Trang chủChính trịQuân sựPhân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó,...

Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố,


Tại phiên họp, giải trình một số nội dung của dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ tư cuối năm 2022 và sau đó được chỉnh lý, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 2-2023, sau đó tiếp tục được hoàn thiện trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào tháng 4-2023 vừa qua.

Dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện có 7 chương với 57 điều.

Quy định khung để bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động phòng thủ dân sự

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, một số ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh rộng, cần rà soát để tránh chồng chéo, mâu thuẫn với các luật chuyên ngành và chỉ quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc để bảo đảm tính khả thi; đề nghị xây dựng luật này theo hướng dẫn chiếu những quy định của các luật khác để tránh trùng lặp hoặc xung đột; bổ sung các quy định còn thiếu trong các luật khác. 

Nói rõ về vấn đề này, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết: Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự có liên quan đến hoạt động, chính sách, biện pháp… phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đã quy định tại nhiều luật chuyên ngành có liên quan nên dự thảo luật cần xác định phạm vi điều chỉnh trên cơ sở quy định những nguyên tắc, xác định những vấn đề chung nhất, bao quát, ổn định nhất để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động phòng thủ dân sự.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý phạm vi điều chỉnh; đồng thời, rà soát, quy định rõ thêm các nội dung khác liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự như: Cấp độ phòng thủ dân sự (Điều 7); Xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự (Điều 11); Xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự (Điều 12); Biện pháp ứng phó trong từng cấp độ phòng thủ dân sự, hoạt động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh (Điều 23, 24, 25, 26, 27); Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phòng thủ dân sự (Điều 28).

Để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với từng cấp độ, dự thảo luật quy định: Cấp độ phòng thủ dân sự; căn cứ xác định các cấp độ phòng thủ dân sự; các biện pháp được áp dụng trong từng cấp độ phòng thủ dân sự và thẩm quyền được áp dụng của các cấp chính quyền…

Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa

Đáng chú ý, trong quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo luật quy định thành 3 cấp độ phòng thủ dân sự; tuy nhiên lại có 5 cấp độ rủi ro thiên tai, nên đề nghị nghiên cứu, xem xét việc phân loại cấp độ về phòng thủ dân sự và cấp độ rủi ro thiên tai, bảo đảm thống nhất, phù hợp với các luật khác.

Làm rõ về băn khoăn trên, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới đã nêu rõ: Việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.

Hiện nay, quy định về cấp độ đối với các loại sự cố được quy định khác nhau ở các luật chuyên ngành có liên quan, gắn với đặc điểm, đặc thù của từng loại hình sự cố. Luật Phòng, chống thiên tai quy định cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng; Luật Bảo vệ môi trường phân chia sự cố theo cấp hành chính (sự cố cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia); Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm chia theo nhóm bệnh truyền nhiễm (Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C); Luật Năng lượng nguyên tử phân thành 5 nhóm tình huống để làm cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó…

“Do đó, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ quy định các cấp độ chung nhất, tùy theo loại sự cố, thảm họa của luật chuyên ngành để áp dụng các biện pháp ứng phó phù hợp”, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nói.

Theo đó, căn cứ vào thông tin về rủi ro thiên tai, nhóm bệnh truyền nhiễm, hay các rủi ro khác do cơ quan chuyên môn công bố, các cấp chính quyền đánh giá, đối chiếu với khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền và lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương để xác định và ban bố cấp độ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý; từ đó áp dụng các biện pháp ứng phó, khắc phục phù hợp.

Như vậy, việc chính quyền địa phương ban bố cấp độ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý không chồng chéo với quy định hiện hành về công bố rủi ro thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm hoặc các rủi ro khác.

Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải được thực hiện từ trước khi xảy ra sự cố, thảm họa

Ngoài ra, cũng trong quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu còn đề nghị cần quy định cụ thể việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải bảo đảm theo từng cấp độ; quy định việc mua sắm trong những trường hợp cấp bách để vừa bảo đảm quy định của pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra; đề nghị cân nhắc quy định này vì dẫn đến chồng chéo giữa các bộ, ngành khi ban hành quy định liên quan về trang bị phòng thủ dân sự.

Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nêu rõ: Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải được thực hiện từ trước khi xảy ra sự cố, thảm họa, bảo đảm nguyên tắc phòng ngừa từ sớm, từ xa. Do đó, không thể chờ đến khi công bố sự cố, thảm họa cấp độ nào mới mua sắm, trang bị.

Trong trường hợp cấp thiết, cần bổ sung, mua sắm mới trang thiết bị phòng thủ dân sự có thể thực hiện theo quy trình thủ tục chỉ định thầu (đã được quy định tại dự thảo Luật đấu thầu).

Theo đó, tại khoản 2 Điều 14 về trang bị phòng thủ dân sự quy định Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự; hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự.

Đồng thời, việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải thực hiện theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp. Do đó, sẽ hạn chế việc quy định chồng chéo giữa các bộ, ngành trong mua sắm, dự trữ trang thiết bị phòng thủ dân sự.

THẢO NGUYÊN





Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự với tỷ lệ tán thành cao

Sáng 20-6, với đa số đại biểu tán thành (94,94% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng thủ dân sự. Luật Phòng thủ dân sự quy định...

Quốc hội đồng ý lập quỹ Phòng thủ dân sự

Sáng 20/6, Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự, trong đó Quỹ Phòng thủ dân sự sẽ được lập trước khi có thảm họa, sự cố. Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết trên cơ sở ý kiến đại biểu thảo luận hội trường hôm 24/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng hai phương án xin ý kiến đại...

Quốc hội hôm nay (20/6) biểu quyết thông qua 3 Luật, 1 Nghị quyết

Quốc hội hôm nay (20/6) dự kiến biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)...

Hôm nay (20-6), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ năm, hôm nay (20-6), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua 3 dự thảo luật, nghị quyết, trong đó có Luật Phòng thủ dân sự. ...

Thông qua Luật Phòng thủ dân sự sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng thủ dân sự

Chiều 14-6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp tục chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để cho ý kiến vào việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện 3 dự án luật gồm: Luật Phòng Thủ dân sự; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển

Chiều 27-3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng bà Carolyn Turk đã có một nhiệm kỳ công tác thành công tại Việt Nam. Quyền Chủ tịch nước đánh giá cao WB trong thời gian qua...

Xé toang “cánh cửa thép” Him Lam trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đúng ngày này cách đây 70 năm (13-3-1954/ 13-3-2024), Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng những loạt đạn, pháo như sấm rền, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Him Lam, được người Pháp mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm trong hệ thống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Dội bão lửa xuống “cánh cửa thép” Him Lam Trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt...

Mầm xanh Trường Sa

Không nơi nào trên đất nước ta có nhiều nắng, nhiều gió, nhiều bão như các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Cát trắng, san hô, muốn mặn cùng gió, bão quanh năm tưởng như khiến các loài cây không thể mọc, lớn lên được. Thế nhưng, dưới bàn tay cần cù của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân... những mầm xanh ở Trường Sa vẫn vươn lên mỗi ngày. Những hòn đảo đã xanh...

BIDV đồng hành với các doanh nghiệp FDI

Nhận thức vai trò ngày càng tăng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nước ta, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xác định khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một phân khúc khách hàng quan trọng. Từ đó đưa ra các chính sách, gói tài chính phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng này. Kể từ năm 2016,...

Mở cửa phòng trưng bày giúp phân biệt hàng thật-giả của hơn 600 sản phẩm hàng hóa

Chiều 24/11, tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng thật-Tránh hàng giả”. Phòng trưng bày sẽ kéo dài đến hết ngày 30/11. Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11). Tại phòng trưng bày lần này, hơn 600 sản phẩm thuộc 9 lĩnh vực, ngành hàng gồm: Hóa-mỹ phẩm; thời trang; giày...

Bài đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng trong tình hình mới

Ngày 19-7-2014, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 2728/QĐ-BQP thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) của Bộ Quốc phòng về thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; phòng, chống tham nhũng; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thực hành tiết kiệm, chống...

Khánh thành khu lưu niệm Chiến thắng Vườn Gòn

Dự lễ khánh thành có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa; Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên. Cùng dự còn có đại biểu của tỉnh Khánh Hòa, các tướng lĩnh, nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh, đại diện các đơn...

Tổng cục Hậu cần và Học viện Hậu cần sơ kết 3 năm thực hiện phối hợp

Dự hội nghị có lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần, Học viện Hậu cần; đại biểu chỉ huy các cơ quan, cục chuyên ngành và phòng, khoa, ban chức năng của hai đơn vị. Báo cáo kết quả thực hiện công tác phối hợp do Đại tá Vũ Quang Miên, Phó tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần trình bày cho thấy, thực hiện chương trình phối hợp giữa hai bên, hằng năm, trước khi học viên các...

Điểm tựa của ngư dân giữa trùng khơi

Vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta có nguồn hải sản phong phú, thu hút số lượng lớn tàu cá của ngư dân đến hành nghề. Các tàu cá hoạt động ở đây có thời gian bám biển khác nhau, ít nhất từ 15 đến 20 ngày, lâu hơn từ 2 đến 3 tháng. Ngư dân yên tâm hành nghề ở vùng biển Trường Sa bởi thường xuyên có sự hiện diện của lực lượng chấp pháp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn HSBC

Chiều 2-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ngài Mark Tucker, Chủ tịch Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh) đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Chào mừng Chủ...

Cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm quốc phòng lớn nhất châu Á

Chiều 20/2, thông tin từ Cơ quan chức năng Bộ Quốc Phòng cho biết, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Singapore, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu tham dự Triển lãm Hàng không Singapore (Singapore Airshow) lần thứ 9 tại Singapore diễn ra từ ngày 20-25/02/2024. Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Hàng không...

Chiến hạm Việt Nam tham gia diễn tập đa quốc gia ở Ấn Độ

Tàu hộ vệ hạng nhẹ 20 của Việt Nam tham gia diễn tập Milan-2024 tại Ấn Độ, cùng lực lượng hải quân từ gần 50 quốc gia. Diễn tập hải quân đa phương Milan-2024 diễn ra ngày 19-27/2 tại thành phố Visakhapatnam của Ấn Độ với sự tham gia của tàu hải quân của 47 quốc gia. Hoạt động được chia làm hai giai đoạn gồm diễn tập trên bờ và thực binh trên vùng biển phía đông thành phố....

Mỹ tập trận chung với Philippines ở Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố không làm ngơ

Ngày 3/1, hãng tin AFP loan tin nhóm tàu sân bay tấn công do tàu USS Carl Vinson dẫn đầu đã tiến hành cuộc tập trận kéo dài 2 ngày với Hải quân Philippines.

Sắp đến lúc Trung Quốc thống trị tàu ngầm hạt nhân?

Theo tờ The Wall Street Journal, kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm hạt nhân Mỹ trước Trung Quốc sắp kết thúc. Năng lực quân sự và công nghệ của hải quân Trung Quốc trong việc chế tạo tàu ngầm và tác chiến chống ngầm giờ đây đã vươn lên tầm cao mới. Sự thay đổi này thậm chí còn dấy lên mối lo ngại rằng các hạm đội hùng mạnh của Mỹ có thể bị đánh chìm...

Mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu sớm tiên phong trong chuyển đổi năng lượng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chụp hình lưu niệm với các nhà đầu tư tại hội nghị. Ảnh: Thành An Đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triểnNgày 30.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050, và chương trình...

Mới nhất