Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhững kỷ lục SpaceX hướng đến trong năm 2024

Những kỷ lục SpaceX hướng đến trong năm 2024


SpaceX đang lên kế hoạch phóng 144 chuyến bay lên quỹ đạo trong năm 2024, nhiều hơn hẳn so với kỷ lục 96 chuyến của năm 2023.





Tên lửa SpaceX phóng trong chuyến bay thứ hai. Ảnh: SpaceX

Tên lửa SpaceX phóng trong chuyến bay thứ hai. Ảnh: SpaceX

Công ty của Elon Musk phóng 96 nhiệm vụ lên quỹ đạo trong năm 2023, bước tiến lớn so với kỷ lục 61 chuyến bay được thiết lập trước đó một năm. SpaceX đang lên kế hoạch cho kỷ lục mới vượt xa mốc 100 vào năm 2024. Theo Bill Gerstenmaier, phó chủ tịch phụ trách Xây dựng và Độ tin cậy chuyến bay của SpaceX, cho biết họ sẽ tăng tỷ lệ bay lên khoảng 12 chuyến mỗi tháng, tức 144 chuyến/năm. Con số đó tương ứng với mỗi lần phóng cách nhau 2,8 ngày, nhịp độ dường như bất khả thi cách đây chỉ vài năm. Nhưng SpaceX đã làm nhiều điều tưởng chừng không thể trong lịch sử bay vũ trụ, vì vậy công ty hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tham vọng đó.

Khoảng 2/3 số lần phóng của SpaceX trong năm 2023 dành cho phát triển Starlink, siêu chòm vệ tinh Internet của công ty. Hiện nay, Starlink bao gồm khoảng 5.230 tàu vũ trụ đang hoạt động, theo nhà vật lý thiên văn kiêm chuyên gia theo dõi vệ tinh Jonathan McDowell. Nhưng SpaceX được cấp phép để triển khai tổng cộng 12.000 vệ tinh Starlink ở quỹ đạo thấp của Trái Đất (LEO), và công ty cũng nộp đơn xin phóng thêm 30.000 vệ tinh. Vì vậy, các cụm vệ tinh Starlink sẽ tiếp tục được phóng từ hai địa điểm là căn cứ Vandenberg ở California và trạm Cape Canaveral ở Florida trong năm 2024.

Ngoài vệ tinh, SpaceX còn thực hiện 3 nhiệm vụ chở người tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong năm 2023, gồm hai nhiệm vụ cho NASA và một nhiệm vụ cho Axiom Space, công ty ở Houston đang hướng tới xây dựng trạm vũ trụ riêng ở LEO trong vài năm tới.

Năm nay, SpaceX sẽ phóng 5 nhiệm vụ chở phi hành gia, nếu tất cả theo đúng kế hoạch. Chuyến bay Crew-8 và Crew-9 cho NASA được lên lịch cất cánh lần lượt vào tháng 2 và tháng 8/2024. Nhiệm vụ Ax-3 của Axiom sẽ phóng vào ngày 17/1, và Ax-4 sẽ bay sớm nhất vào tháng 10/2024. Trong tháng 4, SpaceX lên kế hoạch phóng Polaris Dawn, nhiệm vụ bay tự do tới LEO bao gồm chuyến đi bộ không gian đầu tiên của phi hành gia tư nhân.

91 trên 96 chuyến bay lên quỹ đạo của SpaceX năm ngoái được thực hiện bởi tên lửa Falcon 9, còn lại bay trên tên lửa Falcon Heavy cực mạnh của công ty. Nhưng năm 2023 cũng đánh dấu hai chuyến bay thử nghiệm của tên lửa hứa hẹn cách mạng hóa hoạt động bay và khám phá vũ trụ. Đó là Starship, tên lửa lớn và mạnh nhất từng được chế tạo.

Cả Falcon 9 và Falcon Heavy đều sở hữu tầng đầu tiên có thể tái sử dụng, đột phá lớn trong công nghệ bay vũ trụ. Nhưng phương tiện Starship cao khoảng 122 m ở cấu hình đầy đủ, được thiết kế để tái sử dụng hoàn toàn. Musk muốn tên lửa đẩy Super Heavy khổng lồ của Starship hạ cánh trực tiếp trên trụ phóng sau khi cất cánh, cho phép kiểm tra, tân trang và bay lại nhanh chóng. Hai chuyến bay thử nghiệm của Starship cất cánh từ cơ sở Starbase của SpaceX ở Nam Texas vào tháng 4 và tháng 11 năm ngoái. Hai nhiệm vụ hướng tới phóng tầng trên của phương tiện xa nhất có thể và hạ cánh xuống Thái Bình Dương gần Hawaii.

Chuyến bay hồi tháng 4 không kéo dài lâu. Starship gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng, bao gồm trục trặc khi hai tầng tách rời. SpaceX buộc phải phá hủy phương tiện chỉ 4 phút sau khi cất cánh. Starship tiến xa hơn trong lần bay thứ hai. Tất cả 33 động cơ Raptor của Super Heavy đều hoạt động như dự kiến và tên lửa đẩy tách thành công khỏi tầng trên. Nhưng nhiệm vụ kết thúc sớm với tầng trên phát nổ khoảng 8 phút sau khi rời bệ phóng.

Tuy nhiên, chuyến bay thứ 3 của SpaceX sẽ diễn ra trong tương lai gần. Tuần trước, SpaceX thử nghiệm khai hỏa động cơ của nguyên mẫu Starship mới nhất, dự kiến phóng sau khi nhận giấy phép từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ. SpaceX cũng đang chuẩn bị các phương tiện Starship khác theo phương châm phát triển của công ty, ưu tiên bay thử thường xuyên và cải tiến nhanh.

Thời gian rất quan trọng đối với việc phát triển Starship. NASA chọn phương tiện khổng lồ này làm tàu đổ bộ có người lái đầu tiên cho chương trình Artemis. Theo kế hoạch, Starship sẽ chở phi hành gia đáp xuống bề mặt Mặt Trăng lần đầu tiên trong nhiệm vụ Artemis 3, cất cánh vào cuối năm 2025 hoặc năm 2026 theo lịch trình hiện nay.

An Khang (Theo Space)




Source link

Cùng chủ đề

Tên lửa Starship SpaceX phóng thành công lên quỹ đạo

MỹHệ thống tên lửa Starship cực mạnh của SpaceX lần đầu tiên thử nghiệm nhiều thao tác trên quỹ đạo trong một giờ nhưng không thể hạ cánh an toàn. Tên lửa Starship SpaceX phóng thành công lên quỹ đạo Chuyến bay thử lần thứ 3 của tên lửa Starship. Video: WSJ Tên lửa Starship khổng lồ của SpaceX bay tới quỹ đạo lần đầu tiên nhưng bị phá hủy trong quá trình hồi quyển, theo Space. Tên lửa lớn và...

SpaceX phóng thành công tên lửa Starship sau 2 lần thử thất bại

Theo thông báo của SpaceX, ở lần thử này, tên lửa Starship bay xa hơn đáng kể so với các lần thử trước, thực hiện hành trình xuyên qua quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, nhưng đã gặp sự cố trong quá trình quay trở lại Trái Đất.Sau đó, tàu vũ trụ được đưa lên bởi tên lửa đã bị mất liên lạc, có khả năng bị thiêu rụi hoặc vỡ ra trong quá trình trở lại khí...

Starlink phải “liên doanh” để mang Internet vệ tinh đến Việt Nam?

Nếu muốn cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh xuyên biên giới, doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải thực hiện thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp trong nước. Đây là một trong các quy định về kinh doanh, cấp phép dịch vụ viễn thông, nằm trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông (Nghị định), đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến nhân dân.  Theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài tập cho cự ly 5km, 10km theo kỷ lục gia thế giới Ingebrigtsen

Nhà vô địch Olympic và thế giới Jakob Ingebrigtsen chia sẻ bài tập đầy thử thách nhưng hiệu quả, giúp các runner xây dựng nền tảng thể lực và tốc độ để thi 5km và 10km . Sau chấn thương gót chân vào năm ngoái, Ingebrigtsen tiết lộ anh đang tăng cường thể lực khi đặt mục tiêu cho mùa giải 2024. Bài tập này là một phần quan trọng trong chế độ tập luyện của runner Na Uy...

Mắc viêm khớp dạng thấp có được uống rượu bia?

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia đến viêm khớp dạng thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ với sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, gây viêm.Một số nghiên cứu cho rằng một lượng nhỏ đồ uống có cồn mỗi tuần có thể có lợi cho người bệnh...

Pacific Airlines trả slot không dùng khi ngừng bay

Pacific Airlines sẽ hoàn trả lượt cất hạ cánh (slot) không sử dụng khi tạm dừng bay, nhưng xin giữ lại lịch sử các slot này cho mùa sau khi đội bay được củng cố. Thông tin này được Pacific Airlines cho biết khi gửi báo cáo đến Cục Hàng không Việt Nam.Từ ngày 18/3, Pacific Airlines phải trả toàn bộ tàu bay do không đạt được thỏa thuận với chủ cho thuê. Theo kế hoạch, hãng cho biết...

Bài đọc nhiều

Vật thể xa nhất con người nhìn thấy là gì?

Với mắt thường, bầu trời đêm có hơn 9.000 điểm sáng, nhưng phần quan sát được này chỉ là một góc nhỏ của vũ trụ. Mô phỏng chớp sáng phun lên từ ngôi sao Proxima Centauri. Ảnh: NRAO/S. Dagnello Hệ sao khả kiến (nhìn thấy được) gần nhất là Alpha Centauri, cách Trái Đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Ngôi sao gần nhất trong hệ 3 ngôi sao này là Proxima Centauri, nhưng vì là sao lùn đỏ nên nó...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Máy hát đĩa bỏ túi đầu tiên trên thế giới

Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone nhỏ gọn với đường kính 11,5 cm và độ dày 4,7 cm ra đời cách đây khoảng 100 năm, hoạt động không cần pin. Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone. Ảnh: Rare Historical Photos Những năm 1920, rất lâu trước khi các thiết bị hiện đại chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật, một phát minh nhỏ tiện dụng đã mang âm nhạc đến túi của mọi người theo nghĩa đen. Phát minh xưa cũ...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Cùng chuyên mục

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Hội chứng cực hiếm khiến con người trông thấy mặt quỷ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học tái tạo những gì bệnh nhân mắc hội chứng prosopometamorphopsia (PMO) khi nhìn gương mặt người khác. Gương mặt biến dạng mà Sharrah trông thấy khi nhìn mọi người. Ảnh: Antônio Mello Vào một sáng mùa đông cách đây 3 năm, Victor Sharrah thức dậy và trông thấy bạn cùng phòng đi vào nhà tắm. Tuy nhiên, khi Sharrah nhìn vào gương mặt người bạn, ông rất hoảng hốt vì những đường nét...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Máy hát đĩa bỏ túi đầu tiên trên thế giới

Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone nhỏ gọn với đường kính 11,5 cm và độ dày 4,7 cm ra đời cách đây khoảng 100 năm, hoạt động không cần pin. Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone. Ảnh: Rare Historical Photos Những năm 1920, rất lâu trước khi các thiết bị hiện đại chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật, một phát minh nhỏ tiện dụng đã mang âm nhạc đến túi của mọi người theo nghĩa đen. Phát minh xưa cũ...

Mới nhất

Ngắm dàn ‘quái thú’ tranh tài tại cuộc đua mô tô nước thế giới

TPO - Những chiếc mô tô nước có giá hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD đã hội tụ đầy đủ tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để tham gia tranh tài tại Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship diễn ra từ ngày 23/3. Đến chiều 21/3, 62 tay đua...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi...

Gặp sự cố khi bay, vận động viên dù lượn tử vong

Một vận động viên tham gia giải dù lượn bất ngờ rơi từ trên không xuống đất, chấn thương nặng. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Ngày 24-3, nguồn tin của Báo SGGP xác nhận, một vận động viên tham gia giải dù lượn...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó...

Mới nhất