Trang chủDestinationsĐắk LắkNhiều bất cập tại các dự án nông lâm nghiệp

Nhiều bất cập tại các dự án nông lâm nghiệp


08:22, 16/05/2023

Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã cho các doanh nghiệp thuê đất rừng để đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp với mục tiêu thêm nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng. Tuy nhiên, những dự án này cho thấy hiệu quả thấp, bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác giữ rừng và đất lâm nghiệp.

Dự án triển khai chậm, quản lý kém

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 64 dự án được thuê đất đầu tư phát triển nông lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp, với diện tích đất được thuê gần 43.310 ha. Những dự án này chủ yếu có mục đích cải tạo rừng, trồng rừng, trồng cao su, QLBV rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi… Các dự án tập trung chủ yếu ở huyện Ea Súp, Ea H’leo, Krông Năng, Lắk, M’Drắk…





Đoàn giám sát của HĐND tỉnh thực địa một dự án nông lâm nghiệp tại xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp.

Thực tế cho thấy, tiến độ thực hiện và hiện trạng các dự án được thuê đất rừng bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại. Đơn cử như tại huyện Ea Súp có 27 dự án nông lâm nghiệp, với tổng diện tích hơn 17.492 ha, trong đó có 11 dự án trồng cao su và QLBV rừng; 11 dự án trồng, cải tạo, QLBV rừng và chăn nuôi heo công nghệ cao; 1 dự án trồng cây ăn trái và QLBV rừng cùng 4 dự án khác. Đến nay, tổng diện tích đã trồng, cải tạo rừng của các dự án là 1.579,4/4.295,3 ha, tương đương 31,8% so quy hoạch dự án. Các dự án mới trồng được hơn 1.628 ha cây cao su, tương đương 24,7% so với quy hoạch dự án. Tuy nhiên, một số diện tích cây cao su đã chết, không có khả năng khai thác mủ chiếm khoảng 35% diện tích đã trồng. Bên cạnh đó, nhiều chủ dự án quản lý rừng không hiệu quả, để xảy ra tình trạng chặt rừng, xâm lấn, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép.

Tương tự, huyện Ea H’leo có 17 doanh nghiệp thuê đất để thực hiện dự án trồng rừng, trồng cao su, chăn nuôi và QLBV rừng. Theo đánh giá của địa phương, nhiều dự án để người dân xâm canh, lấn chiếm trong thời gian dài. Về hiệu quả, hầu hết diện tích cao su đã trồng thì cây sinh trưởng, phát triển ở mức trung bình và rất thấp, có một số dự án trồng cây cao su đã chết hoặc chủ đầu tư bỏ mặc không chăm sóc nữa.





Rừng trồng của doanh nghiệp trên địa bàn xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp mang lại hiệu quả không cao.

Các dự án nông lâm nghiệp có nguồn vốn đầu tư khoảng 2.008 tỷ đồng, QLBV gần 13.095 ha rừng tự nhiên, sử dụng khoảng 2.451 lao động. Theo đánh giá của UBND tỉnh, về tiến độ thực hiện đầu tư cải tạo rừng, trồng rừng, trồng cao su thực hiện chậm so với quy hoạch của dự án (cải tạo trồng rừng được gần 836 ha, đạt 32,5%, trồng rừng, trồng cao su được gần 14.561 ha, đạt 61,16%). Về QLBV rừng tự nhiên vùng dự án, trong tổng số 46 dự án có diện tích rừng phải bảo vệ thì có 16 dự án có diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm 2.306,57/12.571,62 ha. Tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép diễn ra hết sức phức tạp. Các chủ dự án bố trí lực lượng QLBV rừng chưa đảm bảo cho việc bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao quản lý (có dự án chỉ bố trí 2 – 3 người); chưa thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng của dự án….

Đối với quản lý đất đai trong vùng dự án, tổng diện tích đất lâm nghiệp của 64 dự án được thuê là hơn 43.309 ha. Qua kiểm tra, rà soát cho thấy, diện tích đất bị xâm canh, lấn chiếm, tranh chấp hơn 6.705 ha, chiếm 15,5% trong tổng diện tích đất được giao cho các doanh nghiệp quản lý.

Nhiều vướng mắc, bất cập

Tỉnh Đắk Lắk có tổng diện tích đất có rừng là 501.206 ha (rừng tự nhiên 426.046 ha, rừng trồng 75.160 ha), diện tích đất chưa có rừng là 232.423 ha, độ che phủ rừng là 38,35%. Theo đánh giá của UBND tỉnh, nhiều dự án nông lâm nghiệp bộc lộ những tồn tại, yếu kém, như: thiếu năng lực, chậm tiến độ, cây trồng bị chết, sinh trưởng kém, chưa thực hiện có hiệu quả công tác QLBV rừng, để rừng bị chặt phá, đất đai bị xâm canh, lấn chiếm, giải quyết việc làm cho người lao động chưa đáng kể. Một số dự án có vi phạm pháp luật về đất đai đã bị thu hồi đất rừng, nhiều dự án chậm tiến độ cũng được xem xét, xử lý đề nghị thu hồi. Về ứng dụng khoa học, công nghệ, các doanh nghiệp có quản lý diện tích rừng hầu hết không có cán bộ chuyên trách kỹ thuật. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ mới còn rất hạn chế, kể cả về người và trang thiết bị; chưa có bộ phận chuyên môn phụ trách công tác theo dõi, giám sát tài nguyên rừng bằng công nghệ.

Thực tế cho thấy, các dự án nông lâm nghiệp gần như “mắc cạn” xuất phát từ nguyên nhân là do năng lực của các chủ dự án chưa áp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, vấn đề này cũng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan khác và từ những vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng và lâm nghiệp. Cụ thể, công tác trồng rừng, phát triển các mô hình lâm nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Một số dự án đất quy hoạch trồng rừng, trồng cao su bị xâm canh, lấn chiếm, tranh chấp trái phép vẫn chưa thu hồi để thực hiện dự án. Đối với các dự án phát triển cây cao su, chưa đầu tư thực hiện đúng giải pháp kỹ thuật, do giá mủ cao su giảm thấp trong thời gian dài. Các dự án cải tạo rừng vướng mắc do quy định về cải tạo rừng thay đổi nhiều lần; việc cải tạo rừng khộp nghèo chưa cho phép thực hiện nên hầu hết các dự án không triển khai được, dẫn đến chậm tiến độ. Diện tích trồng rừng sản xuất tại một số địa phương có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, chu kỳ đầu tư sản xuất dài, thu hồi vốn chậm nên kém hiệu quả.

Trong khi đó, các chính sách của Trung ương về phát triển nông lâm kết hợp, phát triển rừng gỗ lớn, cây đa mục đích, phát triển lâm sản ngoài gỗ chưa phù hợp; chính sách về bảo vệ, phát triển  rừng của địa phương chưa ban hành cụ thể, chưa tạo động lực thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng…

Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường công tác trồng rừng, trồng cây xanh và QLBV rừng, tạo ra những đột phá để trồng và chế biến sản phẩm từ rừng trồng; ưu tiên phát triển nông lâm kết hợp, xây dựng thí điểm mô hình vườn rừng và các dự án thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, tiếp tục xử lý tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại các ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp, dự án nông lâm nghiệp và lập phương án tổng thể đối với diện tích đất bàn giao về địa phương quản lý để giải quyết cho các hộ không có đất, thiếu đất sản xuất, dân di cư ngoài kế hoạch và xây dựng công trình công cộng.

Minh Chi





Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Giá trị văn hóa từ hạt cà phê

Cây cà phê đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ 19. Qua thời gian dài sinh tồn và phát triển mạnh mẽ, sản xuất cà phê tại Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Mới nhất

Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống Quốc tế 2024 tại Barcelona, Tây Ban Nha

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha đã tham gia các hoạt động tại hội chợ, trực tiếp kết nối kinh doanh với các doanh nghiệp của Tây Ban Nha để tìm hiểu nhu cầu thị trường hiện hành, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam và đồng thời quảng bá giới thiệu...

Viettel đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index - BSI) được xác định dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá các thuộc tính bao gồm cảm nghĩ của khách hàng về thương hiệu (nhận thức, yêu mến…) và hành vi của khách hàng với thương hiệu (sử dụng các sản phẩm dịch vụ,...

Thông tin về tiến độ điều tra vụ án Công ty Xuyên Việt Oil

Liên quan đến vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Bộ Công Thương và các địa phương, Đại tá Phan Thành Bá, Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra nêu rõ: Đây là vụ án tham nhũng có tính chất phức tạp, phạm vi rộng, diễn ra trong...

Sắp diễn ra Giải đua thuyền máy công thức 1 tại Quy Nhơn

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định 2024 (Amazing Bình Định Fest 2024), diễn ra tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ ngày 22 - 31/3/2024 có 02 nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách là Giải...

Thúc đẩy hợp tác trong công tác mặt trận giữa Hà Nội

Chiều nay, 26/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội đàm giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội (MTTQ TP) với Đoàn đại biểu Ủy ban Hội nghị hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc TP Thượng Hải, đang thăm và làm việc tại Hà Nội, do Phó Chủ...

Mới nhất