Trang chủNewsChính trịQuân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ


Từ giữa năm 1953, thực dân Pháp triển khai và đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch Nava, nhằm thay đổi tình thế.

Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bàn nhiệm vụ quân sự Đông-Xuân 1953-1954, xác định phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến; phương châm tác chiến chung là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và chủ trương tác chiến: “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch…”(1).

Căn cứ vào chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu xác định kế hoạch tác chiến cụ thể cho các chiến trường cụ thể là: Sử dụng một bộ phận lực lượng chủ lực tiến công địch ở Lai Châu; phối hợp với Lào, Campuchia mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, đông bắc Campuchia, bắc Tây Nguyên; điều thêm chủ lực lên Tây Bắc để tiêu diệt địch.

Theo kế hoạch, giữa tháng 11/1953, Đại đoàn 316 bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc. Được tin này, Nava quyết định mở cuộc hành binh Caxto đánh chiếm Điện Biên Phủ (20/11/1953). Trước diễn biến mới của tình hình, ta nhận định rằng, cho dù địch có thay đổi thế nào, việc chúng nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là có lợi cho ta.

Từ nhận định nêu trên, Bộ Tổng Tư lệnh đã lệnh cho Đại đoàn 316 tiến công địch trên hướng chính Tây Bắc, gấp rút tiến công tiêu diệt địch ở Lai Châu. Chiến dịch Lai Châu giành thắng lợi, Pháp bị thiệt hại nặng.

Trước tình thế đó, thực dân Pháp cho xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, gồm 49 cứ điểm, mỗi cứ điểm đều có hệ thống công sự, hàng rào vật cản, hỏa lực có thể độc lập chiến đấu.

Nắm bắt tình hình, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy(2).

Tại Khu Tây Bắc, Trung ương đã chỉ đạo các tỉnh động viên toàn thể cán bộ và nhân dân ra sức huy động triệt để khả năng nhân lực, vật lực ở địa phương cung cấp cho tiền tuyến. Nhu cầu vật chất bảo đảm cho chiến dịch ước tính khoảng 434 tấn đạn, 7.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn thực phẩm khô, chuẩn bị cứu chữa hơn 5.000 thương binh(3), đến ngày 20/1/1954 phải hoàn thành.

Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đó, đòi hỏi phải giải quyết đường vận chuyển và huy động hậu cần tại chỗ, tuy nhiên quãng đường vận chuyển nhiều khó khăn, nhỏ, hẹp,… cầu cống hư hỏng.

Trước tình hình đó, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc tiếp tục phối hợp sát cánh cùng bộ đội công binh cấp tốc mở đường cho xe kéo pháo và xe vận tải tạm đi được, sau đó củng cố, sửa chữa để đưa được pháo, đạn và gạo vào sớm nhất có thể. Về lương thực, do Điện Biên Phủ ở xa hậu phương nên việc huy động hậu cần tại chỗ là một yêu cầu bức thiết.

Để công tác vận chuyển chặt chẽ và hiệu quả, tuyến bảo đảm được xác định thành hai hướng với chiều dài khoảng 350 km. Phương châm vận chuyển được xác định: cơ giới là chủ yếu, triệt để phát huy cơ giới, đồng thời tranh thủ mọi phương tiện thô sơ.

Đến ngày 25/1/1954, gạo và đạn đã được chuẩn bị theo kế hoạch, tuy nhiên, chiều ngày 25/1/1954, Bộ Chỉ huy Mặt trận quyết định thay đổi kế hoạch tác chiến, theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Lực lượng chiến đấu được tăng thêm, kéo theo nhu cầu bảo đảm vì thế mà tăng lên nhiều lần: gạo 20 nghìn tấn, đạn 1.000 tấn.

Bảo đảm nhu cầu các mặt phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ là một nhiệm vụ nặng nề đối với quân và dân Khu Tây Bắc. Tuy nhiên, được sự lãnh đạo của Khu ủy với tinh thần đoàn kết và nỗ lực hết mình, quân và dân nơi đây đã từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tại tỉnh Yên Bái, tuyến đường 13A (từ Ba Khe nối với đường 41 đi tỉnh Sơn La)(4), bến phà Âu Lâu và đèo Lũng Lô bị máy bay địch đánh phá ác liệt.

Trong bối cảnh đó, nêu cao tinh thần khắc phục mọi khó khăn, gian khổ hy sinh, bộ đội địa phương và dân công Yên Bái đã chuyển được hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí ra mặt trận.

Hàng nghìn thanh niên xung phong phối hợp các đơn vị công binh anh dũng mở đường, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, sửa chữa cầu phà, bảo đảm giao thông, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ suốt trong 7 tháng (từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1954).

Tính chung, trong công tác bảo đảm giao thông, phục vụ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Yên Bái đã huy động được hàng nghìn dân công, với hàng triệu ngày công, cùng thuyền máy, xe đạp thồ… cung cấp cho mặt trận gạo, trâu, lợn và hàng chục tấn rau xanh.

Tổng kết chiến dịch, quân và dân Yên Bái đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công cho hai tập thể và ba cá nhân, một lá cờ của Hội đồng cung cấp Trung ương tặng, 15 bằng khen của Liên khu tặng.

Tại tỉnh Lào Cai, thắng lợi của cuộc chiến đấu tiễu phỉ ở Lào Cai (1/1953-1/1954) đã đập tan những cụm phỉ trên đường hành lang Sa Pa-Bát Xát-Phong Thổ, thông đường từ Lào Cai đi Lai Châu, đặc biệt là tuyến vận chuyển chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Đi đôi với công tác tiễu phỉ, nhân dân và các dân tộc Lào Cai đã làm tốt nhiệm vụ củng cố hậu phương, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến(5).

Thực hiện Chỉ thị “Chuẩn bị chiến trường của Bộ Tư lệnh Khu Tây Bắc”, tỉnh Lai Châu đã thành lập Ban chuẩn bị chiến trường của tỉnh và các huyện, với nhiệm vụ là đi sâu vào vùng địch hậu vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tại Điện Biên, là vùng địch tạm chiếm, nơi chiến trường diễn ra ác liệt, nhân dân Điện Biên đã đồng lòng, dốc sức bảo vệ bộ đội. Du kích các xã làm nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội chủ lực và phối hợp bộ đội địa phương chống địch càn quét(6).

Các đoàn dân công Tuần Giáo đã đón và gánh lương thực, thực phẩm đến các địa điểm quy định, kịp thời phục vụ chiến dịch(7). Các huyện Thuận Châu, Mường Tè, Quỳnh Nhai… cũng huy động nhân dân đóng góp hàng trăm tấn gạo, rau, thịt… phục vụ chiến dịch.

Tại tỉnh Sơn La, ngay từ giữa năm 1953, Sơn La đã triển khai “chiến dịch mở đường” trên quy mô lớn. Khoảng hai vạn nam nữ thanh niên các dân tộc Sơn La với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, đã nỗ lực, vượt qua bom đạn kẻ thù, quyết tâm làm đúng thời hạn và bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đầu tháng 1/1954, các đơn vị pháo binh thuộc Đại đoàn 351 được lệnh đưa pháo lên mặt trận theo đường Tuần Giáo-Điện Biên.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Sơn La đã khẩn trương chỉ đạo gấp rút mở thêm tuyến đường vận tải ở huyện Sông Mã, nhằm tận dụng mọi phương tiện thô sơ đi đường Mường Lầm-Nà Sản và khai thác lương thực, thực phẩm ở địa bàn huyện Sông Mã đưa lên phía nam Điện Biên Phủ.

Ngoài nhiệm vụ mở đường, Sơn La còn được xác định là nơi trung chuyển, là địa điểm xây dựng các tổng kho dự trữ và là nơi đóng quân của Hội đồng Cung cấp Mặt trận, Sở Chỉ huy các tuyến vận tải, các kho vũ khí, lương thực, trạm vận tải, bệnh xá…

Dưới sự chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ của Khu ủy Tây Bắc và các tỉnh ủy, kết quả các chỉ tiêu trên giao cho đều vượt cả về số lượng, chất lượng và thời gian. Nhân dân Khu Tây Bắc không những cung cấp cho bộ đội mọi nhu cầu chiến đấu, mà còn vừa tham gia chiến đấu, vừa chăm lo cho bộ đội từ cái kim, sợi chỉ, viên thuốc chữa bệnh, gửi hàng vạn bức thư cổ vũ thăm hỏi chiến sĩ trên mặt trận.

Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử là chiến thắng của cả dân tộc, nhưng hơn ai hết, quân và dân các dân tộc Khu Tây Bắc càng tự hào vô hạn với chiến thắng vẻ vang này. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với quân và dân các dân tộc Khu Tây Bắc.


(1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979, tr.67.

(2) Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh được chỉ định làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận, đồng chí Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, đồng chí Lê Liêm làm Chủ nhiệm Chính trị và đồng chí Đặng Kim Giang làm Chủ nhiệm Cung cấp.

(3) Tổng cục Hậu cần, Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.109.

(4) Bộ Tư lệnh Quân khu 2 – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 150.

(5) Bộ Tư lệnh Quân khu 2 – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ, Sđd, tr. 98.

(6) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Tập I (1945-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 217.

(7) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Tập I (1945-1975), Sđd, tr. 217.





Nguồn

Cùng chủ đề

100 hình ảnh về “Đường Trường Sơn

Sau Hiệp định Gienève (tháng 7/1954), đất nước ta bị chia cắt, liên lạc giữa cách mạng hai miền hết sức khó khăn qua tuyến liên lạc duy nhất là miền tây Quảng Trị do Liên khu ủy 5 phụ trách. Tuy nhiên, tuyến đường này không thể đáp ứng...

Tái hiện ‘binh chủng’ xe đạp thồ Điện Biên Phủ huyền thoại

45 chiến sĩ Quân khu 1 tái hiện sinh động hình ảnh dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), công tác hậu cần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trước chiến dịch, thực dân Pháp cho rằng quân và dân ta sẽ không thể nào khắc phục được vấn đề tiếp tế hậu cần cho một chiến...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Mãi mãi là dấu mốc bằng vàng chói lọi

Sáng 17.4, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự cuộc gặp mặt, tri ân 139 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đến từ các tỉnh, thành trên cả nước do T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN và tỉnh Điện Biên tổ chức. Điện Biên đã "thay da đổi thịt" Xúc động khi...

Ngày 19/4/1954: Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

Nghị quyết nêu rõ: Hai đợt tiến công của ta ở Điện Biên Phủ đều thắng lợi, tạo ra những thuận lợi căn bản cho quân ta hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng vì một số cán bộ mắc khuyết điểm chủ quan, khinh địch, tinh thần trách nhiệm không đầy đủ, tác phong quan liêu, đại khái, cho nên đã gây ra ít nhiều tổn thất không cần thiết và hạn chế một phần thắng lợi. Nghị quyết nhấn mạnh,...

Loạt dự án ‘chạy đua’ tiến độ dịp 7/5 ở TP Điện Biên Phủ

Giữa tháng tư, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đang đẩy mạnh việc chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, duy tu sửa chữa các công trình và trang trí cảnh quan. Tại TP Điện Biên Phủ những ngày này, nhiều công nhân cùng hệ thống máy móc làm việc tối đa công suất để đảm bảo hoàn thiện các dự án đúng tiến độ. Theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai trương mùa Du lịch Cửa Lò năm 2024

Với 3 phần: Về với Nghệ An, Sắc mới Cửa Lò và Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng, chương trình nghệ thuật mang màu sắc văn hóa biển cả, tập trung khắc họa và tôn vinh truyền thống văn hóa, lịch sử, nhịp sống của ngư dân Cửa Lò qua các lễ hội truyền thống và khẳng định sự vươn mình, đổi thay mạnh mẽ của đô thị du lịch biển Cửa Lò qua 30 năm xây...

Cà-phê trứng – Thức uống lôi cuốn du khách khi tới Việt Nam

NDO - Vốn đã nổi tiếng trên khắp thế giới, tuy nhiên, thức uống độc đáo "cà-phê trứng" của Việt Nam ngày hôm nay tiếp tục trở nên thu hút trên mạng xã hội khi được CEO của Apple lựa chọn khi tới với Việt Nam. Có thể nói cà-phê trứng luôn là lựa chọn hàng đầu cho người nổi tiếng hay các vị khách người nước ngoài mỗi khi đặt chân tới Hà Nội. Xuất hiện vào những năm 1950, cà-phê...

[Ảnh] Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Vân Nam

Sáng 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến thăm Khu Di tích Lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, dự Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại Việt Nam-Trung Quốc. Thứ sáu, ngày 12/04/2024 - 12:35 Lãnh đạo địa phương và Khu Di tích Bác Hồ tại Côn...

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.   Sản xuất linh kiện ô-tô tại Công ty TNHH Pim Vina (FDI Hàn Quốc) ở Khu công nghiệp Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh....

Ngày 19/4/1954: Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

Nghị quyết nêu rõ: Hai đợt tiến công của ta ở Điện Biên Phủ đều thắng lợi, tạo ra những thuận lợi căn bản cho quân ta hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng vì một số cán bộ mắc khuyết điểm chủ quan, khinh địch, tinh thần trách nhiệm không đầy đủ, tác phong quan liêu, đại khái, cho nên đã gây ra ít nhiều tổn thất không cần thiết và hạn chế một phần thắng lợi. Nghị quyết nhấn mạnh,...

Bài đọc nhiều

Dấu ấn trong quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác châu Âu

Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của WEF tại Davos, Thụy Sĩ, thăm chính thức Hungary và...

Đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP) Theo Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tập thể, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn phải tập...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bày tỏ vui mừng được chứng kiến sự đổi thay, phát triển, cơ sở hạ tầng của xã Mường Phăng được đầu tư xây dựng khang trang, trong xã xuất hiện nhiều khu homestay, Thủ tướng Chính phủ...

Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; trong đó, việc bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh là...

Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác

Ths Vũ Thị Kim Yến - Phòng Sưu tầm, Kiểm kê, Tư liệu - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Khẳng định “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tính nghiêm minh trong kỷ luật đảng. Cứ mỗi mùa Xuân đến, kỷ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930),...

Cùng chuyên mục

Tổ chức dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng năm 2024

Việc tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ đến các Vua Hùng trong ngày Giỗ Tổ hàng năm, đã thể hiện cho tấm lòng ngưỡng vọng của những người con tại quê hương Khánh Hòa hướng về cội...

Bế mạc kỳ họp 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Cuba

Buổi lễ có sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Ricardo Cabrisas Ruiz - Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Cuba-Việt Nam và Bộ trưởng Xây dựng Việt Nam Nguyễn Thanh Nghị - Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Cuba cùng các thành viên chính thức của Đoàn đại biểu hai nước. Phát biểu tại...

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu tại Tỉnh ủy; báo cáo viên Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II. Hội nghị có 14.350 đại biểu là cán bộ, đảng viên, viên chức… trên địa bàn tỉnh Long An tham gia học tập qua hình thức trực tiếp và 227 điểm cầu...

Sứ mệnh đế đô, phục hưng dân tộc

Tại chương trình, các đại biểu đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề 'Sứ mệnh đế đô' gồm chương 1: Thống nhất giang sơn, mở xưng Hoàng đế, phục hưng dân tộc và chương...

Di sản văn hóa – nguồn lực cho phát triển

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật...

Mới nhất

Nuôi thành công cá chình đặc sản thịt ăn bổ như “nhân sâm nước” ở Quảng Ngãi, bán 600.000 đồng/kg

Mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng hiện còn rất mới mẻ ở huyện Sơn Tây nói riêng và các huyện miền...

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng An hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…   Pác Rằng - theo tiếng...

Bộ Chính trị ra Nghị quyết tiếp tục phương châm “đánh chắc, tiến chắc”

Nghị quyết nhấn mạnh: "Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”. Tiếp tục thấu triệt phương châm “đánh chắc, tiến chắc” để đánh toàn thắng Chiến dịch Điện Biên Phủ Nghị quyết...

Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Bộ Tổng Tham mưu

(Bqp.vn) - Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, tối 17/4, Cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) tổ chức Giao lưu giữa diễn giả với cán bộ, chiến sĩ tại Tiểu đoàn 4 (Lữ đoàn 144, BTTM) với chủ đề “Sách hay - thay đổi cuộc đời”. Dự...
05:16:33

Sinh viên chế tạo robot chơi đàn piano

TP HCM-Trong ba tháng, nhóm sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM chế tạo robot đánh đàn piano với chi phí khoảng 10 triệu đồng. Công Khang - Vnexpress.net  

Mới nhất