Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhiều trường hợp trẻ bị rắn cắn, hóc xương cá, dị vật...

Nhiều trường hợp trẻ bị rắn cắn, hóc xương cá, dị vật ngày tết


Ngày 16.2, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, cho biết, em T.Q.Đ (8 tuổi, ngụ Tân Trụ, Long An) bị rắn lục cắn khiến rối loạn đông máu nặng, phải nhập viện cấp cứu vào chiều mùng 1 tết (10.2).

Khai thác bệnh sử ghi nhận, trẻ ra sau nhà bếp đánh răng, bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở bàn tay trái, gây đau và chảy máu. Người nhà cầm máu cho trẻ và bắt được con rắn, liền tức tốc đưa trẻ đến bệnh viện địa phương, sơ cứu cầm máu, truyền dịch rồi chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố.

Tại đây, các bác sĩ trực ghi nhận trẻ sưng bầm bàn tay trái, lan lên cẳng tay trái, chảy máu thấm gạc, vẻ mặt trẻ lừ đừ, xét nghiệm biểu hiện rối loạn đông máu nặng. Người nhà mang theo con rắn bắt được là rắn lục đuôi đỏ. Vì vậy các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị rắn lục đuôi đỏ cắn và xử trí truyền 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ.

Tuy nhiên, sau 6 giờ trẻ được truyền huyết thanh kháng nọc rắn, vết rắn cắn sưng to và lan tiếp lên cánh tay trái, nên trẻ được truyền thêm 5 lọ nữa. Kết quả, tình trạng trẻ có cải thiện 24 giờ sau đó, hết chảy máu, vết thương rắn cắn bớt sưng bầm.

Nhiều trường hợp trẻ bị rắn cắn, hóc xương cá, dị vật ngày tết- Ảnh 1.

Em Đ. bị rắn cắn ở bàn tay trái, gây sưng nề chảy máu, được truyền huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Trưa mùng 4 tết (13.2), Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố tiếp nhận em L.P.A (2 tuổi, nam, ngụ Gò Vấp, TP.HCM) trong tình trạng bứt rứt, quấy khóc, miệng nhiều đàm nhớt.

Cách nhập viện một giờ, bé ăn cháo cá lóc, đột ngột ho, sặc sụa, nôn ói, tím tái, người nhà phát hiện, lập tức bồng bé đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bé biểu hiện khó thở, nhiều đàm nhớt, nôn ói, không bú, uống. Trẻ được chụp X-quang cổ ngực phát hiện một mảnh dị vật ở đầu trên thực quản; được chụp CT scan ghi nhận dị vật cản quang nằm trong mô mềm giữa thực quản – khí quản, có đoạn còn nằm trong thực quản, kích thước 13x3x23 mm. Ngay lập tức bé được hội chẩn phối hợp chuyên khoa tiêu hóa và tai mũi họng nội soi gắp ra một dị vật là mảnh xương cá kích thước 1,5×2,5 cm. Sau gắp dị vật, bé hết khó thở, tỉnh táo.

Nhiều trường hợp trẻ bị rắn cắn, hóc xương cá, dị vật ngày tết- Ảnh 2.

Kèn được gắp ra khỏi người bé trai

Trước đó vài ngày, bệnh viện tiếp nhận trường hợp em N.Đ.A (9 tuổi, nam, ngụ Giồng Riềng, Kiên Giang). Trước nhập viện 6 giờ, em ngậm chơi kèn trong con vịt đồ chơi, hút vào sau đó em vẫn bình thường, không sặc không ho. Vài phút sau em uống nước, ho, ói ra thức ăn, không có kèn. Từ lúc đó đến lúc người nhà cho nhập viện thi thoảng em ho nghe như tiếng kèn. Em A. được nhập bệnh viện địa phương, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố.

CT scan lồng ngực không cản quang, bác sĩ phát hiện dị vật dạng ống rỗng nằm trong phế quản trung gian bên phải. Em A. được truyền hồng cầu lắng cùng nhóm máu, sau đó nội soi hô hấp bằng ống nội soi mềm, dùng kềm gắp dị vật là ống nhựa kèn kích thước 0,5x2cm, nội soi kiểm tra không thấy dị vật thêm, sau đó được chuyển khoa Hồi sức ngoại.

Chú ý thức ăn, đồ chơi với trẻ dưới 5 tuổi

Qua các trường hợp trên, bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh không cho trẻ chơi những đồ chơi có vật nhỏ tháo ráp được; nên cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ăn thức ăn đã lấy hột, xương,… hoặc thuốc dùng là sirô, thuốc bột pha, tránh dùng thuốc viên. Phụ huynh cần nhắc nhở các trẻ khi ăn uống, không được “làm việc khác” như vừa ăn vừa la khóc do không đồng ý việc gì hay vừa ăn vừa cười giỡn, hay ăn vội vã để làm một việc gì đó,… nhằm tránh nguy cơ hít thức ăn vào đường thở.

Với trẻ nhỏ dưới 3 tuối, khi ăn phải bảo đảm lừa hết xương (cá), hột (trái cây) ra và luôn có người giữ, chăm sóc và theo dõi trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh lưu ý phát quang xung quanh nhà nhằm tránh cho rắn, ong, côn trùng vào nhà tấn công trẻ và hướng dẫn trẻ lưu ý khi đi lại dưới ruộng cỏ lùm cây dễ bị rắn độc tấn công, tốt nhất là mang giày ủng khi lao động, làm việc vùng đồng cỏ, ruộng vườn, tránh đi chân đất, tránh trèo cây để đề phòng rắn lục cắn hoặc nguy cơ té ngã.



Source link

Cùng chủ đề

Bé 8 tuổi nuốt phải cây kim trong khi diệt tủy răng

Ngày 14-3, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thông tin vừa tiến hành phẫu thuật nội soi lấy dị vật ra khỏi tá tràng cho bệnh nhi.Theo lời kể của mẹ bệnh nhi D.T.H. (8 tuổi), trước đó trẻ được gia đình cho đi khám và diệt tủy răng ở một cơ sở y tế của huyện.Trong quá trình diệt tủy răng,...

Gắp chiếc ghim sắt hồ sơ đâm thủng thành ruột non của nữ bệnh nhân

Ngày 11/3, Bệnh viện Hữu nghị thông tin các bác sĩ của bệnh viện đã lấy ra một chiếc ghim sắt hồ sơ dài gần 2 cm trong bụng nữ bệnh nhân 24 tuổi ở Hà Nội.Bác sĩ...

Chai xịt khoáng mắc kẹt trong hậu môn người đàn ông

Đồng ThápThử cảm giác lạ, người đàn ông 36 tuổi nhét một chai xịt khoáng dài hơn 20 cm vào hậu môn rồi mắc kẹt không lấy ra được. Anh này đến Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc cấp cứu hôm 6/3, đau vùng hạ vị, không thể đi tiêu, hậu môn trực tràng còn kẹt chai xịt khoáng. Bệnh nhân cho biết 12 giờ trước khi nhập viện đã tự nhét chai khoáng vào hậu môn để thử...

Phát hiện nhiều di vật được cho là của liệt sỹ trong lúc đào móng nhà

Ngày 3/3, thông tin từ UBND phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), trong quá trình đào móng xây dựng nhà ở, người dân địa phương đã phát hiện nhiều di vật, được cho là của liệt sỹ.Các di vật được phát hiện tại nhà ông Phạm Liểu, trú tổ dân phố 2, phường Ba Đồn, ở độ sâu chưa đến 0,5m gồm: Xương, răng, bát ăn cơm bằng sắt bộ đội, tấm bạt bộ đội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Người đàn ông có 4 quả thận

Hà NộiBệnh nhân 35 tuổi đi khám sỏi thận do đau dữ dội vùng thắt lưng, bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể của anh, được coi là hiếm gặp. Ngày 22/3, TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết người bệnh nhập viện khi đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả kiểm tra phát hiện...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Cùng chuyên mục

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Trời nắng nóng, trẻ em miền Tây vào viện nhiều hơn

Các bệnh thường gặp thời điểm nắng nóngTại khoa khám Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, hiện nay mỗi ngày khu khám tiếp nhận khoảng 1.600 - 1.900 lượt bệnh nhân đến khám. Trong đó khoảng 700 trường hợp liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp (chiếm tỉ lệ 40 - 45% lượng bệnh khám), nhiễm khuẩn đường ruột khoảng 200 trường...

Dưới 35 tuổi có nên chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú?

Tôi 32 tuổi, đi khám phát hiện u ở ngực, siêu âm kết quả BIRADS 2, lành tính. Tôi có nên chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú? (Ngọc Duyên, Đăk Lăk) Trả lời:Chụp nhũ ảnh là kỹ thuật sử dụng tia X để khảo sát ngực nhằm tầm soát hoặc chẩn đoán ung thư vú, có giá trị tầm soát ung thư vú không triệu chứng. Phương tiện này giúp phát hiện các dấu hiệu mà...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất