Trang chủNewsNhân quyềnPhát triển cây dược liệu giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển cây dược liệu giúp giảm nghèo bền vững


h1.jpg
Nhờ trồng cây dược liệu, người dân Cam Lộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững

Liên kết với hộ sản xuất giúp dân giảm nghèo

Theo lãnh đạo UBND huyện Cam Lộ chia sẻ, giảm nghèo bền vững đã trở thành nhiệm vụ chính trị hàng đầu, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống người dân. Thời gian qua, huyện luôn quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp trên về công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp, kế hoạch phù hợp thực tế. Đến hết năm 2022 vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 10,98% (năm 2015) xuống còn 2,82%, không có hộ chính sách tái nghèo.

Theo anh Lê Phúc Nhật, nông dân xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ trồng 1,4ha cây an xoa, một năm thu được 20 tấn, mang lại thu nhập 240 triệu đồng/năm đầu tiên. Qua giai đoạn đầu đầu tư, những năm sau cho thu nhập cao hơn, cụ thể: thu nhập 360 triệu đồng/năm thứ 2, 480 triệu đồng/năm thứ 3. Ngoài sản phẩm dược liệu, anh còn làm vườn ươm cây keo nuôi cấy mô, cho thu nhập thêm 240 triệu đồng/năm.

h2.jpg
Chị Lê Hồng Nhạn- sáng lập Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân bên vườn cà gai leo đạt chuẩn

Là một trong những người tiên phong trồng dược liệu, chị Lê Hồng Nhạn- sáng lập Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ) cho biết, từ năm 2015, gia đình đã mạnh dạn cải tạo hơn 5ha đất đồi kém hiệu quả sang trồng cà gai leo, đến năm 2020 chuyển thành công ty, phát triển trồng cây cà gai leo xen cây rừng: quế, đàn hương… Nhờ trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn GACP-WHO nên đạt hiệu quả cao, đem lại doanh thu hàng năm khoảng 3,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho 20 lao động thường xuyên là người dân địa phương với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn chuyển giao công nghệ cho một số hộ dân vùng khác và đồng bào dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều ở thôn Bản Chùa, xã Cam Tuyền, tạo sinh kế cho người dân.

Một điển hình khác là Hợp tác xã (HTX) Dược liệu Trường Sơn, trước đây trồng sắn, lạt không hiệu quả, chuyển sang trồng chế biến dược liệu: Tràm năm gân, Tràm gió… với vùng nguyên liệu mở rộng đến năm 2023 là 30ha. Quy mô sản xuất nhà máy 3000m2, sản xuất 3.600kg tinh dầu các loại/năm (Tràm 1.500kg, Sả 1.500kg, Long não 600kg…), 35.000 sản phẩm từ dược liệu/năm (Dầu xoa bóp 12.000 sản phẩm, Dầu gió 12.000 sản phẩm, Dầu gội dược liệu 7000 sản phẩm…) với doanh thu năm 2022 là 6,3 tỷ đồng. Sở dĩ HTX có quy mô lớn là nhờ liên kết trồng vùng nguyên liệu với 300 hộ dân của xã Cam Thành và Cam Thủy, tạo việc làm cho người dân địa phương với thu nhập 65 triệu đồng/người/năm…

h3.jpg
Phó Giám đốc HTX Dược liệu Trường Sơn Thái Thị Tiểu Lan vận hành dây chuyền sản xuất dầu xoa bóp, dầu gió Mộc Sơn

Khẳng định thế mạnh cây dược liệu, phát triển thành trung tâm dược liệu

Những năm qua, tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước, huyện Cam Lộ đã chú trọng chuyển đổi nhiều diện tích đất lâm nghiệp và đất bạc màu sang trồng cây dược liệu. Việc trồng dược liệu không chỉ bù đắp hơn 80% nguồn nguyên liệu, nhu cầu người dân, ngoài ra còn phục vụ cho việc xuất khẩu, mặt khác, hiệu quả kinh tế mang lại cây dược liệu cao hơn lần so với nông sản truyền thống.

Trong năm 2022, huyện đã triển khai nhân rộng 14,2 ha cây an xoa, nâng tổng số diện tích an xoa toàn huyện lên 17,7 ha; năng suất bình quân 150tạ/ha, cá biệt có những nơi phát triển tốt đạt năng suất 200 tạ/ha. Trồng thí điểm 127,8 ha cây quế. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo trồng mới đối với một số loại cây dược liệu khác để đánh giá tiềm năng phát triển lâu dài.

h4.jpg
Anh Lê Phúc Nhật trồng 1,4 ha cây an xoa trên tổng diện tích cây an xoa toàn huyện 17,7 ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nông sản truyền thống

Nếu như trước đây, việc trồng và chế biến các sản phẩm từ dược liệu chỉ tồn tại một cách nhỏ lẻ, manh mún thì nay, cây dược liệu đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Đến nay, diện tích cây dược liệu trên địa bàn huyện hiện có trên 200 ha, một số cây có giá trị kinh tế cao như: quế, chè vằng, cà gai leo, cây an xoa, ba kích tím, đinh lăng, hà thủ ô đỏ…

Trong năm 2023, tập trung quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, nhất là đối với cây dược liệu, phấn đấu xây dựng 1 – 2 mô hình điểm nhằm tạo điểm nhấn huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển cây dược liệu; đồng thời tiếp tục theo dõi thí điểm trồng quế để có cơ sở xây dựng Đề án phát triển cây Quế trên địa bàn. Phát triển mạnh vùng dược liệu bằng việc mở rộng và nâng cao chất lượng các loại cây dược liệu hiện có và các cây dược liệu thử nghiệm có hiệu quả; mở rộng diện tích tràm năm gân lên quy mô 20 ha; tiếp tục tìm kiếm các loại cây mới, phát triển mạnh cây dược liệu theo hướng hữu cơ nhằm từng bước đưa Cam Lộ trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh, tạo những đột phát trong phát triển nhằm nâng cao giá trị sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Anh Tuấn cho biết: “Dự kiến đến 2025, huyện Cam Lộ quy hoạch vùng chuyên canh cây dược liệu diện tích 500ha, gồm: 100 ha chè vằng, 200 ha cây an xoa, 50 ha cà gai leo, 100 ha cây tràm năm gân và 50 ha cây dược liệu các loại khác.

Huyện định hướng sẽ phát triển cây dược liệu thành hướng đi mũi nhọn, sản xuất chuyên canh vùng nguyên liệu tập trung trước mắt khoảng 200 ha cung cấp cho các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn. Mục tiêu của huyện là phấn đấu để trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị trong thời gian sớm nhất”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng kết công tác vận động, Quỹ ‘Vì người nghèo’, Quỹ ‘Cứu trợ’ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024

Được biết, năm 2023, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp tỉnh Ninh Thuận đã tiếp nhận sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, Nhân dân trong và ngoài...

Tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Báo cáo Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XII

Một số đại biểu cũng mong muốn đưa thêm vào các nội dung giải pháp đổi mới trong công tác giám sát, phản biện các chương trình, dự án, vấn đề dư luận xã hội quan tâm, đưa...

Hội nghị góp ý các dự thảo báo cáo Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI

Tại đây, các đại biểu đã tập trung thảo luận đóng góp ý kiến vào các tờ trình, dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI. Các ý kiến...

Tập huấn cho người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2024

Ngày 17/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tập huấn cho người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 tại huyện Sông Hinh....

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Nhiều địa phương chưa có ‘động tĩnh’ xây nhà ở xã hội

Báo cáo tóm tắt việc phát triển nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng...Bên cạnh đó, một số địa phương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Bộ TN&MT, phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành về tài nguyên nước nhằm phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước...

Bổ sung 2 Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020-2025

Tại Hội nghị, đồng chí Tăng Thế Cường, Phó Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Bộ TN&MT, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã công bố Quyết định số 1490/QĐ-ĐUK QĐ/ĐUK ngày 18/3/2024 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc chuẩn...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi...

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Mới nhất