Trang chủNewsThế giớiNhững dư âm của Thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ

Những dư âm của Thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ



LTS: Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi khép lại, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã có bài viết gửi riêng TG&VN nêu bật kết quả của sự kiện này.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi ngày 9-10/9. (Nguồn: AFP)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi ngày 9-10/9. (Nguồn: AFP)

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thể hiện sự đồng thuận của Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ ngày 9-10/9.

Trong bối cảnh môi trường toàn cầu phức tạp, việc nhất trí thông qua tuyên bố mang tính sâu rộng và định hướng hành động, bao gồm các quyết định và chính sách toàn diện về kinh tế quốc tế, được đánh giá là thành công của nỗ lực hợp tác và toàn diện dưới nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ. Kết quả của hội nghị này ảnh hưởng đến toàn thế giới, bao gồm các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Việt Nam.

Tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện như G20 đề ra với các chính sách kinh tế vĩ mô được điều chỉnh, cùng sự hợp tác và gắn kết giữa các quốc gia và ngân hàng trung ương về lập trường tiền tệ và tài chính, sẽ thúc đẩy tăng trưởng, thu hẹp bất bình đẳng và duy trì ổn định tài chính.

Về thương mại, tuyên bố chung G20 nhấn mạnh tầm quan trọng của một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh công bằng và không khuyến khích các hành vi bóp méo thị trường. Văn bản này cũng kêu gọi hỗ trợ hệ thống giải quyết tranh chấp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hoạt động đầy đủ vào năm 2024, các nguyên tắc về việc số hóa các tài liệu thương mại, khuôn khổ xây dựng khả năng phục hồi thông qua bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong hội nhập thương mại quốc tế.

Đồng thời, Hội nghị thượng đỉnh G20 cam kết hỗ trợ các ngân hàng phát triển đa phương trở nên tốt hơn, lớn hơn và hiệu quả hơn, cũng như tăng cường đáng kể năng lực tài chính của các ngân hàng này.

Thông qua Lộ trình G20 thực hiện khuôn khổ an toàn vốn cho các ngân hàng phát triển đa phương, tuyên bố lưu ý rằng các ngân hàng này có thể tạo khoản cho vay bổ sung 200 tỷ USD trong thập kỷ tới. Hội nghị thượng đỉnh G20 hoan nghênh tiến triển của Ngân hàng thế giới (WB) trong lộ trình phát triển của tổ chức.

Điều này sẽ được tiếp tục nhấn mạnh tại Hội thảo cấp cao G20 vào tháng tới về tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng phát triển đa phương.

Ngoài việc hỗ trợ huy động nguồn lực trong nước, đổi mới tài trợ bằng cách tận dụng vốn tư nhân, việc G20 tán thành các nguyên tắc tài trợ cho các thành phố trong tương lai sẽ khuyến khích các tổ chức tài chính hỗ trợ những nỗ lực này. Hội nghị ủng hộ mong muốn của các nước G20 về đóng góp tự nguyện 100 tỷ USD, cam kết tài trợ 2,6 tỷ USD cho các nước nghèo, những bước tiến trong củng cố niềm tin vào tăng trưởng và giảm nghèo, nỗ lực cải cách hạn ngạch và quản trị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Phát triển bền vững

Cho rằng thế giới đang đi chệch hướng so với các mục tiêu phát triển bền vững năm 2030, Hội nghị thượng đỉnh G20 đã thông qua Kế hoạch hành động và các Nguyên tắc cấp cao để đẩy nhanh tiến độ các mục tiêu phát triển bền vững.

Nguồn tài chính hợp lý, đầy đủ và dễ tiếp cận để phát triển ở các nước đang phát triển tiếp tục là một phần của thảo luận về các ngân hàng đa phương, đóng góp tự nguyện và quỹ tín thác. Hội nghị nhấn mạnh vai trò của du lịch và văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, và công nhận vai trò của giáo dục chất lượng, tài chính y tế, thông qua Nguyên tắc cấp cao Deccan về an ninh lương thực và dinh dưỡng cũng như nhu cầu bổ sung nguồn lực cho Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế.

G20 ủng hộ xử lý nợ hiệu quả với từng nước (Zambia, Ghana, Ethiopia, Sri Lanka) và khuyến khích Hội nghị bàn tròn về nợ quốc gia toàn cầu do Ấn Độ đồng chủ trì.

Tài chính khí hậu đã được Hội nghị thượng đỉnh G20 xem xét chi tiết, trong đó mục tiêu huy động hằng năm 100 tỷ USD của các nước phát triển dự kiến đạt được lần đầu tiên vào năm 2023.

Việc định lượng nhu cầu tài trợ khí hậu là 5.800-5.900 tỷ USD cho các nước đang phát triển đến năm 2030, ngoài 4.000 tỷ USD mỗi năm cho công nghệ năng lượng sạch, sẽ thúc đẩy nỗ lực tài trợ thông qua các ngân hàng đa phương, quỹ và tài chính hỗn hợp.

Hội nghị thượng đỉnh G20 khẳng định các mục tiêu cụ thể nhằm khôi phục 30% tổng số hệ sinh thái bị suy thoái, đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học năm 2030, chấm dứt ô nhiễm nhựa. Đồng thời, tuyên bố chung hoan nghênh đàm phán công cụ ràng buộc về mặt pháp lý đối với vấn đề này và tán thành các nguyên tắc cấp cao của Chennai về nền kinh tế xanh bền vững và kiên cường (nền kinh tế dựa vào đại dương) sẽ giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách.

Hội nghị thượng đỉnh cũng mở rộng hỗ trợ để tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu, Nguyên tắc tự nguyện cấp cao của G20 về hydro, thành lập Liên minh nhiên liệu sinh học toàn cầu, Kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo, tăng gấp đôi tốc độ sử dụng năng lượng hiệu quả cũng như đẩy nhanh quá trình giảm dần điện than.

Tuyên bố chung tán thành khuôn khổ G20 về phát triển, triển khai và quản trị cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số, các nguyên tắc cấp cao. Từ đó, khối hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng khả năng phục hồi, an ninh và niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số, khai thác dữ liệu để phát triển. G20 cũng nhất trí với kế hoạch của Ấn Độ về xây dựng kho lưu trữ cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số toàn cầu, đạt mục tiêu phát triển chính sách phối hợp và khung pháp lý cho tiền điện tử.

(01.23) Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya. (Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam)
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya. (Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam)

Tiến triển qua các sáng kiến

Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh G20 chứng kiến những tiến triển nhằm đối phó với thách thức về chênh lệch về khoảng cách năng lực (skill gap), rủi ro thiên tai, thuế quốc tế, tham nhũng, khủng bố và an ninh mạng.

Kết quả ấy được thể hiện thông qua các sáng kiến như: Lập bản đồ khoảng cách lao động toàn cầu; phát triển khung tham chiếu quốc tế về phân loại nghề nghiệp; tán thành các nguyên tắc cấp cao về chia sẻ thông tin và hợp tác quốc tế để thực thi pháp luật chống tham nhũng; cơ chế thu hồi tài sản liên quan đến tham nhũng; thể chế hóa Nhóm công tác mới về giảm thiểu rủi ro thiên tai; triển khai nhanh chóng gói thuế quốc tế hai trụ cột và cách tiếp cận toàn diện để chống khủng bố hiệu quả.

Đặc biệt, Hội nghị thượng đỉnh G20 một lần nữa cho thấy ưu tiên của Ấn Độ, nước Chủ tịch trong bảo đảm tính toàn diện và sự hiện diện đầy đủ của các nước Nam bán cầu.

Điều này thể hiện qua việc Thủ tướng Narendra Modi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tiếng nói Nam bán cầu tháng 1/2023 để đưa ra các ý tưởng và ưu tiên của những nước này, với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tham dự và phát biểu. Năm tháng sau, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 với tư cách khách mời đặc biệt. Việc kết nạp Liên minh châu Phi làm thành viên thường trực của G20 tại Hội nghị thượng đỉnh New Delhi sẽ khiến G20 có tính đại diện và bao trùm hơn.

Bộ ba lãnh đạo G20 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Ấn Độ cùng với Indonesia với tư cách là Chủ tịch nhiệm kỳ trước và Brazil với tư cách là Chủ tịch G20 tiếp theo đã làm việc hiệu quả để đưa tiếng nói của Nam bán cầu vào các cuộc thảo luận của G20.

Có thể thấy, Hội nghị thượng đỉnh G20 New Delhi đã thành công tốt đẹp. Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo không chỉ hướng tới thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế, mà còn góp phần quản lý các vấn đề chính trị, an ninh bằng biện pháp ngoại giao. Với dư âm từ những gì vừa diễn ra tại New Delhi, giờ là lúc các nước cần gìn giữ, nuôi dưỡng tinh thần của một trái đất, một gia đình, vì một tương lai chung.


(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Tăng cường xúc tiến thương mại tại Senegal Senegal, thị trường nhập khẩu gạo tấm lớn ở châu Phi Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, giá ngũ cốc này trên thế giới không ngừng tăng, ảnh hưởng đến thị trường gạo Senegal. Tại thủ đô Dakar, 01 bao gạo tấm 50 kg có giá bán...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Ấn Độ truy tố những tên cướp biển Somalia bị bắt tuần trước

Hãng tin AFP cho hay, 35 tên hải tặc Somalia đã được áp giải tới Mumbai trên tàu khu trục INS Kolkata của Hải quân Ấn Độ hôm thứ Bảy (23/3). Những kẻ này bị bắt trong một chiến dịch trấn áp của Ấn Độ vào tuần trước nhằm...

Ấn Độ tích cực mua dầu của Mỹ sau khi quay lưng với Nga

Dòng chảy dầu thô của Nga sang Ấn Độ tăng mạnh khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vẫn là nhà cung cấp lớn nhất cho Ấn Độ, nhưng các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của Mỹ đã khiến dòng chảy này bị tắc nghẽn.Các thương nhân cho biết Tập đoàn Dầu khí Bharat, Tập đoàn Dầu Ấn Độ và nhà máy lọc dầu...

Các hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ tiếp tục làm gián đoạn thị trường toàn cầu

Giá gạo trắng chuẩn Thái Lan (5% tấm) đã tăng 22% kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Ấn Độ có hiệu lực vào tháng 7/2023. Nguồn cung toàn cầu đã bị gián đoạn do xuất khẩu từng sản phẩm bị hạn chế của Ấn Độ - gạo trắng non-basmati, gạo đồ và gạo tấm - đều giảm mạnh trong cùng khoảng thời gian. Điều này khiến các nước nhập khẩu ở Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nguyên nhân 16 tiểu bang nhất trí kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden

Texas – nhà sản xuất dầu thô và khí đốt tự nhiên hàng đầu của Mỹ, cùng 15 tiểu bang khác do Đảng Cộng hòa lãnh đạo, hôm 21/3 đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở Louisiana để phản đối việc chính quyền Biden đình chỉ phê duyệt các dự án xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới. Vụ kiện chống lại Tổng thống Joe Biden và Bộ Năng lượng Mỹ đã được...

Cách EU có thể chuyển lợi nhuận tài sản Nga cho Ukraine

EU có thể dùng chính sách "hàng rào khoanh vùng" để tách lợi nhuận phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga rồi chuyển cho Ukraine để tránh rắc rối pháp lý. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/3 đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine. "Điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính để...

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Cùng chuyên mục

Nhân chứng kể khoảnh khắc ‘người hùng’ đối đầu kẻ khủng bố nhà hát Nga

Bà Elena cho biết một người đàn ông đã dũng cảm lao vào giằng súng của kẻ khủng bố trong nhà hát Crocus, giúp hàng chục người trốn thoát. Bà Elena, 61 tuổi, tối 22/3 tới nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, để xem ban nhạc Picnic biểu diễn. Nhưng khi buổi diễn chưa bắt đầu, tiếng súng đã rộ lên trong khán phòng, khi 4 kẻ khủng bố xông vào và nã đạn bừa bãi.Elena không...

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT, ngày 23-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước toàn quốc về vụ tấn công khủng...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Mới nhất

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

Mới nhất