Trang chủNewsNhân quyềnNhất quán, ưu việt trong tự do tôn giáo

Nhất quán, ưu việt trong tự do tôn giáo

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền con người, thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ đường lối phát triển đất nước và luôn đáp ứng được yêu cầu phải phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, công bố với toàn thể nhân dân, với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, tự do. Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng một chân lý vĩnh cửu: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người và vì vậy trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng đất nước, đặc biệt là trong gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng và thực thi trên thực tiễn, qua đó tập hợp và củng cố khối đại đoàn kết tôn giáo – dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng các Chư tôn Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Dương Giang –TTXVN

Quan điểm đối với tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định rõ nét trong nhiều văn bản, đặc biệt là các nghị quyết chuyên đề về tôn giáo và công tác tôn giáo, cũng như trong các văn kiện các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng từ năm 1986 đến nay, trong đó có Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị về Công tác tôn giáo trong tình hình mới; Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (Nghị quyết số 25/NQ-TW, ngày 12/3/2003) về Công tác Tôn giáo; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về Công tác tôn giáo trong tình hình mới…

Trên cơ sở đó, các quan điểm định hướng tiếp tục được mở rộng, làm sâu sắc hơn trong tất cả các kỳ Đại hội của Đảng gần đây, đặc biệt là đã nhấn mạnh tới ý nghĩa “phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức của các tôn giáo và đại đoàn kết dân tộc”, trong đó văn kiện Đại hội đải biểu toàn quốc lần thứ XIII chỉ rõ: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống ‘tốt đời đẹp đạo’, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận”.

Những chủ trương, đường lối đổi mới công tác tôn giáo của Đảng cũng đã sớm được thể chế hoá bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực thi trong thực tế. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng đã được ban hành, làm cơ sở trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 18/11/2016 là dấu mốc quan trọng trong lộ trình cụ thể hoá chủ trương nhất quán của Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đây là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, cụ thể hoá tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đồng thời tiếp tục sự tương thích với luật pháp quốc tế trong điều kiện Việt Nam mở cửa và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.

Chú thích ảnh

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa chúc mừng Ban điều hành Tổng hội Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Trên thực tế, cùng với nỗ lực chung của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tình hình đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phong phú, đa dạng. Theo số liệu thống kê chính thức, đến năm 2022, Nhà nước ta đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với khoảng 27,2 triệu tín đồ, trên 55.000 chức sắc, 148.000 chức việc và khoảng 29.000 cơ sở thờ tự. Bên cạnh đó, hàng năm có trên 8.000 lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo, với hàng vạn tín đồ tham gia; các tổ chức, cá nhân tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo Việt Nam đã đứng ra tổ chức nhiều sự kiện quốc tế được dư luận đánh giá cao như Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, với sự tham gia của trên 1.000 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ; Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (năm 2023), Lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam (năm 2011); Đối thoại “Liên tín ngưỡng ASEM lần thứ VI”…

Những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các tôn giáo khẳng định: chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước.

Tất cả thực tế trên là minh chứng không thể phủ nhận cho thấy công tác tôn giáo đã động viên được đồng bào có đạo, các tín đồ, chức sắc tôn giáo hưởng ứng và tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới.

Không chỉ vậy, chính sách tôn giáo thông thoáng, cởi mở của Việt Nam cũng tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được hưởng quyền sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tôn giáo, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tôn giáo trong nước có mối quan hệ giao lưu, hợp tác với các tổ chức tôn giáo quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của tôn giáo Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, cũng như đóng góp nhất định vào công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng, sau gần 40 năm đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Điều đó được thể hiện sinh động trên thực tế và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Thực tế này cũng là câu trả lời đanh thép đối với những luận điệu chống phá đến mức lố bịch của các thế lực thù địch, phản động về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Hoài Nam

Cùng chủ đề

Cần vững về bản lĩnh, sâu về trí tuệ, bén về lý luận, sáng về đạo đức

Hội Nhà báo làm gương, tích cực vào cuộc, sát cánh cùng các cơ quan báo chí Tại hội nghị toàn quốc, tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, nhà báo Lê Văn Tòa -...

Nhận diện để chủ động đấu tranh

Lợi dụng những đặc tính tiện lợi của Podcast, các thế lực thù địch, phản động đã mở rộng phương thức tạo lập các kênh trên ứng dụng Podcast tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá với lượng “tệp âm thanh” lớn, có nội dung rất phong phú.

Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị về tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến đối với một số dự án trên địa bàn2023-06-14 18:54:00QTO - Chiều nay 14/6, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng chủ trì buổi làm việc của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy với Ban cán sự...Đông Hà: Tắt đèn đường phố theo khung giờ để tiết kiệm điện2023-06-14 17:22:00QTO - Hôm nay 14/6, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp...

Chuyển đổi số trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Không nằm ngoài xu hướng đó, việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sẽ giúp hình thành những "tấm khiên" vững chắc góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, củng cố và tăng cường niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững sự đoàn kết,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vụ tấn công tại Moskva: Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga cho biết hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moskva. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công nhằm vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN Sau khi xảy ra vụ tấn công tại tòa nhà Crocus City Hall trong trung tâm mua sắm và biểu diễn nghệ...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Sáng 20/3/2024, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), do ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC làm Trưởng đoàn. Tin, ảnh: Nhan Sáng (TTXVN) Nguồn

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Mặt cỏ sân Mỹ Đình xanh mướt trước trận đội tuyển Việt Nam – Indonesia

(Dân trí) - Hàng chục công nhân đang có mặt trên sân Mỹ Đình gấp rút chuẩn bị cho trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia trong khuôn khổ bảng F vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á (19h ngày 26/3). Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong buổi sáng 24/3, sân vận động Mỹ...

Khán giả Quy Nhơn mãn nhãn với những màn rượt đuổi mô tô nước hấp dẫn

Chiều 23-3, hàng ngàn khán giả Quy Nhơn (Bình Định) cùng đông đảo du khách đã có mặt tại đầm Thị Nại, chứng kiến những cuộc đua tốc độ đỉnh cao của 55 tay đua giỏi nhất thế giới tranh tài tại Giải đua mô tô nước quốc tế UIM-ABP Aquabike. Khán giả Quy Nhơn thích thú chứng kiến các...

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Mới nhất