Trang chủNewsThế giớiNhiều cuộc chiến dai dẳng - Bài 2: Tìm lối thoát cho...

Nhiều cuộc chiến dai dẳng – Bài 2: Tìm lối thoát cho các cuộc xung đột


SGGP


Trong bất kỳ cuộc chiến nào, dân thường vẫn là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Chấm dứt cảnh tượng những hàng dài người tị nạn, trốn chạy bom đạn ở quê nhà chắc chắn là mong muốn của rất nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Nhân viên Liên hợp quốc hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân Syria
Nhân viên Liên hợp quốc hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân Syria

Giải pháp 2 nhà nước

Theo trang hk01.com, những năm qua, Chính phủ Israel nhiều thời kỳ theo đuổi kế hoạch hòa giải với thế giới Ả Rập. Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có Hiệp định Abraham, trong đó Israel bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Bahrain, Morocco, Sudan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Hiện chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang tích cực thúc đẩy việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và Saudi Arabia. Trong cuộc trả lời phỏng vấn nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 9 vừa qua, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết, Israel và Saudi Arabia đang ngày càng tiến gần hơn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hơn nữa, khi Mỹ từng bước ổn định quan hệ với Iran thông qua việc trao đổi tù nhân, Israel phản ứng một cách đáng ngạc nhiên khi không lên tiếng phản đối về chính sách ngoại giao Mỹ – Iran như khi đàm phán thỏa thuận hạt nhân dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Từ những diễn biến này, có thể thấy Israel đã nhận ra rằng các nước trong khu vực nhìn chung đã “ngán” những tranh chấp giữa Israel và Palestine. Cho dù không thực hiện giải pháp hai nhà nước, chỉ cần Israel xoa dịu người Palestine ở một mức độ nhất định, việc xích lại gần thế giới Ả Rập sẽ không bị cản trở, sự đối kháng giữa Israel và Iran có thể được quản lý trong giới hạn có thể chấp nhận được.

Nói một cách đơn giản, Israel, và thậm chí cả các nước Ả Rập trong khu vực, đều tin rằng vấn đề liên quan Palestine đủ nhỏ để có thể gạt sang một bên. Tuy nhiên, cuộc tấn công vừa qua của phong trào Hồi giáo Hamas cho thấy vấn đề liên quan đến Palestine tuy nhỏ nhưng lại là một quả bom hẹn giờ sẽ phát nổ liên tục nếu không được giải quyết thỏa đáng.

Nếu Israel thay đổi chiến lược phong tỏa Dải Gaza, chuyển sang gửi quân đến để kiểm soát khu vực này, xung đột tại Dải Gaza sẽ leo thang hơn nữa, ít nhất là dưới hình thức chiến tranh ở Dải Gaza. Ngay cả khi thế giới Ả Rập đứng sang một bên, nó sẽ phá hủy hoàn toàn cục diện địa lý của Israel.

Theo giới quan sát, giải pháp hai nhà nước luôn là giải pháp duy nhất cho vấn đề giữa Israel và Palestine. Sau hơn hai thập kỷ, ít người còn thực sự tin rằng giải pháp hai nhà nước là phù hợp với thực tế. Mặc dù vậy, cũng không có định hướng và tầm nhìn tương lai nào có thể mang lại hòa bình, hòa hợp lâu dài giữa Israel và Palestine như giải pháp hai nhà nước. Nếu Israel chỉ dùng sức mạnh cứng để giải quyết vấn đề thì quả bom hẹn giờ xung đột tiếp tục phát nổ.

Cho dù ai thắng trong cuộc chiến mới ở Dải Gaza, tình hình bất ổn sẽ vẫn còn tiếp tục kéo dài.

Xây dựng lòng tin

Tháng 3 vừa qua, trong bài phát biểu đánh dấu 12 năm cuộc xung đột tại Syria, đặc phái viên Liên hợp quốc tại Syria Geir Pedersen nhấn mạnh, Syria đã bị xung đột tàn phá, chia cắt và nghèo đói trầm trọng.

“Nếu không có một giải pháp chính trị toàn diện – một giải pháp khôi phục chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, cho phép người dân Syria quyết định tương lai của chính mình thì nỗi đau của người dân Syria sẽ còn tồn tại”, ông Pedersen nói.

Theo ông Pedersen, hỗ trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế dành cho Syria trong trận động đất hồi tháng 2 vừa qua có thể là gợi mở về một bước ngoặt cho cuộc xung đột ở quốc gia này.

“Chúng ta cần thấy một lôgíc tương tự được áp dụng trên mặt trận chính trị để giúp tìm ra con đường phía trước. Đó là các biện pháp xây dựng lòng tin từng bước, nối lại và thúc đẩy các cuộc đàm phán thực chất về hiến pháp cũng như nỗ lực hướng tới lệnh ngừng bắn trên toàn quốc”, ông Pedersen cho biết.

Giới quan sát nhận định để giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay, cần có sự tham gia tích cực và chân thành của tất cả các bên liên quan, cả trong và ngoài nước. Các bên cần có sự tôn trọng lẫn nhau,thỏa hiệp và hợp tác để tìm ra một giải pháp bền vững, công bằng cho các quốc gia đang chìm trong xung đột.

Vai trò giám sát của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc là rất quan trọng, bởi các tổ chức này sẽ đảm bảo việc thực hiện đúng các thỏa thuận được ký kết. Và quan trọng nhất, các giải pháp chính trị cần có sự tham gia và lựa chọn của người dân để xây dựng một tương lai hòa bình, ổn định và phát triển cho quốc gia của họ…





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị thượng đỉnh châu Âu bàn nhiều chuyện “nóng”

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày (21 và 22-3) tập trung thảo luận về các vấn đề cấp bách hiện nay như đẩy nhanh viện trợ cho Ukraine; xây dựng chiến lược phòng thủ chung cho châu Âu; tình hình nhân đạo tại Gaza; chuẩn bị cho việc mở rộng liên minh... Thay đổi nhận thức Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn...

Ukraine đón khách VIP từ NATO, Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức, Nghị viện New Zealand “gật đầu” FTA với EU

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/3.

Viện trợ Ukraine là trọng tâm, tính toán về an ninh châu Âu và mở rộng khối

Từ 21-22/3, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) sẽ diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ), với sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ các quốc gia thành viên.

Những mục tiêu đối nghịch bóp nghẹt triển vọng ngừng bắn Gaza

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza đang bị bóp nghẹt khi Israel và Hamas không thể dung hòa các mục tiêu mà hai bên hướng tới. Các nhà đàm phán Israel muốn tìm cách giải cứu hàng chục con tin bị giam ở Gaza, cũng như được tự do nối lại chiến dịch tấn công để xóa sổ Hamas sau khi thỏa thuận ngừng bắn kết thúc. Ngược lại, Hamas về cơ bản muốn tìm đường sống cho họ,...

EU bổ sung 5 tỷ USD cho Ukraine, Moldova trục xuất nhà ngoại giao Nga, Ngoại trưởng Mỹ đến Saudi Arabia

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người phụ nữ “nổ” làm thủ tục đi du học rồi chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Nguyễn Phương Thanh “nổ” là có mối quan hệ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có khả năng giúp cho ông G. được duyệt thủ tục đi du học. Tin tưởng, ông G. đã đưa cho Thanh gần 4,6 tỷ đồng và 153.000 USD. Đồng thời, Thanh hứa giúp và yêu cầu ông G. nhiều lần đưa tiền cho Thanh để lo thủ tục. Ông G. tin tưởng vào lời của...

Hàn Quốc: Giới giáo sư y khoa sẵn sàng từ chức hàng loạt

Ngày 24-3, các quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa chính phủ và các bác sĩ được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các giáo sư trường y từ chức hàng loạt. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư của các trường y trên toàn quốc sẽ bắt đầu nộp đơn từ chức vào ngày 25-3 và sẽ giảm...

Tổng thống Nga tuyên bố 24-3 là ngày quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu trên truyền hình quốc gia sau vụ tấn công tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố đẫm máu này. Theo hãng tin TASS của Nga, báo cáo cập nhật mới của Ủy ban Điều tra LB Nga cho biết số nạn...

Bài đọc nhiều

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Cùng chuyên mục

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy nhiên, sau hơn ba năm, mức độ yêu thích của công chúng dành cho ông đang ngày càng gia tăng.Cuộc...

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Mới nhất

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội

DNVN - Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không "lỡ hẹn" thì các...

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi...

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu...

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định -...

Mới nhất