Trang chủNewsNhân quyềnPhát huy vai trò thanh niên DTTS trong xây dựng quê hương:...

Phát huy vai trò thanh niên DTTS trong xây dựng quê hương: Sức trẻ tiên phong lập thân, lập nghiệp (Bài 1)


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho CLB Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho CLB Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi

Nếu phải thống kê một danh sách về những tấm gương thanh niên người DTTS vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng sẽ cảm thấy khó khăn, đặc biệt  khó hơn cả việc phải chỉ ra ai trong số họ là điển hình của những điển hình. Bởi mỗi thanh niên này dù làm gì đi nữa, thì vẫn thấy lấp lánh một sức trẻ, một hoài bão, một khát vọng… lớn lao của những con người trẻ.

Dám nghĩ, dám làm

Có ai đó đã từng nói, chỉ cần có ước mơ, có ý chí và hi vọng…, thì trở ngại nào cũng có thể vượt qua để gặt nên quả ngọt. Câu chuyện của nhiều thanh niên người DTTS làm giàu trên mảnh đất quê hương, là minh chứng rõ ràng nhất cho tâm thế dám nghĩ, dám làm để thành công.

Trong rất nhiều những bạn trẻ như vậy, không thể không nhắc đến nhóm thanh niên người DTTS ở xã Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Như Cố, với mô hình sản xuất đa dạng, mang lại doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương. Người khởi xướng ý tưởng khởi nghiệp ấy là chàng trai trẻ Lường Đình Hùng – dân tộc Tày.

Với kiến thức học được từ trường, Hùng đã cùng 25 thanh niên DTTS mạnh dạn thành lập Tổ hợp tác trồng rau an toàn Đoàn Thanh niên xã Như Cố. Ban đầu, nhóm đã thí điểm chuyển đổi 6.000m2 đất ruộng tại thôn Nà Chào, xã Như Cố sang trồng rau và cây ăn quả. Dù người dân còn e ngại nhưng Hùng và các thành viên thuyết phục mọi người bằng minh chứng không thể chắc chắn hơn, khi cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon, an toàn như rau bí siêu ngọn, dưa chuột, cà chua… 

Từ thành công bước đầu, Hùng và các bạn trẻ quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh niên Như Cố, với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tận dụng những thế mạnh của vùng đất. Lường Đình Hùng kể: HTX đã xây dựng nhiều mô hình mới theo hướng công nghệ cao như nhà lưới CNC, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, máy móc thiết bị làm đất, bạt phủ luống, hệ thống tưới nhỏ giọt… Đồng thời, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nhiều sản phẩm như: Dưa lê Như Cố, Dưa lưới Như Cố, Cà chua Như Cố, Mật ong hoa rừng Như Cố, Bún khô Quân Nguyệt, Trà mướp đắng rừng, Chè Như Cố…; phát triển cây chè với diện tích 10ha theo tiêu chuẩn VietGAP cùng 1 xưởng chế biến rộng 320m2, 1ha mướp đắng rừng và 2,55ha thanh long ruột đỏ… và nuôi gà, chim bồ câu, ong lấy mật. Đến nay HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố có 4 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, bao gồm: Trà mướp đắng rừng, chè Như Cố, bún khô, mật ong.

Câu chuyện của chàng thanh niên dân tộc Mường, sinh năm 1985 – Nguyễn Văn Đức ở vùng quê nghèo xã Tân Phú (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ), cũng là một ví dụ ấn tượng cho thế hệ thanh niên dám nghĩ, dám làm, không sợ thất bại.

Trước khi đến với mô hình nuôi gà chín cựa quý hiếm, Đức đã có công việc ổn định là một ông giáo làng
Trước khi đến với mô hình nuôi gà chín cựa quý hiếm, Đức đã có công việc ổn định là một ông giáo làng

Trước khi đến với mô hình nuôi gà chín cựa quý hiếm, Đức đã có công việc ổn định là một ông giáo làng. Vì “nhảy ngang” nên ban đầu Đức gặp không ít khó khăn do nuôi không bài bản, giống gà chưa chọn lọc… Để có được giống gà quý, Đức đã lặn lội đi khắp các bản làng ở Phú Thọ thu mua gà rồi sàng lọc, nhân giống ra những con gà đạt chuẩn. Cụ thể, dòng gà chuẩn là lúc nở ra sẽ có 6 cựa, khi phát triển và trưởng thành sẽ có 8 cựa hoặc 9 cựa.

Anh Đức nhớ lại: Những ngày đầu khởi nghiệp gian nan lắm, tiền không có, tôi phải bán mấy quả đồi sau nhà để lấy vốn mua gà. Nếu nhớ không nhầm, số tiền mà tôi bỏ ra mua giống khi đó là khoảng 200 triệu đồng. Nhưng khó khăn nhất vẫn là việc chăm sóc sóc gà, phòng và chữa bệnh cho gà như thế nào…

Nay, mô hình nuôi gà của Đức đang truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, bởi doanh thu từ gà mang lại rất lớn. Mỗi năm, doanh thu bán gà của anh đạt hàng tỷ đồng, nếu trừ hết chi phí, anh thu lãi khoảng 15-20%. Thậm chí với những con gà 9 cựa, loại cực phẩm dành riêng cho việc làm cảnh, biếu tặng có thể lên tới 15-30 triệu đồng/con. Đa phần, những con gà này đều được nuôi trên 8 tháng và nặng từ 1,8-2,5 kg/con.

Với chàng thanh niên trẻ người Ba Na – Đinh A Ngưi ở làng KGiang, xã Kông Lơng Khơng, (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại trăn trở khởi nghiệp theo một cách riêng, ấy là dùng những tiềm năng sẵn có của văn hóa người Ba Na để làm du lịch.

Vậy là, từ cán bộ văn hóa tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Kbang, A Ngưi nhảy ngang, tự đứng ra phát triển kinh tế bằng con đường du lịch văn hóa. Những trầm tích văn hóa lâu đời của người Ba Na không chỉ là âm thanh ching chiêng, đàn T’rưng…; rồi căn nhà rông hay bộ váy áo nữ; đó còn là những những món ăn ngon đậm đà bản sắc của đồng bào… 

Tất cả đã là những điều kiện tốt để A Ngưi biến mình thành ông chủ Homesay tự do tự tại. A Ngưi tâm sự: Trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng, mình luôn nỗ lực tạo nên những sản phẩm du lịch tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của du khách; nhưng đồng thời cũng luôn ý thức về việc giữ gìn cái cốt cách, tinh thần của đồng bào mình, để tạo nên bản sắc đặc trưng không hòa lẫn vào đâu được.

Để có sự khác biệt nhằm thu hút du khách, A Ngưi đã có lối đi riêng để làm sao mỗi du khách khi đến, sẽ được hòa mình vào thiên nhiên nên thơ hùng vĩ, hòa cùng tiếng cồng chiêng, tiếng đàn T’rưng réo rắt bên ngọn lửa bập bùng… đậm chất Tây Nguyên.

Đinh A Ngưi - ở giữa - và hành trình du lịch bảo tồn văn hóa người ba Na
Đinh A Ngưi – ở giữa – và hành trình du lịch bảo tồn văn hóa người ba Na

Niềm cảm hứng bất tận

Những bạn trẻ người DTTS khởi nghiệp đang là những ví dụ không thể điển hình hơn, là những ngọn lửa truyền cảm hứng nhiệt huyết cho thế hệ thanh niên người DTTS hôm nay trên con đường lập thân, lập nghiệp. Chẳng phải ở đâu xa xôi, chẳng phải điều gì thật lớn lao… con đường lập thân lập nghiệp lại ở ngay chính trên bản làng quê hương yêu dấu, bằng chính những việc làm mà ngày ngày họ vẫn thường làm…

 Quan trọng hơn, con đường khởi nghiệp của những thanh niên người DTTS, đã thổi một luồng gió mới để người dân vùng DTTS&MN thay đổi cách nghĩ, nếp làm, thay đổi định kiến để phát triển kinh tế.

Từ những ví dụ sát sườn, từ những người đi trước mở đường “ăn nên làm ra”; phong trào khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp của những bạn trẻ người DTTS đã ngày càng lan tỏa, có chiều sâu hơn.

Đơn cử như, với mô hình nuôi gà chín cựa của thanh niên Nguyễn Văn Đức, đã là bài học đầy ý nghĩa cho phong trào phát triển kinh tế hộ từ nuôi gà ở huyện Tân Sơn. Chẳng thế mà ông Nguyễn Xuân Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã rất hào hứng khoe: Toàn huyện đang có khoảng 25.000 – 30.000 con gà nhiều cựa các loại, trong đó có khoảng gần 20 hộ nuôi tập trung từ 300 con trở lên, còn lại hàng trăm hộ nuôi xen với gà thả vườn, tập trung tại các xã Tân Phú, Xuân Đài, Kiệt Sơn, Minh Đài, Xuân Đài… Từ hiệu quả này, năm 2023 vừa qua, huyện Tân Sơn đã tiếp tục hỗ trợ 30% chi phí giống và thức ăn ban đầu, tăng số hộ tham gia nuôi gà nhiều cựa tập trung; nỗ lực quảng bá, xúc tiến thương mại, thí điểm sơ chế, hình thành sản phẩm mới.

Nhóm thanh niên người DTTS ở xã Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Như Cố với mô hình sản xuất đa dạng, mang lại doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương
Nhóm thanh niên người DTTS ở xã Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Như Cố với mô hình sản xuất đa dạng, mang lại doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương

Còn với người dân Ba Na ở làng Kgiang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), thì lại có được những đổi thay không ngờ từ chính mô hình du lịch của Đinh A Ngưi. Những mớ rau, củ mì, con gà, cân nếp… từng phải vất vả gùi ra chợ huyện mới bán được, thì nay chỉ cần bán cho A Ngưi cũng đã đắt hơn, lại còn rất khỏe. Hơn thế, những bà, chị… với bộ áo quần truyền thống chỉ mặc dịp hội lễ xong, lại cất thì việc cho A Ngưi thuê để khách du lịch mặc chụp ảnh cũng đã có thu nhập…

 Người người, nhà nhà học theo chàng trai Ba Na – A Ngưi, để mong sao có cuộc sống tốt hơn. Hiện tại, khoảng 200 người các làng trong xã đã được Ngưi tạo công ăn việc làm dưới nhiều hình thức. Riêng làng Kgiang của Ngưi đã có trên 100 hộ, thu nhập của họ tùy lượng khách, dao động từ 3 – 5 triệu đồng/tháng.

Đồng hành cùng những bạn trẻ, các cấp các ngành đã không đứng ngoài cuộc. Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp vùng DTTS, Ủy ban Dân tộc đã xúc tiến thành lập “Mạng lưới các nhà cố vấn, đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS” do đích thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Chủ tịch danh dự và chịu trách nhiệm kết nối với các đối tác, cùng xây dựng chính sách có ý nghĩa và quan trọng này.

Đồng hành cùng những bạn trẻ, các cấp các ngành đã không đứng ngoài cuộc. Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp vùng DTTS, Ủy ban Dân tộc đã xúc tiến thành lập “Mạng lưới các nhà cố vấn, đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS” do đích thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Chủ tịch danh dự và chịu trách nhiệm kết nối với các đối tác, cùng xây dựng chính sách có ý nghĩa và quan trọng này.

Hiện nay, Ủy ban Dân tộc và nhiều địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống đã và đang nỗ lực thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp thu hút đầu tư theo nội dung số 3, Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).

Nhiều địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động, ban hành nhiều kế hoạch nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp như: tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”; Kon Tum tổ chức tập huấn khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào DTTS năm 2023…

Đó chính là hành lang không thể rộng hơn, để những người trẻ vùng DTTS viết tiếp ước mơ trên chính mảnh đất quê hương, trên chính bản làng yêu dấu bằng những mô hình kinh tế hiệu quả. Một tương lai tươi sáng không còn xa ngái với những thanh niên người DTTS dám nghĩ, dám làm…

Gia Lai phát động Tháng Thanh niên hướng về cộng động





Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa sôi nổi các hoạt động tháng Thanh niên

(HQ Online) - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hải quan Thanh Hóa: Dầu thô chiếm hơn 82% tổng nguồn thu ngân sách Hải...

Nhiều du khách thích thú xem biểu diễn đường phố

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động thanh niên năm 2024, Lễ hội Thanh niên (Youth Fest) lần 4 năm 2024 diễn ra từ ngày 22/3/2024 đến ngày 24/3/2024, tại khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé (quận 1) đã khai mạc thành công, thu hút nhiều sự chú của người dân và du khách. Hoạt động nhằm chào mừng Kỷ niệm...

Nhiều công trình, sáng kiến được trao Giải thưởng Hồ Hảo Hớn: Hòa nhịp hơi thở cuộc sống

Hàng chục sân chơi cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa được hình thành từ vật liệu sau sản xuất; Ứng dụng chuyển đổi số vào việc học tập các bài lý luận chính trị cho đoàn viên và thanh niên; Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh với thanh thiếu nhi được thực hiện từ năm 1999 đến nay; hay chương trình “Chuyến xe mùa xuân” đưa hàng chục ngàn...

Việt Nam đề cao vai trò của phụ nữ và thanh niên trong ngăn ngừa xung đột

Đại diện Việt Nam cam kết tiếp tục tăng cường sự tham gia, đóng góp của phụ nữ Việt Nam vào các hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ.

Thanh niên nông nghiệp chia sẻ kinh nghiệm lập nghiệp

Chiều 20-3, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thuộc 3 đơn vị: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN-PTNT và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội thảo nông nghiệp sinh thái, nông dân chuyên nghiệp – khát vọng vươn tầm. Tại hội thảo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại 3 đơn vị: Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN-PTNT, Liên minh Hợp tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ngãi: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm 6 – 7 % theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn...

Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 20 mô hình giảm nghèo, xây dựng và phê duyệt trên 200 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo,...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì họp về xây dựng vị trí việc làm của Ủy ban Dân tộc

Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh, cuộc họp đã bàn thảo nhiều nội dung xoay quanh các vấn đề liên quan đến căn cứ pháp lý, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm hướng dẫn, trách nhiệm thẩm định… Đề nghị việc xây dựng cơ cấu vị trí, số lượng cần thực hiện đúng theo quy định, tuân thủ đúng tỷ lệ và yêu cầu của vị trí việc làm.Đối với các...

Kon Tum: Tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội 2 xã đặc biệt khó khăn Mường Hoong và...

Xã Ngọc Linh giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 10% trở lên; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 5 triệu đồng/người/năm. Bảo đảm 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác, mỗi thôn có ít nhất 1 tổ hợp tác; thành lập và duy trì 2 tổ liên kết cánh đồng Sâm và 3...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Mặt cỏ sân Mỹ Đình xanh mướt trước trận đội tuyển Việt Nam – Indonesia

(Dân trí) - Hàng chục công nhân đang có mặt trên sân Mỹ Đình gấp rút chuẩn bị cho trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia trong khuôn khổ bảng F vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á (19h ngày 26/3). Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong buổi sáng 24/3, sân vận động Mỹ...

Khán giả Quy Nhơn mãn nhãn với những màn rượt đuổi mô tô nước hấp dẫn

Chiều 23-3, hàng ngàn khán giả Quy Nhơn (Bình Định) cùng đông đảo du khách đã có mặt tại đầm Thị Nại, chứng kiến những cuộc đua tốc độ đỉnh cao của 55 tay đua giỏi nhất thế giới tranh tài tại Giải đua mô tô nước quốc tế UIM-ABP Aquabike. Khán giả Quy Nhơn thích thú chứng kiến các...

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Mới nhất