Trang chủFigureNhững nữ bác sĩ, dược sĩ không thấy mặt trời

Những nữ bác sĩ, dược sĩ không thấy mặt trời

Giữa tháng 3/2021, khi “vắc-xin Covid” đang là từ khoá “nóng bỏng” trên khắp các tờ báo, mạng xã hội, nhóm 6 nhà nghiên cứu nữ của Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường ĐH Y Hà Nội được giao một nhiệm vụ quan trọng, thu hút mọi sự chú ý của giới truyền thông. Đó là thử nghiệm trên người những mũi tiêm đầu tiên của Covivac – loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên của Việt Nam do công ty Vắc-xin và sinh phẩm y tế Nha Trang sản xuất.

Ngày 15/3, đứng trong phòng pha thuốc “không phận sự miễn vào”, 2 dược sĩ Bùi Thị Hương Thảo và Nguyễn Thị Thuý tay vẫn run cầm cập khi mọi động tác vốn dĩ quen thuộc đều bị quan sát không rời mắt bởi các chuyên gia giám sát của đơn vị chuyên trách.

Cách đó một chiếc bình phong là rất nhiều quan chức bộ ngành, đặc biệt rất đông phóng viên chỉ trực chờ để ào vào. Một điều dưỡng có thâm niên được giao nhiệm vụ tiêm vắc-xin cho tình nguyện viên cũng không tránh khỏi tâm lý “run run” trong thời khắc căng thẳng đến nín thở ấy.

Buổi sáng hôm đó, toàn bộ ê-kíp chỉ có một nhiệm vụ là pha thuốc và tiêm cho 6 tình nguyện viên, trong đó chỉ có 1 người được tiêm vắc-xin thực sự, 5 người còn lại chỉ tiêm Placebo (giả dược). Cùng khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ đó, chỉ vài tháng sau, nhóm nghiên cứu cùng các đồng nghiệp có thể tiêm cho đến vài trăm tình nguyện viên.

Trước đó, để chọn ra 120 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc-xin Covivac pha 1 (giai đoạn 1), nhóm nghiên cứu gồm 6 người phụ nữ do PGS.TS, bác sĩ Phạm Thị Vân Anh đứng đầu đã có những ngày làm việc không được phép mệt mỏi.

“Chỉ đúng 2-3 ngày sau khi đăng thông tin tìm kiếm tình nguyện viên trên website và fanpage, nhóm đã nhận được 3.000 đơn đăng ký. Chúng tôi chọn lọc, liên lạc với 250 người. Những cuộc gọi không có người bắt máy, chúng tôi sẽ nhanh chóng bỏ qua vì không có thời gian để gọi lại. Cuối cùng, có 224 tình nguyện viên đến thăm khám và chúng tôi lựa chọn được 120 người đáp ứng tiêu chuẩn”.

“Từ thời điểm đó, điện thoại của mấy chị em đều ‘cháy máy’ từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Các tình nguyện viên không chỉ lưu số điện thoại của mình, mà còn kết bạn trên Zalo. Họ hỏi han, nhờ tư vấn đủ thứ, không chỉ cho riêng mình mà cho cả người thân. Thậm chí, nhiều người còn nhờ tư vấn cả chuyện chăm sóc con cái, gia đình…” – dược sĩ Hương Thảo nhớ lại quãng thời gian vừa mệt vừa vui ấy.

Sau pha 1 của Covivac, đến tháng 8/2021, Trung tâm Dược lý lâm sàng lại được tín nhiệm chọn làm đơn vị triển khai cả 3 pha trong thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ARCT-154. Với nhân lực chỉ 6 người tham gia tổ chức, điều phối nghiên cứu, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong trường gấp rút hoàn thành nhiệm vụ.

Kết thúc pha 1 của nghiên cứu cũng là thời điểm Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin toàn dân. Vì thế, nghiên cứu buộc phải mở rộng các địa điểm để tuyển đủ số lượng tình nguyện viên. Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) được lựa chọn là các điểm nghiên cứu tiếp theo.

Chỉ trong vòng 2 tháng, nhóm nghiên cứu cùng với các đơn vị chuyên môn của Trường ĐH Y Hà Nội đã khám sàng lọc cho 7.895 đối tượng và chọn ra 5.919 tình nguyện viên đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Toàn bộ quá trình nghiên cứu ARCT-154 diễn ra trong vòng 13 tháng, đặc biệt trong diễn biến phức tạp của đại dịch.

Chỉ sau khi ARCT-154 thử nghiệm được vài tháng thì đến tháng 12/2021, Trung tâm lại được giao nhiệm vụ thử nghiệm lâm sàng pha 3 vắc-xin Shionogi tại Đắk Lắk, Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình, Điện Biên, Bắc Kạn, Phú Yên.

Trong vòng chưa đầy 4 tháng, các nữ nghiên cứu viên đã tuyển, khám sàng lọc cho 6.849 tình nguyện viên và tiêm cho 5.240 người ở 10 điểm nghiên cứu khác nhau tại 7 tỉnh trên cả nước.

Chị Thảo cho biết, đây chính là thời điểm miền Bắc bùng dịch và là giai đoạn nhóm thực hiện 3 nghiên cứu cùng một lúc. “Chúng tôi làm việc không thấy Mặt Trời. Có những đợt chúng tôi phải chạy đua với thời gian vì ngay ngày hôm sau là người dân bắt buộc phải tiêm hết vắc-xin của Chính phủ. Nếu đã tiêm vắc-xin đã được cấp phép thì không thể tiêm vắc-xin thử nghiệm được nữa.

Có những ngày chúng tôi ra khỏi nhà từ 5h sáng, tiêm xong nhìn đồng hồ đã là 11-12h đêm. Lúc ấy mới sực nhớ ra cả ngày mình chưa đi vệ sinh” – chị Thảo kể.

Bác sĩ Đặng Thị Ngọc Mai – thành viên trẻ nhất của nhóm nghiên cứu – đôi lúc nói đùa với mọi người rằng, giai đoạn đó chị phải chạy đến “300% năng suất” của mình. “6h sáng chúng tôi bắt đầu làm việc, liên tục đến 11-12h đêm mới thăm khám xong những đối tượng cuối cùng. 2h sáng mới về nhà là chuyện bình thường, cứ như vậy suốt từ tháng 8/2021 cho đến tháng 2-3/2022”.

“Bên cạnh nghiên cứu, Trung tâm cũng được giao thẩm định nhiều loại vắc-xin trước khi được cấp phép. Có hôm 28-29 Tết, cả Trung tâm vẫn lên cơ quan để trao đổi về việc thẩm định hồ sơ vì thời gian gấp gáp, chạy đua với tốc độ lây lan của dịch” – nữ nghiên cứu viên sinh năm 1991 chia sẻ.

Đó là những con số thể hiện chính xác nhất khối lượng công việc mà nhóm nghiên cứu của Trung tâm Dược lý lâm sàng đã hoàn thành. Chỉ tính riêng trong năm 2022, họ đã có 60 chuyến công tác khắp các tỉnh thành. Trong suốt mùa Covid-19, các chị cùng đồng nghiệp đã tìm kiếm, sàng lọc, thăm khám cho khoảng 13 ngàn tình nguyện viên, với tổng số lượt thăm khám lên tới hơn 80 ngàn.

Riêng chị Nguyễn Thị Thuý – dược sĩ, nghiên cứu viên của nhóm – đã có chuyến công tác Đắk Lắk lần thứ 24. Mỗi chuyến nhanh nhất kéo dài 7-10 ngày, dài nhất là 20-25 ngày.

“Hai năm vừa rồi, mọi người đi nhiều đến mức cảm tưởng như mình già đi, lão hoá nhanh gấp mấy lần bình thường” – chị Hương Thảo đùa.

Thực hiện nghiên cứu ở khắp các tỉnh thành, các chị cũng có nhiều kỷ niệm khó quên về những vùng đất mình đặt chân đến. Chị Thảo kể, có đợt tiêm rơi đúng vào ngày mồng 6 Tết. Mồng 5 Tết cả nhóm có mặt ở Văn Quan, Lạng Sơn thì cả thị trấn như bị bỏ hoang vì đồng bào ta ăn Tết tới tận rằm. “Ngoài đường cũng không có ai, không có hàng quán để ăn. May mà anh chủ nhà trọ lấy cơm nguội, mỳ tôm và đồ ăn nhà có sẵn để nấu cho cả đoàn ăn tạm”.

“Về địa phương, mọi dịch vụ khác hẳn so với ở Hà Nội. Có những buổi tối, tình nguyện viên phải ở lại lâu hơn, chúng tôi lại nhường cơm cho tình nguyện viên. Mà ở miền núi thì 8h người ta đi ngủ rồi, lấy đâu ra chỗ mua thêm cơm. Anh em đành phải nhịn đói đến khi xong việc rồi mua bánh trái ăn sau” – chị Thảo kể.

Còn với chị Thuý – người phụ trách địa bàn Đắk Lắk, chị hài hước chia sẻ, “ăn sầu riêng suốt ngày” là cách để chị sống khoẻ ở Tây Nguyên. Làm việc với đồng bào nhiều, chị và các đồng nghiệp thậm chí còn học dần được tiếng Ê-đê, Ba Na… “Cũng có lần gọi tên tình nguyện viên mãi mà không thấy đâu, hoá ra do mình đọc sai”.

Địa hình vùng sâu vùng xa không chỉ khiến các nghiên cứu viên vất vả, mà chính tình nguyện viên cũng vất vả không kém. “Có những bác phải đi từ Mường Nhé lên đến điểm tiêm mất 120km. Nhóm phải thuê khách sạn cho tình nguyện viên ngủ lại qua đêm vì không về kịp. Nói vậy để thấy chính người dân cũng rất nhiệt tình với những người làm khoa học và công tác dân vận của các anh chị em y tế cơ sở rất tốt”.

Chị Hương Thảo kể, có xuống địa phương mới biết nhiều người cả đời chưa từng đi khám sức khoẻ, chưa từng tới bệnh viện. Thậm chí, có những cô bác chưa từng đi tiêm.

Trong số hơn 80 ngàn lượt thăm khám, nhiều trường hợp gặp vấn đề về sức khoẻ đã được đội ngũ y bác sĩ phát hiện ra. “Không ít người mắc ung thư giai đoạn cuối, dấu hiệu của nhiều bệnh khác – nặng nhẹ khác nhau… nhiều lắm”.

Bác sĩ Mai vẫn nhớ mãi trường hợp của một nữ tình nguyện viên ở Thanh Hoá với tiền sử thường xuyên bị ngất. Sau khi khám sàng lọc và tiêm vắc-xin, một bác sĩ trong nhóm đã phát hiện bệnh nhân có một ổ ngoại tâm thu (tình trạng rối loạn nhịp tim).

Lúc này, PGS.TS Phạm Thị Vân Anh – trưởng nhóm nghiên cứu – đã đặt xe đưa tình nguyện viên từ Thanh Hoá ra Hà Nội để thăm khám kỹ hơn. Bà cũng cẩn thận liên hệ với một bác sĩ ở Viện Tim mạch đề nghị giúp tình nguyện viên được can thiệp kịp thời. Thậm chí, khi biết điều kiện kinh tế khiến tình nguyện viên chưa từng đi khám sức khoẻ định kỳ, cả nhóm đã cùng gom góp để hỗ trợ cô một phần kinh phí. Sau này, khi đã điều trị bệnh tim mạch xong, bệnh nhân và gia đình đã lên tận nơi để cảm ơn bác sĩ Vân Anh.

Bác sĩ Mai vẫn nhớ những kỷ niệm xúc động như thế trong suốt những ngày tháng làm nghiên cứu vắc-xin vô cùng gấp rút và căng thẳng. Còn với nghiên cứu viên Hương Thảo, khi nghĩ lại những tình nguyện viên “đáng yêu” mà mình từng quen, chị vẫn cảm thấy may mắn. Chị nhớ, nhiều tình nguyện viên sau nhiều lần thăm khám đã trở thành người quen của cả nhóm. “Có chị ở Hải Phòng còn mang cả bánh mỳ pa-tê, chè, trà sữa lên mời các nghiên cứu viên”.

Tất nhiên, trong quá trình làm thử nghiệm vắc-xin, dư luận luôn có 2 luồng ý kiến song song. Bên cạnh những người ủng hộ, vẫn có những người còn e ngại, thậm chí với cả vắc-xin đã được cấp phép.

Chị Thảo nhớ lại một trường hợp trong lần thử nghiệm pha 1 của Covivac. “Có một em sinh viên rất nhiệt tình đăng ký, gọi đi gọi lại nhiều lần để xin tham gia. Tuy nhiên, sau khi biết tin, mẹ em đã bốc máy gọi cho tôi, mắng xối xả. Cô nói ‘không cho phép’ và đề nghị chúng tôi loại con cô luôn nếu em ấy đến khám”.

“Luôn luôn có 2 luồng ý kiến trái chiều về vắc-xin. Có tình nguyện viên sau khi được tư vấn các ưu nhược, rủi ro cũng xin rút. Chúng tôi tôn trọng quyết định của người tham gia và cũng không buồn về điều đó vì vẫn còn rất nhiều người ở lại với chúng tôi”.

“Mặc dù, pha 1 của Covivac đã ghi rõ chỉ tuyển tình nguyện viên khu vực xung quanh Hà Nội nhưng các tình nguyện viên từ tỉnh xa đăng ký rất nhiều. Không phải vì họ muốn được tiêm vắc-xin để phòng bệnh, mà chúng tôi cảm nhận họ thực sự muốn cống hiến, muốn đóng góp sức mình cho khoa học. Chính vì thế mà tỷ lệ tình nguyện viên tham gia đến điểm cuối cùng của trung tâm luôn đạt trên 90% – một con số xuất sắc mà các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên thế giới rất khó đạt được”.

Khi được hỏi có khi nào lo sợ mình sẽ bị lây nhiễm trong quá trình làm nghiên cứu, bác sĩ Mai tâm sự: “Khi đại dịch bắt đầu tấn công, đồng nghiệp ở các bệnh viện lao ra ‘chiến trường’. Chúng tôi công tác trong ngành dược, lại ngồi yên ở đây, là chúng tôi đã sôi sục muốn được đi ra ngoài kia rồi. Nên đến khi triển khai các nghiên cứu, chúng tôi không hề nghĩ tới những rủi ro đó”.

Nghiên cứu viên Hương Thảo kể, ngày đó, chị còn nhiệt huyết đến mức xung phong tham gia nhóm đào tạo, sẵn sàng vào miền Nam ứng cứu. Khi mọi người nhìn thấy chị đã “đuổi về luôn” vì “chồng đã đi chống dịch rồi mà vợ đi nốt thì con ở nhà với ai”. “Chồng mình là bác sĩ hồi sức cấp cứu” – chị Thảo chia sẻ.

Cuối cùng, dù không tham gia vào công tác chống dịch như chồng nhưng chị cũng “mất tăm mất tích” nhiều ngày tháng để phục vụ công tác phòng dịch.

“Hai con ở nhà phải nhờ ông ngoại, hoặc 2 bạn tự chăm lo cho nhau. Thời điểm đó, một bạn lớp 6, một bạn vừa vào lớp 1. Có đợt mình đi công tác về, bạn bé nợ cô giáo khoảng 20 bài viết chưa nộp, trả nợ cô đến hết học kỳ vẫn chưa hết nợ” – chị Thảo hài hước kể lại.

“Nói chung, sau quãng thời gian 2 năm đại dịch, cả nhà đều tiến bộ. Mình buộc phải đẩy cho con tự làm nhiều việc hơn để mình có thời gian tập trung cho công việc. Còn ông xã bình thường chỉ làm việc cơ quan cũng đã hết 150% năng lượng, về nhà, anh ấy chỉ viết lách bài vở sách báo hoặc lăn ra ngủ. Nhưng từ sau đợt dịch, anh bắt đầu hỗ trợ vợ, dù vẫn còn ít lắm” – bà mẹ 2 con cười nói.

Khi được hỏi môi trường làm việc đã đủ bình đẳng với phụ nữ, tất cả các chị đều khẳng định “không có bất cứ khoảng cách về giới nào, thậm chí chị em còn được ưu tiên hơn”.

“Có chăng rào cản lại chính là ở trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình” – chị Thảo dí dỏm nói.

Chị tâm sự, giống như bao người phụ nữ khác, chị tốn rất nhiều thời gian, tâm huyết cho việc nhà, việc nuôi dạy con cái, đặc biệt khi các con đều đang tuổi đi học. Vì thế, cân bằng giữa việc cơ quan và việc nhà luôn là “bài toán khó” của nhiều phụ nữ Việt.

“Thời gian đi học ở nước ngoài, mình quan sát thấy phụ nữ làm khoa học ở nơi mình học thậm chí còn bị đối xử không được bình đẳng như ở Việt Nam. Nhưng đúng là trong việc chia sẻ việc nhà, các nước phương Tây có văn hoá đàn ông hỗ trợ phụ nữ tốt hơn chúng ta nhiều”.

Thiết kế: Minh Hoà

Vietnamnet.vn

Cùng chủ đề

FPT Long Châu và Boehringer Ingelheim đào tạo chuyên sâu cho dược sĩ

Hơn 150 dược sĩ thuộc chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu tham gia hội thảo kiến thức chuyên sâu do Công ty Boehringer Ingelheim tổ chức lần đầu tại Việt Nam. Hội thảo diễn ra ngày 8/3, mục tiêu nâng cao chuyên môn tiếp cận quản lý đái tháo đường toàn diện và vòng xoáy của bộ ba tăng huyết áp - tiểu đường - bệnh thận. Nhiều chuyên gia về nội tiết, thận trong nước và quốc tế đã...

Đến năm 2050, hình thành một số cơ sở y tế hiện đại ngang tầm quốc tế

Ngày 27-2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch gồm hệ thống các cơ sở y tế cấp vùng, liên tỉnh và liên ngành thuộc lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, giám định pháp y...

Dược Hậu Giang cùng khách hàng “nâng tầm chất lượng – vững bước vươn xa”

12/07/2023 14:00 Cùng quý khách hàng khẳng định vị thế nhà thuốc Việt là một trong những mục tiêu mà Dược Hậu Giang đã đề ra. Cùng với đó, Dược Hậu Giang liên tục triển khai các hoạt động giúp dược sĩ nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm, nâng cấp chất lượng tư vấn thuốc, nâng tầm trải nghiệm bán hàng hiện đại tới người dùng. Dược Hậu Giang luôn tận tâm chăm sóc khách...

Đồng Nai: Khởi tố 19 bác sĩ, dược sĩ để điều tra hành vi trục lợi bảo hiểm | Báo Gia Lai điện...

Ngày 10-6, Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố 19 bị can (có 1 bị can được tại ngoại) để điều tra hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Tạm giữ 18 bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế… để điều tra hành vi trục lợi bảo hiểm

SGGPO 02/06/2023 16:53 Ngày 2-6, Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa vừa ra quyết định tạm giữ hình sự 18 đối tượng để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Theo đó, các đối tượng bị tạm giữ có 5 bác sĩ (trong đó có 3 bác sĩ là Trưởng các phòng khám: đa khoa Long Bình Tân, đa khoa Tân Long và đa khoa Hiền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 và 9 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm...

Sắp phát hành bộ tem bưu chính Việt Nam thứ tám về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tem bưu chính kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024) là 1 trong 2 đề tài tem vừa được Bộ TT&TT bổ sung vào chương trình đề tài tem bưu chính năm 2024, cùng với đề tài kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới UPU. Ban Tem bưu chính, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho hay, với việc bổ sung thêm 2 đề tài tem trên,...

Quyền Chủ tịch nước chia buồn với Tổng thống Putin sau vụ khủng bố ở Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng gửi điện chia buồn tới Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Sáng 23/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Chúng tôi hết sức bàng hoàng khi nhận thông tin về vụ tấn công khủng bố dã man này và xin gửi tới Chính phủ, nhân dân Nga cùng với gia đình các nạn nhân lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất". Việt Nam lên án mạnh mẽ...

Bài đọc nhiều

Hơn 3.000 người tập diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-Hàng nghìn người thuộc nhiều đơn vị quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 22/3. Buổi diễn tập tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 với hơn 3.000 người, thuộc nhiều lực lượng quân đội như Khối nữ Quân nhạc, khối sĩ quan Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân...

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...
17:20:57

Việt Nam tươi đẹp

Thiên nhiên luôn có sức hút lạ thường. Đi dọc dải đất hình chữ S, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những khung cảnh non nước hữu tình khiến lòng người không khỏi rung động, xuyến xao, và rồi thêm tự hào bởi thiên nhiên phong phú tươi đẹp của đất nước ta. Nguồn

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam còn được trả lương trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty bán dẫn Đài Loan. Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan - Ảnh: P.D. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hàn Quốc Diệu - chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM - cho biết Bộ Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục...

Đoàn giám sát Quốc hội làm việc với Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Chính phủ sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Trọng Quỳnh/VPQH Ngày 22.3, tại Nhà Quốc hội,...

Cùng chuyên mục

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 và 9 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của loài hoa cũng là một câu chuyện thú vị của những con người đã góp phần đưa loài hoa này trở...

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT, ngày 23-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước toàn quốc về vụ tấn công khủng...

VNPT và Vietnam Airlines hợp tác chiến lược, kết nối Internet trên tàu bay

Sự hợp tác của hai đơn vị này được kỳ vọng sẽ giúp Vietnam Airlines sớm đạt mục tiêu trở thành hãng hàng không công nghệ số hàng đầu khu vực. VNPT và Vietnam Airlines hợp tác chiến lược và ra mắt app VNA Discovery - Ảnh: VGP/TQ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa tổ chức Lễ tổng kết, triển khai chương trình hợp tác chiến lược...

Vụ tấn công tại Moskva: Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga cho biết hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moskva. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công nhằm vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN Sau khi xảy ra vụ tấn công tại tòa nhà Crocus City Hall trong trung tâm mua sắm và biểu diễn nghệ...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất