Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều thí sinh không nhập học đại học, có em hối hận...

Nhiều thí sinh không nhập học đại học, có em hối hận vì chọn sai ngành


Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kết thúc đợt đăng ký xét tuyển đại học đợt 1, khoảng hơn 300.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học. Với hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, con số này chiếm gần 1/3 tổng số thí sinh đã dự thi.

Sau đó ngày 8/9, chỉ gần 494.500 em đã thực hiện xác nhận nhập học, chiếm 80,8% so với số trúng tuyển. Như vậy, số thí sinh không xác nhận nhập học năm nay là gần 118.000. Không những vậy, sau khi xác nhận nhập học, nhiều thí sinh cho biết muốn nghỉ học để thi lại hoặc nghỉ học để lựa chọn con đường khác.

Thí sinh nhập học tại trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ. (Ảnh: T.L)

Thí sinh nhập học tại trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ. (Ảnh: T.L)

 

Trúng tuyển nhưng từ chối xác nhận nhập học

“Trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, em đã đạt được điểm số đủ để trúng tuyển vào nhiều trường nhưng em quyết định không đăng ký học các trường này vì thấy học phí cao và ra trường khó xin việc”, em Nguyễn Kim Ngân (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho hay.

Ngân cho biết, lúc đầu dự định đi làm may cho một xưởng của người nhà với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, gia đình Ngân khuyên đi học và em quyết định chọn một trường cao đẳng để được hỗ trợ 70% học phí.

“Để theo học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học của trường, em chỉ phải đóng học phí khoảng 700.000 đồng/tháng. Học phí thấp, công việc thuộc nhóm ngành nghề ổn định, có đầu ra nên em đã nộp hồ sơ xét tuyển”, em nói.

Em Lò Thị Văn (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) cũng nằm trong số thí sinh bỏ nhập học đại học. Văn cho biết, từ cấp 1, 2 đã học cách nhà 20km và chủ nhật mới đi bộ về nhà.

Trong đợt xét tuyển đại học năm 2023, Văn đã trúng tuyển vào trường Đại học Lâm Nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhưng em quyết định không theo học.

“Em chọn học Điều dưỡng để sau này có thể xin về xã, huyện nơi em sinh sống. Ở quê em rất cần cán bộ y tế. Chị họ của em hiện đang làm cán bộ Y tế ở Xã nên đã hướng cho em theo học ngành này cho có tương lai”, Văn lý giải.

Tương tự, em Hứa Thị Lê Na (huyện Na Rì, Bắc Kạn) chia sẻ, sau khi tốt nghiệp trường THPT ở Thái Nguyên, em có sự lựa chọn một số trường đại học và đã trúng tuyển. Tuy nhiên, em quyết định học nghề vì thời gian học ngắn, học phí thấp để đỡ gánh nặng cho gia đình.

Còn với Phạm Mạnh Tiến, (huyện Thanh Oai, Hà Nội), sau khi đăng ký nhập học ngành du lịch, Tiến đã suy nghĩ lại. Ban đầu, Tiến cho rằng học ngành du lịch sẽ hot, nhiều cơ hội việc làm nhưng qua khủng hoảng do dịch COVID-19 em luôn lo lắng về ngành học này. Em thích một ngành nghề có tính bền vững, lâu dài nên quyết định nộp hồ sơ nhập học ở trường khác.

Ngoài lựa chọn học các trường nghề, hiện nay, có tình trạng nhiều em học sinh học hết lớp 12 lựa chọn đi làm các công việc lao động phổ thông (xe ôm công nghệ, shipper, công nhân) vì thấy có thu nhập ngay trước mắt. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên các em nên cân nhắc vì lựa chọn này không có tính bền vững.

Trong một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, lý do lớn nhất khiến thí sinh bỏ xét tuyển đại học là học phí cao so với thu nhập. Các em xác định chọn vào cao đẳng, trung cấp nghề thay vì học đại học. Một số khác bỏ xét tuyển do có kế hoạch du học hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT thấp.

Hơn 60% thí sinh không xét tuyển đại học có bất thường?

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, trường Đại học Công thương TP.HCM cho biết, hàng năm các trường đều có khoảng 5-15% sinh viên trúng tuyển nhưng không nhập học. Một trong những lý do là thí sinh không trúng tuyển vào ngành mình mong muốn.

Dù vậy, việc chỉ hơn 60% thí sinh không xét tuyển đại học là điều bình thường vì các em có nhiều lựa chọn, cao đẳng, học nghề ở doanh nghiệp, xuất khẩu lao động, du học, đi làm. Điều này có phần tích cực vì thí sinh xác định được năng lực và nhu cầu của mình, tránh trường hợp học không nổi hoặc giữa chừng rồi bỏ, lãng phí thời gian, nguồn lực của bản thân, gia đình và xã hội.

TS.BS. Nguyễn Hồng Liên, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ. (Ảnh: T.L)

TS.BS. Nguyễn Hồng Liên, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ. (Ảnh: T.L)

TS.BS. Nguyễn Hồng Liên, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ đánh giá, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng thu hút nhiều học sinh theo học. Các em lựa chọn trường nghề để rút ngắn thời gian học, học phí thấp, được đào tạo nghề nghiệp thực tiễn, phù hợp nhu cầu thị trường lao động.

Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ đào tạo 2 ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật Xét nghiệm Y học. Từ tháng 7/2023, áp dụng chính sách mới, học phí được giảm 70% cho sinh viên nên đã thu hút nhiều thí sinh quan tâm”,  bà Liên nói.

TS.BS Liên cho biết, ngành Y tế đang cần nhân lực ngành điều dưỡng và xét nghiệm.

Theo báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê về cơ hội việc làm và theo quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế năm 2021 – 2025 thì đến 2025, ngành điều dưỡng cả nước cần phải bổ sung đến hơn 300.000 điều dưỡng viên và hơn 65.000 kỹ thuật xét nghiệm y học.

“Với tình trạng thiếu nhân lực như thế, trường Cao đẳng y tế Đặng Văn Ngữ cùng với các trường cao đẳng nghề cùng đào tạo nhân lực bổ sung cho ngành y tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội“, bà khẳng định.

THI THI



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyên gia FPT Software: ‘Chuyển đổi số trong y tế là tất yếu’

Nhờ công nghệ, ngành chăm sóc sức khỏe toàn cầu có nhiều thay đổi, giảm áp lực cho hệ thống, theo Giám đốc Global Healthcare Center (thuộc FPT Software). Tiến bộ công nghệ hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, thay đổi ngành y tế toàn cầu. Trước xu hướng này, ông Chu Cảnh Chiêu - Giám đốc đơn vị Global Healthcare Center của FPT Software có buổi trò chuyện cùng VnExpress về cơ...

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc, nhiều ca bệnh bị từ chối, điều gì đang xảy ra?

Theo báo Guardian, cuộc đình công tính đến cuối tháng 2 đã khiến các bệnh viện đa khoa lớn ở Hàn Quốc phải cắt giảm 50% hoạt động và phải từ chối chăm sóc nhiều bệnh nhân.Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tác động từ cuộc đình công như triển khai các bác...

Bạn trẻ TP.HCM chi hàng chục triệu đồng học nghề ‘tay trái’

Đang học ngành quản trị kinh doanh, Nguyễn Hoàng Trường Giang (Trường đại học Công Thương TP.HCM) cho biết đã thích công việc làm bánh từ lâu. Được gia đình cho phép, Giang quyết định đăng ký học thêm nghề này.Từ 30-90 triệu đồng"Tôi học một khóa làm bánh 24 ngày với chi phí khoảng 30 triệu đồng. Nghề này khá nghệ...

Bình Dương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh vào đại học, cao đẳng

Tại hội nghị tuyển sinh 2024, Bộ GD&ĐT công bố số liệu thống kế trong đợt tuyển sinh năm 2023 với nhiều điểm mới đáng chú ý. Theo đó, năm 2023 cả nước có hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó, 546.686 thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ngành sư phạm trên cả nước (đạt 53,12% trên tổng số thí sinh dự thi). Kết quả tuyển sinh ở từng...

Tuyển điều dưỡng đi Đức, lương học việc thấp nhất 35 triệu đồng

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM vừa gửi thông báo đến Phòng LĐ-TB&XH các quận, huyện và trường cao đẳng trên địa bàn thành phố về việc tiếp tục tuyển ứng viên đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa tại Đức.Theo đó, Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề nghị các quận, huyện và các trường cao đẳng có đào tạo khối ngành sức khỏe tuyên truyền đến UBND các phường, xã và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số 50 trên biển báo có ý nghĩa gì?

Số 50 trên biển báo giao thông này có ý nghĩa gì?ATốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo "tốc độ tối đa cho phép" (được ký hiệu là P.127) dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy. Biển này có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ...

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2026. Theo truyền thông Indonesia, HLV Shin Tae-yong không mang đủ quân số do một số cầu thủ bị...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Mới nhất

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến...

Giá như ngày xưa con xin tiền, hãy thông minh, sáng suốt mà nói câu này!

Ông Tô, Trung Quốc, năm nay 65 tuổi, có một cậu con trai hơn 30 tuổi....

Bình Định: Mãn nhãn với những màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Các tay đua tập luyện, làm quen với đường đua Trong ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, 55 tay đua đến từ 26 quốc gia đã có mặt ở khu vực thi đấu (Đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn, Bình Định) để tập luyện, làm quen với đường đua. Sáng 22/03, Aquabike Promotion – nhà quảng...

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!