương ấy rất phù hợp tình hình phát triển đất nước hiện nay, phù hợp mong mỏi của cả xã hội cũng như đáp ứng được theo hướng đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng thị trường các nước trên thế giới.

Nhưng vấn đề là khâu triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, thậm chí lúng túng. Thí dụ: Muốn xuất khẩu được nông sản thì việc truy xuất nguồn gốc, cấp mã vùng, mã vạch phải bảo đảm nhanh, gọn và chính xác. Vừa qua, Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn triển khai nhanh, chuyển đổi khâu quản lý này từ Cục Bảo vệ thực vật cho các địa phương, do các địa phương gắn với thực tiễn sản xuất hơn, và như thế mới gắn được với đề án phát triển cây ăn quả tại các địa phương.

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp hiện mới ở chặng đầu tiên, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Tôi cho rằng, phần lớn người nông dân nay đã dùng smart phone, vì vậy hãy biến nó thành công cụ thông minh từ trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, rất cần chính sách phát triển để nhanh chóng thực hiện được mục tiêu của Đề án đặt ra cũng như phát huy toàn diện lợi thế của ngành nông nghiệp. Một điều đáng lo ngại là trong ba tháng đầu năm vừa qua, ngành nông nghiệp đã sụt giảm giá trị xuất khẩu so với năm trước. Điều đó cho thấy, nhà nông đã được quan tâm nhưng chưa đủ, phải quan tâm nhiều hơn, đa dạng hơn, tập trung cao độ hơn về cơ chế, chính sách để có cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững, xanh, sạch và an toàn.

– Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nghĩa Nam (thực hiện)



Source link

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Phạm Đức Long làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

(Mic.gov.vn) - Ngày 29/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 256/QĐ-TTg về việc kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, bổ sung Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long vào vị trí Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, thay cho Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng.  ...

Hiện thực hóa khát vọng về một Nha Trang xanh, thịnh vượng và hiện đại hơn

(Chinhphu.vn) - Sáng 2/4, tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm được công nhận là đô thị loại I thuộc tỉnh Khánh Hòa. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Huân chương Lao động hạng Ba cho thành phố Nha Trang - Ảnh: VGP/Minh Khôi Dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc...

Khẩn trương chuẩn hoá thông tin tài khoản phục vụ triển khai Đề án 06

(Mic.gov.vn) - Để triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT đã ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện chuẩn hóa, cập nhật thông tin tài khoản thư điện tử công vụ phục vụ kết nối Hệ thống...

Ngàn năm tơ lụa bắt đầu từ nương dâu, con tằm

Nghề tằm tang đã xuất hiện và tồn tại trong dân gian từ hàng ngàn năm nay. Nương dâu, con tằm gắn bó với cuộc sống người Việt từ những ngày đầu dựng nước và đi vào trong ca dao, tục ngữ, truyền thuyết... lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Theo huyền sử, Công chúa Thiều Hoa, con vua Hùng thứ 6 là bà tổ của nghề tằm tang. Do thông minh, lại giỏi quan sát,...

Tác phẩm VUI TẾT VIỆT NAM.

- Tác giả: NGUYỄN NGỌC HẢI - Ngày tham dự: 03/04/2024 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Hạn Khuống, nơi kết tụ hồn xưa

Cùng với múa xòe và làn điệu khắp, Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống rất độc đáo, được lưu truyền qua nhiều đời của người Thái vùng Tây Bắc, và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các cặp trai gái hát giao duyên trên sàn trong sinh hoạt Hạn Khuống. HẠN KHUỐNG theo tiếng Thái là "sàn sân", nghĩa là một cái sàn được dựng ngoài sân...

Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin năm 2023

(BLC) - Ngày 11/8, Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2023.Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban Thường trực An toàn, An ninh mạng tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng...

Giải bóng chuyền hơi trong Hội Phụ nữ lần thứ II

(BLC) – Giải bóng được Công an tỉnh tổ chức khai mạc sáng 10/8.Các đồng chí: Đại tá Nguyễn Viết Giang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Đại tá Sùng A Súa – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức giải; các đồng chí lãnh đạo các phòng thuộc Công an tỉnh và Công an thành phố Lai Châu… dự. Tham gia giải đấu có...

Bài đọc nhiều

Quyết tâm bảo vệ rừng

(BLC) – Bảo vệ, phát triển rừng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Nậm Cuổi (huyện Sìn Hồ) thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ, đấu tranh với các hành vi phá hoại, góp phần nâng cao diện tích rừng của địa phương.Đầu mùa khô năm nay, tại khu vực rừng của bản Nậm Cọ đã xảy ra cháy do anh Sùng A Sau (bản Nậm Cọ) đi đốt nương để làm vụ mới. Ngay...

“Giữ hồn” văn hóa dân tộc Dao

(BLC) - Trong cộng đồng 20 dân tộc tỉnh Lai Châu, dân tộc Dao có dân số đông thứ ba, chỉ đứng sau dân tộc Thái và dân tộc Mông. Dân tộc Dao cư trú đông nhất ở các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ với rất nhiều nhóm Dao khác nhau: Dao đỏ, Dao khâu, Dao đầu bằng… Trải qua nhiều thăng trầm, đồng bào dân tộc Dao nói chung và đồng bào Dao đầu bằng...

Hội thi khiêu vũ tỉnh Lai Châu lần thứ III

(BLC) - Trong 2 ngày (12-13/5), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Lai Châu tổ chức Hội thi khiêu vũ tỉnh Lai Châu lần thứ III. Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia hội thi. Tham gia hội thi có 6 đoàn đến từ các huyện, thành phố với hơn 100 vũ công so tài ở các nội dung: khiêu vũ tập thể, khiêu vũ đôi và...

Sin Suối Hồ – ‘Thiên đường trong mây’ ở Lai Châu

Khi đến với Lai Châu, có một địa điểm du khách nên ghé thăm, bởi cảnh đẹp nên thơ và những người dân hiếu khách - đó là Sin Suối Hồ - "thiên đường trong mây". Sau đó, là những trải nghiệm về văn hoá, ẩm thực và những câu chuyện thấm đẫm tính huyền thoại. Sin Suối Hồ là một bản nhỏ của người Mông ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách thành phố Lai Châu gần...

Ăn canh nấm mọc hoang, 14 người dân ở Sùng Phài nhập viện nghi ngộ độc

(BLC) - Thông tin từ Trung tâm Y tế thành phố Lai Châu cho biết: Trưa ngày 20/6 tại lán nương của gia đình ông Hàng A Sinh, bản Cư Nhà La, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu tổ chức nấu cơm phục vụ 21 người thuộc 3 bản: Cư Nhà La, Lùng Thàng, Gia Khâu 2 của xã Sùng Phài tham gia cấy lúa tại ruộng của gia đình. Theo lời kể của ông Hàng A...

Cùng chuyên mục

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người

NDO - Sau 3 ngày tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, phong phú, chiều 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổng kết bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 . Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu trao...

Lai Châu đang chuyển mình

Nguồn  

Hội tụ và lan tỏa tinh hoa văn hóa dân tộc rất ít người

- Lần đầu tiên 14 dân tộc rất ít người (dưới 10.000 người) sinh sống trải khắp từ núi Ngọc Linh, dãy Trường Sơn đến dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ hội tụ tại tỉnh Lai Châu để trình diễn, giới thiệu và lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc mình Tối 3/11, tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu chính thức diễn ra Lễ khai mạc “Ngày hội văn hóa các dân tộc...

Mới nhất

Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 2/4/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ Thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và...

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản cảnh báo sóng thần

Theo Thanh niên, hãng AFP dẫn thông tin từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho hay, một trận động đất 7,5 độ Richter xảy ra ở gần Đài Loan (Trung Quốc) vào khoảng 9h ngày 3/4 (giờ Tokyo), dẫn đến cảnh báo sóng thần tại các đảo phía nam Nhật Bản. Trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc) sáng 3/4 USGS   VietNamNet...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và Hội nghị trực tuyến với địa phương

(Chinhphu.vn) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tham dự hội...

Chuyên gia: “Phát triển bóng đá trẻ, Việt Nam tiếp tục mục tiêu World Cup”

(Dân trí) - HLV Trần Công Minh cho rằng để ổn định thành tích cho đội tuyển quốc gia, điều quan trọng nhất vẫn là phát triển hệ thống đào tạo trẻ, trong đó có bóng đá học đường. Đây là nguồn nhân tài vô tận.   Bản thân ông Trần Công Minh cũng là một cầu thủ xuất thân từ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đẩy mạnh ngoại giao kinh tế

(Chinhphu.vn) - Chiều tối 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các trưởng cơ...

Mới nhất

Dấu chân mặt trời