Trang chủNewsKinh tế“Phao cứu sinh” cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang

“Phao cứu sinh” cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang


Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đang ở thế đường cùng khi doanh thu phí của công trình này chỉ đạt khoảng 30% phương án tài chính được duyệt, không đủ trả chi phí lãi vay cho ngân hàng tài trợ vốn.





Sau 4 năm đưa vào khai thác, Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đang gặp hàng loạt vướng mắc, bất cập.

Xin phao cứu trợ từ ngân sách

“Chúng tôi đã nhận được thông tin về việc UBND tỉnh Lạng Sơn vừa kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 5.600 tỷ đồng cho Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đoạn Km45+100 – Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 – Km106+500 (Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn). Nếu đề xuất này được thông qua, các vướng mắc về tài chính tại Dự án sẽ cơ bản được tháo gỡ”, ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng giám đốc Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn (doanh nghiệp dự án) đánh giá.

Trước đó, cuối tuần trước, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ký Tờ trình số 23/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.

Cụ thể, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Thủ tướng xem xét, đồng ý chủ trương hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương khoảng 5.600 tỷ đồng (không quá 50% tổng mức đầu tư theo giá trị đã được kiểm toán, quyết toán), để bù đắp dòng tiền thâm hụt trong thời gian thu phí hoàn vốn đảm bảo phương án tài chính, đồng thời giúp việc vận hành, khai thác Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được suôn sẻ, ổn định.

Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2167/TTg-KTN ngày 30/10/2014 bao gồm 2 hạng mục là xây dựng chính tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn dài 64 km, quy mô 4 làn xe và nâng cấp 110 km Quốc lộ 1, đoạn từ Km1+800 – Km106+500.

Đến tháng 5/2018, UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bàn giao quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT). Đây là giai đoạn đặc biệt khó khăn cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn khi liên danh nhà đầu tư do Công ty cổ phần Đầu tư UDIC đứng đầu không thể triển khai đúng tiến độ, buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đưa Tập đoàn Đèo Cả vào thay thế.

Tại thời điểm này, Dự án có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng nêu trên không có vốn góp của Nhà nước, chi phí thực hiện chỉ bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và vốn huy động tín dụng từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Trong quá trình triển khai, nhà đầu tư mới và doanh nghiệp dự án đã tập trung nguồn lực, huy động máy móc, thiết bị, con người, vật tư, vật liệu, hoàn thành Dự án vượt tiến độ 3 tháng.

Kể từ khi đưa vào vận hành từ tháng 1/2020, tuyến cao tốc này giúp tiết kiệm thời gian di chuyển Hà Nội và Lạng Sơn từ 3,5 giờ xuống còn 2,5 giờ so với di chuyển trên Quốc lộ 1, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1 và thúc đẩy dịch vụ, phát triển sản xuất của các địa phương có tuyến đường đi qua.

Tuy nhiên, sau 4 năm đưa vào khai thác, Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đang gặp hàng loạt vướng mắc, bất cập khiến doanh nghiệp dự án đứng trước nguy cơ phá sản, không trả được lãi suất và nợ gốc cho đơn vị tài trợ vốn tín dụng.

Tại Tờ trình số 23/TTr-UBND, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong quá trình thực hiện, vận hành Dự án có một số thay đổi (giảm 1 trạm thu phí, miễn giảm một số đối tượng thu phí, tăng trưởng lưu lượng xe thấp hơn dự báo ban đầu, bổ sung quy mô dự án…) đã ảnh hưởng tới phương án tài chính của Dự án. Các khó khăn, vướng mắc này đã được Kiểm toán nhà nước chỉ ra tại Thông báo số 09/TB-KTNN ngày 16/1/2020.

Cụ thể, theo phương án tài chính ban đầu, Dự án được thu phí hoàn vốn tại 2 trạm trên Quốc lộ 1 (tại Km 24+800 và Km93+160) và các trạm trên tuyến cao tốc, với dự kiến doanh thu là 93 tỷ đồng/tháng. Trong quá trình triển khai, do các yếu tố khách quan, doanh thu thu phí hiện nay của Dự án chỉ còn khoảng 30 tỷ đồng/tháng, đạt khoảng 32% phương án tài chính ban đầu, dẫn đến thâm hụt dòng tiền hoàn vốn của Dự án, không đủ chi trả gốc và lãi phát sinh đối với ngân hàng cho vay vốn.

Bên cạnh đó, việc chưa hoàn thành Dự án Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng theo hình thức BOT để kết nối đồng bộ thông tuyến đến TP. Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị theo kế hoạch và ảnh hưởng của dịch Covid-19, chính sách biên mậu của Trung Quốc đối với các cửa khẩu dẫn đến tốc độ tăng trưởng lưu lượng và phân bổ lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc không đảm bảo như dự báo trong phương án tài chính được phê duyệt.

UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, các vướng mắc nêu trên đã làm thay đổi các thông số đầu vào của Dự án và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ và vận hành Dự án, tương tự các khó khăn, bất cập tại 8 dự án BOT do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. “Do vậy, việc xem xét các phương án hỗ trợ nhà đầu tư để đảm bảo tính khả thi của phương án tài chính, trong đó có việc dùng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng là cần thiết”, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá.

Khó khăn chất chồng

Được biết, khó khăn lớn nhất đối với UBND tỉnh Lạng Sơn là việc cân đối ngân sách hỗ trợ cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Khoản hỗ trợ ngân sách nhà nước cho Dự án khoảng 5.600 tỷ đồng, tương ứng khoảng 49% tổng vốn đầu tư theo giá trị dự kiến quyết toán (khoảng 11.356 tỷ đồng) là vượt quá khả năng ngân sách của địa phương, trong khi địa phương này cũng đang phải bố trí khoảng 2.500 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ Dự án PPP tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng.

“Do đó, UBND tỉnh Lạng Sơn cần sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương để giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc tại Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn”, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết.

Theo ông Nguyễn Quang Vĩnh, đề xuất của lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn hiện là lối thoát duy nhất cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (công trình BOT đường bộ duy nhất không có vốn ngân sách hỗ trợ, sử dụng 100% vốn do nhà đầu tư tự huy động để thực hiện). Bên cạnh đó, những vướng mắc, bất cập tại Dự án là tình huống bất khả kháng, không xuất phát từ nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cho biết, những nội dung tại Tờ trình số 23/TTr-UBND chưa phản ánh hết những khó khăn mà doanh nghiệp dự án đang phải đối mặt. Cụ thể, doanh thu của Dự án hiện không đủ trả chi phí lãi vay phát sinh cho VietinBank, số tiền lãi chậm trả của Dự án cho Ngân hàng đã lên tới hơn 3.000 tỷ đồng. Nếu tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp dự án thậm chí không có tiền duy trì bộ máy và chi phí duy tu, bảo dưỡng vận hành công trình.

Trước đó, tại Thông báo số 09/TB-KTNN, Kiểm toán Nhà nước khẳng định, nếu thời gian hoàn vốn đảm bảo theo phương án tài chính đã được duyệt (18 năm từ năm 2020 đến năm 2037) và đảm bảo khả năng trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, thì nguồn vốn không chịu lãi suất cần bù đắp vào Dự án khoảng 4.850 tỷ đồng (với giả định bổ sung một lần vào năm đầu khai thác tuyến cao tốc), hoặc bù đắp khoảng 5.745 tỷ đồng (với giả định bổ sung trong 3 năm kể từ khi tuyến cao tốc đi vào khai thác).

“Vì vậy, nếu không nhận được khoảng 5.700 tỷ đồng tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chắc chắn sẽ vỡ phương án tài chính. Không chỉ các nhà đầu tư bị mất vốn, mà còn biến các khoản vay ngân hàng thành các khoản nợ xấu, không có phương án xử lý”, đại diện doanh nghiệp dự án khẳng định.

Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức vào cuối tháng 12/2023, Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cho biết, dù công trình đã hoàn thành nhiều năm, nhưng đến nay mới chỉ có phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được đóng và giải ngân đầy đủ. Phần vốn tín dụng của VietinBank mới giải ngân 9.229/10.169 tỷ đồng, còn 940 tỷ đồng chưa được giải ngân, dẫn đến tồn đọng 492 tỷ đồng công nợ dự án.

Theo báo cáo của Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn, doanh nghiệp dự án đang nợ hơn 400 tỷ đồng với các khối lượng xây lắp đã nghiệm thu và khoảng 21 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng do nguồn vốn tín dụng dừng giải ngân từ tháng 10/2020. Điều này dẫn đến khiếu kiện kéo dài của các nhà thầu thi công dự án, nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình vận hành khai thác bình thường của tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.

“Các nhà thầu thực hiện Dự án đã gửi đơn tới tòa án yêu cầu mở thủ tục giải thể đối với Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn do không có khả năng thanh toán công nợ. Nếu doanh nghiệp dự án phá sản, thì tuyến đường cao tốc này có nguy cơ dừng vận hành. Các nhà đầu tư có thể mất phần vốn chủ sở hữu đã đầu tư vào dự án, ngân hàng cấp tín dụng không thu hồi được nợ”, Tổng giám đốc BOT Bắc Giang – Lạng Sơn lo lắng.

Tại Tờ trình số 4405/TTr-BGTVT gửi Chính phủ tháng 9/2023, Bộ GTVT đề xuất bố trí khoảng 10.342 tỷ đồng vốn nhà nước để xử lý khó khăn, bất cập đối với 8 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý (chấm dứt hợp đồng 5 dự án, hỗ trợ vốn nhà nước để tiếp tục thực hiện hợp đồng 3 dự án).

Đối với 5 dự án kiến nghị chấm dứt hợp đồng, mức vốn thanh toán dự kiến khoảng 6.812 tỷ đồng. Theo kết quả đàm phán sơ bộ, có 1 nhà đầu tư thống nhất không tính lợi nhuận trong giá trị thanh toán; 4 nhà đầu tư thống nhất giảm 20 – 50% lợi nhuận trong giá trị thanh toán; 3 dự án bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ dự kiến khoảng 3.530 tỷ đồng, tương ứng khoảng 49% tổng vốn đầu tư (theo kết quả kiểm troán, quyết toán vốn đầu tư).





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng nhập khẩu vào Việt Nam tăng

Nhờ nỗ lực của cơ quan chức năng hai bên, đến thời điểm này, lượng xe chở hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị... qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị về nội địa đã nhiều hơn so với vài ngày trước xảy ra ùn tắc. Ngày 22-3, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thông tin, năng lực thông quan hàng hóa tại cặp Cửa khẩu...

Hành trình 68 ngày đưa cháu bé sinh non 900 gram ‘về vạch đích’

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, vừa qua, khoa Nhi của Bệnh viện đã điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh cực non tháng, lúc chào đời bé chỉ nặng 900 gram đến...

Giữ gìn ngôn ngữ Tày, Nùng – Cách làm hay ở Lạng Sơn

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn ngôn ngữ dân tộc: mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ tiếng Tày, Nùng (thực hiện từ năm 2011), trong đó chủ yếu là tiếng Tày cho cán bộ, công chức và các đối tượng dự tuyển thi công chức theo quy định, các lớp bồi dưỡng này đều do Sở Giáo dục...

“Dân làm gốc” là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Để tiếp tục nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các khu dân cư, phát huy vai trò tự quản, đoàn kết, đồng thuận xã hội của từng người dân, từng hộ gia đình, từng dòng họ trên địa bàn, tại tỉnh Lạng Sơn...

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thương hiệu cho du lịch Lạng Sơn

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trao đổi bên lề Diễn...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. Thị trường tâm điểm miền Trung Các chuyên gia đánh giá, sức hấp...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

VN-Index cán mốc 2.180 điểm, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường

VN-Index chốt tuần với 2.181,8 điểm, ngưỡng cao kỷ lục 18 tháng qua. Thị trường khép lại tuần biến động, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" thành công. ...

Khi Brazil bước vào vụ thu hoạch, giá cà phê Robusta sẽ ra sao?

Giá cà phê xuất khẩu giảm nhẹ, tồn kho tiếp đà hồi phục khiến giá Arabica giằng co Giá xuất khẩu cà phê đồng loạt tăng, Robusta tiến lên vùng đỉnh Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/3, giá cà phê thế giới đồng loạt giảm do nguồn cung cà phê phục hồi. Cụ thể, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London quay đầu giảm, kỳ hạn giao hàng...

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Chờ chính sách, 1 tuần SJC 'bay' 1 triệu đồng/lượng

Xem nhanh: • Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 • Giá vàng quốc tế hôm nay 24/3/2024 • Dự báo giá vàng Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 Chốt phiên 23/3, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,3 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,32 triệu đồng/lượng (bán ra).  DOJI Hà Nội niêm yết ở mức 78,1 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 24/3/2024: Giá vàng trồi sụt; đồng USD tiếp đà tăng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/3/2024: Sáng nay cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều mất giá Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong phiên cuối tuần Giá vàng hôm nay Thị trường vàng dường như đang bị chi phối bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kỳ vọng lãi suất. Ngay sau cuộc họp chính sách vào giữa tuần, các...

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trao đổi bên lề Diễn...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. Thị trường tâm điểm miền Trung Các chuyên gia đánh giá, sức hấp...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Mới nhất

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc...

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 24/3/2024: Giá vàng trồi sụt; đồng USD tiếp đà tăng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/3/2024: Sáng nay cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều mất giá Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong phiên cuối tuần Giá vàng hôm nay Thị trường vàng dường như đang bị chi phối bởi Cục Dự...

Kim Soo Hyun bất ngờ lộ ảnh tình cảm với nữ diễn viên từng gây tai nạn khi say rượu

Dù hình ảnh thân mật của Kim Sae Ron và Kim Soo Hyun đã bị xóa, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến nam diễn viên. Đặc biệt là khi bộ phim của anh với Kim Ji Won đang rất được yêu thích.Sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người cũng gây bất ngờ. Kim Soo Hyun sinh...

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. ...

Mới nhất