Trang chủChính trịNgoại giaoNhững "đòn đánh úp" nguy hiểm và khả năng lây lan khủng...

Những “đòn đánh úp” nguy hiểm và khả năng lây lan khủng khiếp hơn chúng ta tưởng


“Ý tưởng có thể tách rời chính trị khỏi kinh tế là hơi thiển cận và ngây thơ. Chính trị, kinh tế và an ninh luôn gắn với nhau rất chặt chẽ”.

Xung đột Israel-Hamas: Những ‘đòn bất ngờ’ nguy hiểm và khả năng lây lan khủng khiếp hơn chúng ta tưởng
Israel bắn phá các mục tiêu ở Dải Gaza trong hơn hai tuần kể từ cuộc tấn công xuyên biên giới của Hamas vào ngày 7/10 và sẵn sàng cho một cuộc tấn công lớn. (Nguồn: AFP)

Nhận định thẳng thắn trên của Luật sư quốc tế Christopher Swift và cũng là cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, bởi kinh tế càng bất ổn thì các tác nhân xấu trong khu vực càng là các “đòn đánh úp”, dễ khuấy động tình hình, khiến nó tồi tệ hơn bao giờ.

“Cuộc chiến giữa Israel và Hamas có thể giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu”, đó là nhận xét chung của các quan chức tham dự Diễn đàn Sáng kiến Đầu tư tương lai (FII), thường được gọi là “Davos trên sa mạc” vừa diễn ra hồi đầu tuần ở Saudi Arabia.

“Những gì vừa xảy ra ở Israel và Gaza – xét cho cùng, khi gộp tất cả những điều tồi tệ này lại với nhau, tôi nghĩ… nó sẽ có tác động khủng khiếp lên sự phát triển kinh tế thế giới… thậm chí còn nghiêm trọng hơn nhiều”, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Ajay Banga phát biểu.

Cuộc xung đột Israel-Hamas đã đặt sự phát triển kinh tế vào một “thời điểm nguy hiểm”. “Tôi nghĩ chúng ta đang ở thời điểm rất nguy hiểm”, Người đứng đầu WB cảnh báo. Cuộc chiến tranh khốc liệt có nguy cơ lôi kéo các quốc gia khác, đặc biệt là Lebanon, quê hương của nhóm chiến binh Hezbollah do Iran hậu thuẫn, nhóm thường xuyên giao tranh với lực lượng Israel.

Ai Cập, Jordan, Lebanon… và hơn thế nữa

Các cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng khắp các quốc gia giáp ranh với Israel, làm tăng khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền từ cuộc xung đột Israel-Hamas, khiến tình hình tài chính và ổn định chính trị của Ai Cập, Jordan và Lebanon… vốn không tốt, càng trở nên tồi tệ hơn, đồng thời tạo ra nhiều vấn đề hơn thế nữa.

Cụ thể, mỗi quốc gia trong số ba quốc gia trên đều phải đối mặt với những áp lực kinh tế khác nhau, khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phải cảnh báo trong một báo cáo hồi tháng 9, rằng bất cứ lúc nào họ cũng có thể mất đi “sự ổn định chính trị xã hội”.

Lời cảnh báo đó được đưa ra ngay trước khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10, gây ra một cuộc chiến nguy hiểm – dễ dàng lây lan hơn người ta nghĩ, gây ra tình trạng hỗn loạn kinh tế, mà Tổng thống Mỹ Joe Biden và Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ cần phải sớm giải quyết.

Hậu quả có thể xảy ra hiện đang bắt đầu được các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà phân tích chính sách mổ xẻ, phân tích và công nhận. Chính quyền Tổng thống Mỹ biden cam kết ngăn chặn cuộc xung đột Israel-Hamas mở rộng, dẫn đến có thể khuếch đại căng thẳng kinh tế và có thể khiến các chính phủ sụp đổ.

Nếu sự hỗn loạn không được kiểm soát, nó có thể lan rộng khắp một khu vực có vai trò quan trọng đối với nguồn cung dầu mỏ toàn cầu – lây lan ảnh hưởng khắp nền kinh tế thế giới.

Tình hình nghiêm trọng đến mức, tuần trước, trong cuộc gặp với các quan chức của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã yêu cầu họ cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ chính phủ Ai Cập. Quốc gia mà ông cho rằng, đang bị áp lực do làn sóng người di cư đến từ Gaza do Hamas kiểm soát, cũng như dòng người chạy trốn cuộc nội chiến ở Sudan.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi hiện từ chối tiếp nhận người tị nạn Palestine vì lo ngại Israel muốn trục xuất vĩnh viễn người Palestine và vô hiệu hóa các yêu cầu của người Palestine về tư cách nhà nước. Nhà lãnh đạo Ai Cập cũng cho biết, một cuộc di cư hàng loạt sẽ có nguy cơ đưa phiến quân vào Bán đảo Sinai.

Hiện tại, hơn một triệu người đã phải di dời khỏi Gaza và mối đe dọa leo thang chiến tranh đã hiện ra với các cuộc đụng độ dọc biên giới Lebanon-Israel, giữa quân đội Israel và phiến quân Hezbollah.

“Cho rằng sẽ không có sự di cư của người dân là quan điểm ngây thơ và quá hời hợt”, Luật sư Christopher Swift bình luận. Bởi theo ông, bất kỳ “đòn bất ngờ” nào từ bên ngoài vào Ai Cập, cho dù đó là đòn kinh tế, hay chỉ là việc nhiều người đột ngột di cư từ Gaza vào Sinai… đều có thể có tác động gây mất ổn định.

Phân tích của một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho thấy rằng, mặc dù chính phủ Ai Cập phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ kinh tế và quân sự của Mỹ, nhưng ngày càng có nhiều ý kiến đại chúng ở Ai Cập sẽ quyết định hành động của người đứng đầu quốc gia này – một bài học rút ra từ các cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập lật đổ chế độ Mubarak năm 2011.

Hồi tháng 4, IMF kết luận rằng, nhu cầu tài chính của Ai Cập trong năm 2023 tương đương 35% GDP. Vào ngày 5/10, Moody’s tiếp tục hạ mức nợ của Ai Cập vốn đã tương đương hạng rác – các mức thấp nhất trong bảng xếp hạng của Moody’s. Việc hạ mức xếp hạng này xảy ra khi những nỗ lực trước đây không thể giúp ích cho nền kinh tế Ai Cập, vốn đang gánh khoản nợ khoảng 160 tỷ USD tính đến cuối năm ngoái.

Giám đốc Chương trình nghiên cứu Ai Cập của Viện Trung Đông Mirette F. Mabrouk, cho biết “Ai Cập đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất mà tôi có thể nhớ được trong ít nhất 5 thập kỷ” và xung đột sẽ càng làm phức tạp thêm tình trạng hỗn loạn hiện nay”.

Chuyên gia Mabrouk phân tích, nếu “đám cháy” ở Gaza, tức là người ta sẽ cần phần còn lại của khu vực ổn định, để mọi người có lựa chọn hành động phù hợp và đúng đắn. Do đó, không cần thêm bất ổn ở một khu vực vốn đã khá bất ổn.

Một trong những dấu hiệu tức thời nhất của tình trạng khó khăn ngày càng gia tăng là ngân hàng trung ương Ai Cập trong tuần qua đã áp đặt các hạn chế ngoại tệ đối với các thẻ liên kết với tài khoản ngân hàng địa phương, chuyên gia Mabrouk cho biết.

Một trở ngại lớn có thể xảy ra đối với Ai Cập xuất phát từ xung đột Israel-Hamas mới nhất là mất đi lượng khách du lịch muốn khám phá lịch sử và kim tự tháp cổ xưa của nước này. Du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Ai Cập, cùng với đầu tư nước ngoài mang lại khả năng tiếp cận cần thiết với phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu.

Nguy hiểm đang ở “ngưỡng cửa”

Viễn cảnh không tươi sáng hơn Ai Cập, theo IMF, cũng trong bối cảnh nguy cơ tác động từ xung đột Israel-Hamas lây lan rộng, nước láng giềng Jordan đang gặp khó khăn, do tăng trưởng kinh tế chậm hơn và đầu tư nước ngoài ít hơn. Theo nhà cung cấp dữ liệu tài chính FactSet, triển vọng nợ của nước này tốt hơn Ai Cập, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại “cố thủ” ở mức hai con số.

Theo WB, quy mô nền kinh tế Lebanon đã giảm hơn một nửa từ năm 2019 đến năm 2021. Đồng nội tệ của nước này tụt dốc thảm, từ năm 1997 đã được neo giá với đồng USD ở mức 1.500 Bảng Lebanon ăn 1 USD, hiện giao dịch ở mức khoảng 90.000 Bảng Lebanon ăn 1 USD.

Trong khi nhiều doanh nghiệp bắt đầu tính toán bằng đồng USD, người lao động thì vẫn nhận lương bằng nội tệ đã chứng kiến sức mua sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều người hiện phải dựa vào tiền gửi từ người thân ở nước ngoài để tồn tại. Các nhà tài trợ quốc tế bao gồm, Mỹ và Qatar hiện đang trợ cấp lương cho binh lính thuộc quân đội Lebanon.

Từ hồi tháng 4/2022, chính phủ Lebanon đã đạt được thỏa thuận dự kiến với IMF về một gói cứu trợ, nhưng đến tận bây giờ họ vẫn chưa thực hiện hầu hết các cải cách cần thiết để hoàn tất thỏa thuận.

Trong một báo cáo hồi đầu năm nay, IMF cảnh báo, nếu không cải cách, nợ công ở quốc gia nhỏ bé đang chìm trong khủng hoảng này có thể lên tới gần 550% GDP. Mới đây nhất, trước chiến tranh Israel-Hamas, một số quan chức nước này đã nhen nhóm hy vọng về ngành du lịch đang phục hồi như một huyết mạch cho nền kinh tế.

Nhưng kể từ khi cuộc xung đột Israel-Hamas đe dọa lây lan, bao trùm Lebanon – với các cuộc đụng độ quy mô nhỏ thường xuyên diễn ra giữa các chiến binh Hezbollah, đồng minh của Hamas và Lực lượng Israel ở biên giới phía Nam của đất nước – các đại sứ quán nước ngoài đã cảnh báo công dân của họ rời đi và các hãng hàng không cũng đã hủy các chuyến bay đến nước này.

Paul Salem, chủ tịch Viện Trung Đông ở Washington, cho biết “nếu căng thẳng lan sang vùng Vịnh, cuộc xung đột này sẽ có khả năng tác động nghiêm trọng đến thị trường quốc tế cũng như các nền kinh tế và dân cư đang gặp khó khăn trên toàn cầu”.

Nguy hiểm đang không chỉ ở “ngưỡng cửa” Ai Cập, Jordan hay Lebanon…, Chủ tịch Viện Trung Đông ở Washington Paul Salem, nhận định “nếu căng thẳng lan sang vùng Vịnh, cuộc xung đột này sẽ có khả năng tác động nghiêm trọng đến thị trường quốc tế, cũng như các nền kinh tế và dân cư đang gặp khó khăn trên toàn cầu”.

Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư BlackRock, Larry Fink, cho rằng, “Nếu những vấn đề hiện nay không được giải quyết, điều đó có thể đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều vụ khủng bố toàn cầu, nghĩa là sẽ có nhiều bất ổn hơn… sẽ có nhiều xã hội phải sợ hãi hơn và ít hy vọng hơn”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Thủ lĩnh Hamas đến Iran

Ngày 26/3, Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã có mặt tại Tehran để hội đàm với các quan chức Iran.

HĐBA suôn sẻ thông qua nghị quyết về Dải Gaza, Mỹ khiến Israel không vui

Ngày 25/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ không cử phái đoàn tới Washington theo kế hoạch, sau khi Mỹ bỏ phiếu trắng về đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông...

Tin thế giới 25/3: Pháp có thông tin về nhóm đứng sau vụ khủng bố ở Moscow, Trung Quốc

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học do Mỹ chế tạo, Trung Quốc, Campuchia gia tăng hợp tác quân sự, Israel tiếp tục tấn công vào bệnh viện Shifa ở Gaza, Nga tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh, Ireland có thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử, Trung Quốc - Philippines điện đàm giảm căng thẳng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Guyana mua tàu tuần tra Pháp, chuẩn bị đón đại sứ quán đầu tiên của EU

Pháp đã đạt được thỏa thuận với Guyana về việc mở đại sứ quán tại đất nước Caribbean vào năm tới, trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) thực hiện việc này. Tổng thống Guyana Irfaan Ali (phải) bắt tay Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné tại cuộc gặp ở thủ đô Georgetown ngày 25/3. (Nguồn: Demerara waves) ...

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ quan điểm về tổ chức hội nghị hòa bình toàn cầu nhằm giải quyết xung đột Ukraine. (Nguồn: France 24)...

Thủ lĩnh Hamas đến Iran

Ngày 26/3, Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã có mặt tại Tehran để hội đàm với các quan chức Iran.

Mexico tìm được bộ sách quý hiếm về lịch sử của người Aztec

Báo El País của Tây Ban Nha đưa tin, chính phủ Mexico vừa có được ba cuốn sách cổ chép tay có tranh minh họa từ một gia đình đã lưu trữ các tài liệu của người Aztec qua nhiều thế hệ.

Bài đọc nhiều

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ nhất

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp...

Cùng chuyên mục

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ nhất

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp...

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Mới nhất

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa

TPO - Ông Nguyễn Thanh Phước, nguyên Giám đốc Bệnh viện Vũng Tàu được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Giám định y khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 26/3, ông Phạm Minh An - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký quyết định...

Hồ Gươm đẹp mờ ảo khi tắt hết đèn điện trong Giờ Trái đất

Hồ Gươm chìm trong bóng tối khi diễn ra Giờ Trái đất 2024, tuy vậy những công trình kiến trúc vẫn được nhận ra trong không gian mờ ảo, quen thuộc. Giờ Trái đất 2024 bắt đầu lúc 20h30 đến 21h30 ngày 23/3, tất cả các loại...

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực Chốt ngày, chỉ số MXV-Index của 3/4 nhóm mặt hàng trong sắc đỏ kéo chỉ số...

AgileOps trở thành đối tác phân phối Google Workspace

Sau khi trở thành đối tác của Google Cloud, AgileOps đã có thể mang tới giải pháp Enterprise Service Management (ESM) toàn diện cho các doanh nghiệp Việt. Trước đó, đơn vị này cũng liên tiếp được chấp nhận là đối tác của một số “ông lớn” công nghệ thế giới như Atlanssian và HubSpot. “ESM giúp tối ưu...

Mới nhất

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa