Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững điểm tựa của phụ huynh

Những điểm tựa của phụ huynh


NGOÀI GIỜ Ở LẠI KÈM CẶP HỌC SINH

Tại một buổi tập huấn của Sở GD-ĐT TP.HCM về giáo dục hòa nhập mới đây, cô Hồ Thị Giàu, giáo viên (GV) Trường tiểu học An Khánh (TP.Thủ Đức, TP.HCM), chia sẻ câu chuyện xúc động khi trong lớp của cô có một số bạn hòa nhập, khó khăn trong học tập. Đầu năm học có một học sinh (HS) lớp 2 nhưng không thể viết đúng câu, đúng từ, đúng ngữ pháp, đọc đoạn văn không hiểu em đang viết gì. Ngoài giờ lên lớp, cô thường kèm cặp riêng cho em, nhẹ nhàng hướng dẫn em từng chút một. Đồng thời, cô Giàu chụp lại những bài viết của em, cập nhật cho phụ huynh biết khó khăn con đang gặp để phụ huynh dành thêm thời gian cho con ở nhà. Đến cuối năm, HS này đã viết chữ rất đẹp, câu từ rõ ý.

“Mỗi HS hòa nhập đều có một lối đi riêng, cách tôi chọn là đi cùng lối đi riêng đó với các em, dành thêm thời gian để phụ đạo cho các em sau giờ, giúp các em cải thiện. Mỗi GV cũng cần lắng nghe, quan sát nhiều hơn, cảm thông và chia sẻ với em, cùng ngồi lại nhiều hơn với gia đình em để chăm sóc, dạy dỗ em tốt hơn”, cô Giàu nói.

Giáo dục trẻ hòa nhập: Những điểm tựa của phụ huynh - Ảnh 1.

Cô Trần Thị Hoài Nghi luôn dành thêm thời gian, kèm cặp cho các bạn nhỏ học hòa nhập tại trường tiểu học

18 năm đi dạy, cô Trần Thị Hoài Nghi, GV Trường tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp), có 7 năm kinh nghiệm giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Năm học này, cô chủ nhiệm lớp 4, cũng có HS học hòa nhập. Hiện tại đang trong quá trình hoàn tất luận văn thạc sĩ, cô Nghi làm đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ở các trường tiểu học Q.Tân Bình”.

Cô Nghi cho biết mỗi trẻ hòa nhập là mỗi câu chuyện riêng, cách giúp đỡ tốt nhất là đồng hành cùng các em nhiều hơn, trong giờ ra chơi, cuối giờ học, kiên nhẫn cùng các em chinh phục mỗi kiến thức, động viên thêm các em cố gắng hằng ngày.

KHI TRẺ ĐƯỢC BỊT MẮT ĐỂ HIỂU BẠN KHIẾM THỊ

Trao đổi với PV Thanh Niên, thầy Đỗ Minh Hoàng Đức, chuyên viên Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết hiện toàn TP có gần 4.500 HS khuyết tật đang học hòa nhập tại 467 trường tiểu học. Gần như trường nào cũng có HS học hòa nhập. Bước đầu, có thể một số thầy cô còn e ngại khi nhận học sinh khuyết tật trong lớp, bởi các thầy cô sẽ phải xử lý nhiều vấn đề trong lớp hơn, một số phụ huynh khác e ngại bạn khuyết tật sẽ ảnh hưởng con em mình…

Giáo dục trẻ hòa nhập: Những điểm tựa của phụ huynh - Ảnh 2.

Cô Như Ý, giáo viên Trường chuyên biệt Tương Lai, can thiệp 1:1 cho các bé

“Song, giáo dục là công bằng với tất cả trẻ em. Trẻ khi được học hòa nhập, các em có môi trường được phát triển các khả năng của mình, được chơi, được học, làm việc nhóm như mọi HS khác. Chính nhờ môi trường này giúp các em phát triển tốt hơn”, thầy Đức cho biết.

Thầy Đức liệt kê những trường tiểu học tại TP.HCM đã và đang làm rất tốt công tác giáo dục hòa nhập những năm học qua, như Trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật (Q.3) với mô hình “bán hòa nhập” duy nhất ở TP.HCM. Tất cả trẻ hòa nhập được học trong 1 lớp, ở trong 1 trường tiểu học bình thường, với rất nhiều thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm trong giáo dục trẻ đặc biệt. Hay trường tiểu học Trần Quang Cơ (Q.10) cũng dạy HS hòa nhập được phụ huynh tin tưởng…

Thầy Đức cho hay các thầy cô ở các trường tiểu học hòa nhập có những cách rất hay để HS thấu cảm hơn với người bạn đặc biệt của mình. Như bạn mắt sáng được chơi trò bịt mắt lại, ngồi một chỗ, chờ người bạn khiếm thị của mình tới giúp đỡ. Khi ở một mình, không nhìn thấy ánh sáng, các em sẽ cảm nhận được nỗi sợ, thấu cảm hơn với người bạn khiếm thị của mình và chia sẻ, giúp đỡ bạn nhiều hơn. Hay các trường học tổ chức các giải thể thao, giao lưu văn nghệ, đội nào cũng có một số bạn hòa nhập, để HS hiểu ra bạn của mình cũng rất nhiều tài năng…

Hoặc thầy cô làm những góc giới thiệu đồ thủ công của HS khuyết tật, từ đó để mọi người hiểu rằng người khuyết tật có thể làm được nhiều việc như người bình thường.

ĐẶC BIỆT QUAN TÂM ĐẾN GIÁO DỤC HÒA NHẬP

Tại buổi tổng kết năm học 2022 – 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 của giáo dục tiểu học hôm 21.8, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM liên tục nhấn mạnh công tác giáo dục hòa nhập sẽ tiếp tục được quan tâm trong năm học mới, đảm bảo giáo dục công bằng, nhân văn cho tất cả HS.

Đặc biệt, ngày 29.8, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có buổi làm việc với UBND TP.HCM, Ban Tuyên giáo Thành ủy và lãnh đạo Sở GD-ĐT TP về chuẩn bị năm học mới. Tại đây, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh năm học mới, ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đối với HS gặp rối loạn phát triển, khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội; HS hòa nhập, chuyên biệt. Ngành cần có những giải pháp thiết thực để giúp các em hòa nhập với cộng đồng, phát huy tối đa khả năng của mình. Đồng thời, cần xây dựng chương trình giáo dục, môi trường học tập phù hợp từng đối tượng HS, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh và cộng đồng về giáo dục hòa nhập, chuyên biệt giúp xóa bỏ định kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho HS hòa nhập, chuyên biệt hòa nhập với cộng đồng. Gia đình, cộng đồng, nhà trường cùng phối hợp chặt chẽ, tạo thành hệ thống hỗ trợ toàn diện cho học sinh hòa nhập, chuyên biệt…

Trao đổi với PV Thanh Niên, thầy Đỗ Minh Hoàng Đức cho biết, thời gian tới Sở GD-ĐT TP.HCM thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, chuyên đề về giáo dục công bằng, giáo dục hòa nhập, từ đó giúp các thầy cô giáo được trang bị nhiều hơn kiến thức về HS học hòa nhập. 

Phân biệt khó khăn trong học tập và khuyết tật học tập

Trong buổi tập huấn về giáo dục công bằng đối với trẻ em khuyết tật hòa nhập dành cho GV tiểu học tại TP.HCM vào giữa tháng 8, thạc sĩ tâm lý Hoàng Văn Hiếu, công tác tại Phòng Hỗ trợ giáo dục hòa nhập, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật TP.HCM (Sở GD-ĐT TP.HCM), chỉ ra một dạng khuyết tật, bộc lộ rõ nét khi các em học tiểu học, dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng trẻ cá biệt, trẻ lười học, đó khuyết tật học tập. Đây cũng là trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, nhiều người hay gọi tên là “trẻ học khó”.

Thạc sĩ tâm lý Hoàng Văn Hiếu cho biết khuyết tật học tập dễ nhầm lẫn với các rối loạn khác, nó có những biểu hiện chồng lên rối loạn phổ tự kỷ; rối loạn tăng động giảm chú ý; khuyết tật trí tuệ. 4 lĩnh vực chính của khuyết tật học tập mà các em có thể gặp là khuyết tật đọc, viết, ngôn ngữ, học toán.

Thạc sĩ tâm lý Hoàng Văn Hiếu lưu ý các thầy cô cần phân biệt rõ khó khăn trong học tập và khuyết tật học tập. Nếu trẻ khó khăn học tập đơn thuần thì những khó khăn này chỉ là tạm thời, các em chưa có đầy đủ sự quan tâm của gia đình hay thầy cô, thiếu thốn vật chất, nhưng khi điều kiện cho phép, sau này sẽ đuổi kịp các bạn. Còn khuyết tật học tập thì dù HS này đã có đủ nguồn lực thì sự cải thiện không có hoặc mức độ cải thiện không nhiều.

Rối loạn phổ tự kỷ có phải là khuyết tật ?

Cô Nguyễn Thị Như Ý, GV Trường chuyên biệt Tương Lai (Q.5, TP.HCM), cho biết: Theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 2.1.2019 của Bộ LĐ-TB-XH, rối loạn phổ tự kỷ chính thức được coi là một dạng khuyết tật tại VN và được cấp giấy xác nhận khuyết tật.



Source link

Cùng chủ đề

Đà Nẵng tiếp nhận dự án tài trợ thiết bị đồ chơi ngoài trời cho trẻ khuyết tật

Dự án nhằm hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng phục vụ việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố; qua đó, góp phần giảm thiểu rào cản đối với việc học tập của trẻ mầm non khuyết tật... Mái ấm tình thương của trẻ khuyết tật Bắc GiangHỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỷ tại cơ sở mầm non Dự án nhằm hỗ...

Thủ tướng: Chăm sóc, bảo vệ trẻ em không chỉ trong một ngày, một tháng

SGGPO 30/05/2023 19:44 "Chúng ta chăm sóc, bảo vệ trẻ em không chỉ trong một ngày, một tháng, mà làm trường kỳ, từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác...", Thủ tướng nói. Chiều 30-5, tại Hà Nội, nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, tặng quà thầy cô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Những lý do khiến học sinh không nói được tiếng Anh

Lớp đông, phương pháp dạy hàn lâm, thiên về từ vựng, thiếu động lực hay môi trường thực hành khiến học sinh hạn chế trong các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Hiện các số liệu thống kê về khả năng tiếng Anh của người...

Học phí, điểm chuẩn lớp 10 các trường tư ở Hà Nội

Hà Nội95 trường THPT tư thục ở Hà Nội tuyển 27.000 học sinh lớp 10, học phí dao động từ 700.000 đến hơn chục triệu đồng mỗi tháng. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, quận Nam Từ Liêm có nhiều trường tư nhất - 12, kế đó là Hà Đông với 10 trường, Cầu Giấy 8, Bắc Từ Liêm 7. Đây đều là những quận đông dân của thành phố.Về chỉ tiêu, 93 trường tư...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - khẳng định việc trở thành thành viên chính thức Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO là vinh dự và trách nhiệm chung của quốc gia, cộng đồng, chính quyền các cấp, cơ quan, ban ngành liên quan trong việc bảo tồn và phát huy...

‘Thị trường cần ứng viên có kỹ năng mềm và biết công nghệ’

Tọa đàm Empowering Tomorrow do Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) kết hợp với fanpage Trường Người Ta tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage UEH, Youtube UEH Channel, fanpage VnExpress và Trường Người Ta. Chương trình được dẫn dắt bởi MC Tuyền Tăng và PGS.TS. Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ISB, Đại học Kinh tế TP HCM.Tọa đàm có sự góp mặt của PGS.TS. Bùi Quang Hùng...

Học sinh Trường chuyên Trần Đại Nghĩa thi diễn nhạc kịch bằng tiếng Anh

Theo cô Trần Thị Hồng Thủy - phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, trong các vở nhạc kịch, các em không chỉ so tài về khả năng tiếng Anh, khả năng diễn kịch, biên kịch, hát, nhảy múa… mà còn "cạnh tranh" cả về việc quảng bá sản phẩm đến người xem nên việc làm poster và giới thiệu...

Trường quốc tế AISVN kêu gọi phụ huynh đóng thêm 125 tỷ đồng duy trì hoạt động

13h45 ngày 30/3, tại cuộc họp giữa Sở GD&ĐT TP.HCM, Công an TP.HCM, Hội đồng Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (Trường quốc tế AISVN) và gần 900 phụ huynh, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP đã công bố trờ trình báo cáo về việc tái cơ cấu của trường.Theo tờ trình được Công ty CP Giáo dục quốc tế Mỹ AIS (chủ đầu tư Trường quốc tế AISVN) gửi UBND TP.HCM và Sở...

Mới nhất

Nhiều vấn đề “nóng” được giải đáp tại Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương Quý I/2024

Thông tin tại cuộc họp về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2024, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Bùi Huy Sơn cho biết, nhìn chung, cả 3 lĩnh vực chính của ngành Công Thương gồm sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong...

Cuộc họp Tổ công tác liên Bộ về tình hình kinh tế vĩ mô quý I năm 2024

(MPI) - Ngày 28/3/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra cuộc họp của Tổ công tác liên Bộ (Tổ 1317) nhằm thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô Quý I năm 2024, dự báo triển vọng thời gian tới và đề xuất giải pháp, chính sách điều hành. Tham dự...

Du lịch Ninh Bình thu gần 3 700 tỷ đồng trong quý I

Doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh quý I năm 2024 ước đạt gần 3.700 tỷ đồng, gấp hơn 1,4 lần cùng kỳ năm trước. ...

Họp báo về Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam 2019 với chủ đề “Để du lịch Việt Nam thực sự cất cánh”

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam, cải tiến các thủ tục cấp visa tại cửa khẩu, mở rộng diện miễn visa đơn phương… ...

Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Ngày 25/8/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2344/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Bộ Văn hóa, Thể thao và...

Mới nhất