Trang chủNewsQuảng Trị hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn...

Quảng Trị hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào

Thông qua việc hợp tác, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các địa phương của nước bạn Lào, tỉnh Quảng Trị đã góp phần vun đắp tình hữu nghị Việt – Lào ngày càng bền chặt, thiết thực và hiệu quả.

Đào tạo, trau dồi kiến thức

Cuối tháng 5/2023, Trường Chính trị Lê Duẩn (thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) tổ chức chuyến đi nghiên cứu thực tế tại huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) cho lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa XII dành cho cán bộ hai tỉnh Salavan và Savannakhet.

Trong chuyến đi này, các học viên được giới thiệu về tình hình kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ; đến viếng Đài tưởng niệm; thăm và tặng quà các cháu Trường Mầm Non Phong Ba; tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh trên đảo.

Chuyến đi là trải nghiệm bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và năng lực của học viên khi trở về đơn vị công tác, đồng thời hoàn chỉnh kiến thức lý luận được trang bị trong khóa học. Đây cũng là dịp để học viên Lào hiểu hơn về mảnh đất, con người Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung; tạo quan hệ mật thiết, hiểu biết lẫn nhau giữa cán bộ, giảng viên nhà trường và học viên.

Lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa XII dành cho cán bộ hai tỉnh Salavan và Savannakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 2023) đi nghiên cứu thực tế tại huyện đảo Cồn Cỏ
Cán bộ hai tỉnh Salavan và Savannakhet (Lào) học tập tại Trường Chính trị Lê Duẩn đi nghiên cứu thực tế tại huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: Hữu Hòa)

Từ năm 2008 đến nay, Trường Chính trị Lê Duẩn bắt đầu phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành mở lớp Trung cấp lý luận chính trị – hành chính đầu tiên cho cán bộ hai tỉnh Salavan và Savannakhet. Sau 15 năm hợp tác đào tạo, Trường đã mở được 12 lớp Trung cấp lý luận chính trị – hành chính, Trung cấp lý luận chính trị cho hơn 500 cán bộ của hai tỉnh nước bạn.

Từ những lớp học này, nhiều cán bộ được bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực quản lý tốt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của nước bạn Lào.

Anh Bua Khăm Keomixay, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Savanakhet đến Quảng Trị từ tháng 3/2022 để học tiếng Việt. Từ tháng 6/2022 anh bắt đầu học Trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị Lê Duẩn.

Anh cho biết: quá trình học tập rất thuận lợi nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà trường cũng như tỉnh Quảng Trị. Khó khăn lớn nhất trong quá trình học tập tại trường là bất đồng ngôn ngữ. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ nhiệt tình của các giảng viên, Ban Giám hiệu nhà trường bố trí thông dịch viên cũng như nội dung bài giảng dễ hiểu nên các học viên được học tập trong môi trường thuận lợi, thân thiện.

Các học viên luôn được tạo điều kiện tốt nhất từ học tập, ăn, ở, sinh hoạt. Tài liệu dễ hiểu, sinh động, không khô khan, cứng nhắc. Các giảng viên luôn tận tình giúp đỡ mỗi khi học viên cần.

Trường Chính trị Lê Duẩn là một trong ba cơ sở của tỉnh Quảng Trị tham gia đào tạo cán bộ, học sinh Lào. Bên cạnh ngôi trường này, còn có Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị đào tạo lưu học sinh Lào ngành sư phạm và y tế.

Trong đó, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị chính thức đào tạo hệ chính quy cho lưu học sinh Lào các chuyên ngành Tin học ứng dụng, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam theo diện học bổng toàn phần của tỉnh Quảng Trị và đặt hàng của các tỉnh Savannakhet và Salavan từ năm 2006. Đến năm 2022, nhà trường đã đào tạo trên 10 khóa với 45 sinh viên đã tốt nghiệp và 10 sinh viên đang theo học tại trường.

Từ năm 2016 đến năm 2022, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị đã tuyển sinh đào tạo ngành y 5 khóa cho 255 lưu học sinh các tỉnh Savannakhet, Salavan, Khăm Muộn, Champasak của nước bạn Lào. Bên cạnh chính sách xét miễn, giảm học phí cho lưu học sinh Lào gặp hoàn cảnh khó khăn, nhà trường cũng xây dựng quỹ học bổng nhằm khen thưởng, giúp đỡ lưu học sinh Lào có kết quả học tập tốt.

Chăm sóc như người thân

Để cán bộ, sinh viên Lào yên tâm học tập, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 54/2023/ NQ-HĐND ngày 19/7/2023 quy định nội dung, mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, học sinh Lào thuộc diện hợp tác đào tạo giữa tỉnh Quảng Trị với các tỉnh nước Lào trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Sinh viên Lào học phụ đạo tiếng Việt tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị. (Ảnh: Thanh Huyền)
Sinh viên Lào học phụ đạo tiếng Việt tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị. (Ảnh: Thanh Huyền)

Theo đó, cán bộ, sinh viên thuộc diện hợp tác đào tạo giữa tỉnh Quảng Trị và các tỉnh Salavan, Savannakhet, Champasak (Lào) được đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị quản lý được ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ các nội dung như: hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập, chi phí tài liệu; hỗ trợ trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt tại ký túc xá; hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, khám sức khỏe; hỗ trợ tiền thuê nhà nếu cơ sở đào tạo không đủ chỗ ở…

Đối với hình thức đào tạo dài hạn, thời gian hỗ trợ không quá 10 tháng/ năm. Mức hỗ trợ cơ sở đào tạo 2 triệu đồng/cán bộ, sinh viên/tháng. Đối với các cơ sở đào tạo không có điều kiện bố trí chỗ ở thì mỗi cán bộ, sinh viên được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/tháng. Hỗ trợ sinh hoạt phí (gồm tiền ăn, tiền sinh hoạt) là 3,1 triệu đồng/người/tháng. Hỗ trợ thêm tiền ăn trong các ngày lễ 100 ngàn đồng/người/ngày (hỗ trợ không quá 4 ngày/năm).

Ngoài ra, cán bộ, học sinh Lào học tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh còn được hỗ trợ trang cấp ban đầu các đồ dùng cá nhân 2-3 triệu đồng/người/khóa (tùy theo cơ sở đào tạo). Đối với cán bộ đào tạo ngắn hạn được hỗ trợ sinh hoạt phí và trang cấp ban đầu 250 ngàn đồng/người/ngày. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo ngắn hạn với mức 2 – 4,5 triệu đồng/cơ sở (tùy theo điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ việc học và ăn ở cho cán bộ của từng cơ sở đào tạo).

Bên cạnh chế độ chính sách chăm lo, bồi dưỡng cho cán bộ, sinh viên Lào của tỉnh, các trường cũng chủ động quan tâm, có nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ các em nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập tại Việt Nam.

Nổi bật là tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị, ngoài giờ đứng lớp, các thầy cô miệt mài tổ chức nhiều hoạt động giúp sinh viên Lào vượt qua rào cản ngôn ngữ. Trong đó, các lớp phụ đạo miễn phí theo nhóm đã và đang phát huy hiệu quả, mang lại niềm vui cho cả sinh viên Lào lẫn giảng viên.

Được biết, chiều thứ 5 hàng tuần, các giảng viên và sinh viên Lào lại cùng nhau tham gia lớp phụ đạo. Sau khi nắm bắt khó khăn, vướng mắc của sinh viên trong học tập, sử dụng tiếng Việt, các thầy cô giúp các em giải quyết, tháo gỡ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Ngoài học tập, trao đổi, thảo luận, các em có môi trường để tăng cường vốn tiếng Việt. Một số thầy, cô mời sinh viên về nhà ăn cơm; cùng đi chợ, mua sắm; tham gia các hoạt động cộng đồng… Có thầy cô dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào thông qua những bài hát, câu chuyện…

Được tương tác nhiều nên khả năng giao tiếp của phần lớn sinh viên Lào tiến bộ rõ rệt. Các em hiểu thêm về văn hóa Việt Nam; thuộc nhiều bài hát, bài thơ tiếng Việt; có thể đi chợ, tham gia các hoạt động cộng đồng… Đặc biệt, chất lượng học tập chính khóa của sinh viên Lào được nâng lên đáng kể. Quan hệ giữa thầy cô và các em gắn bó hơn sau mỗi giờ học phụ đạo.

Có thể nói, hợp tác đào tạo văn hóa, y tế và lý luận chính trị cho cán bộ, lưu học sinh Lào tại Quảng Trị đã góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào nói chung, tỉnh Quảng Trị và các tỉnh nước bạn Lào nói riêng ngày càng bền chặt. Những cán bộ, học sinh Lào học tập tại Quảng Trị trở thành “sợi dây” kết nối tình hữu nghị Việt Nam – Lào.

Cùng chủ đề

Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Tối 23/3, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiẻu biểu năm 2023. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự buổi lễ. Cùng dự có lãnh đạo các Ban, Bộ ngành Trung ương, lãnh đạo Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng được tuyên dương dịp...

Ngắm dàn ‘quái thú’ tranh tài tại cuộc đua mô tô nước thế giới

TPO - Những chiếc mô tô nước có giá hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD đã hội tụ đầy đủ tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để tham gia tranh tài tại Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship diễn ra từ ngày 23/3. Đến chiều 21/3, 62 tay đua giỏi nhất trong làng đua mô tô nước thế giới, đến từ 26 quốc gia trên cùng dàn mô tô...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu đã trao quyết định của Chủ tịch UBND TPHCM, bổ nhiệm bà Đinh...

‘Vòng cung’ món ngon ăn ở trung tâm Tuy Hòa

Trong vòng bán kính vài cây số ở trung tâm TP.Tuy Hòa, có đầy đủ quán bán các món ngon của Phú Yên như cơm gà, bánh canh hẹ, cá nục hấp cuốn bánh tráng… Đến Tuy Hoà (Phú Yên) trong ngày làm thế nào để thưởng thức hết các đặc sản nức tiếng của vùng đất này là câu hỏi của nhiều người. Các "thổ địa" cho biết trong vòng cung vài cây số ngay trung tâm Tuy Hòa có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

ປະສິດທິຜົນທີ່ແທດຈິງຈາກການຮ່ວມມືບຳລຸງສ້າງວິຊາຊີບ ຫວຽດນາມ – ລາວ

ຍສໝ - ການ​ຮ່ວມ​ມືດ້ານການ​ສຶກສາວິຊາຊີບລະຫວ່າງ​ ຫວຽດນາມ ​ແລະ ລາວ ​ໃນ​ໄລຍະ​ຜ່ານມານີ້ ໄດ້​ມີ​ຫຼາຍ​ໝາກຜົນ​ທີ່​ພົ້ນ​ເດັ່ນ​ໃນ​ບັນດາ​ຂົງ​ເຂດ​ຄື ການບຳລຸງສ້າງ​ໄລຍະ​ຍາວ​ໃຫ້​ນັກ​ສຶກສາ​ລາວ; ຊ່ວຍເຫຼືອດ້ານເຄື່ອງຈັກ, ອຸປະກອນບຳລຸງສ້າງ; ຝຶກ​ອົບຮົມ​ນັກ​ຊ່ຽວຊານ​ ແລະ ຜູ້ແຂ່ງຂັນຄົນລາວ ເຂົ້າ​ຮ່ວມ​ການ​ແຂ່ງຂັນສີມືແຮງງານ ອາ​ຊຽນ... ການ​ຮ່ວມ​ມື​ທີ່​ກ່າວ​ມາ​ຂ້າງ​ເທິງ​ນີ້​ ແມ່ນ​ໄດ້​ຮັບ​ການ​ຕີ​ລາຄາ​ສູງ​ຈາກ​ອົງການທີ່ກ່ຽວຂ້ອງ​ຂອງ​ສອງ​ປະ​ເທດ ​ເພາະວ່າ​ມັນ​ຕອບສະໜອງ​ບັນດາ​ບຸລິມະສິດ​ຂອງ​ທັງ​ສອງ​ຝ່າຍ ​ແລະ ນຳ​ມາ​ເຊິ່ງໝາກຜົນ​ທີ່ແທດ​ຈິງ. ສ້າງ​ການຫັນ​ປ່ຽນ​​ຢ່າງເຂັ້ມ​ແຂງກ່ຽວກັບ​ຄຸນ​ນະ​ພາບ​ຂອງ​ການ​ບຳລຸງສ້າງວິຊາຊີບ ນັກສຶກສລາວ ທຶນສ່ວນຕົວ ບຸນຍໍ ວິໄລສັກ (ເກີດປີ 2001) ມາຈາກເມືອງ ພະລານໄຊ ແຂວງ ສະຫວັນນະເຂດ, ກຳລັງສຶກສາຢູ່ຊຸດຮຽນພະຍາບານ K6 ຢູ່ວິທະຍາໄລການແພດ ກວາງຈິ້ . “ຍ້ອນ​ວ່າ​ ນ້ອງຮັກ​ການເປັນ​ພະຍາບານ, ນ້ອງ​ຈຶ່ງ​ຕັດສິນ​ໃຈ​ໄປ​ຮຽນ​ຢູ່ ​ກວາງ​ຈີ. ນ້ອງຕັ້ງ​ໃຈ​ວ່າ ຖ້າ​ຢາກ​ຮຽນ​ເກັ່ງ, ຕ້ອງ​ຮຽນ​ພາ​ສາ​ຫວຽດ​ໃຫ້​ໄດ້​ດີ, ດັ່ງ​ນັ້ນ ນ້ອງກໍ່ຕັ້ງໃຈຮຽນທີ່ສຸດ’’. ພາຍຫຼັງ​ຮຽນ​ທິດ​ສະ​ດີ​ແລ້ວ, ໃນຊຸມວັນລົງຕົວຈິງ​ຢູ່​ໂຮງ​ໝໍ​ແຂວງ​ ກວາງ​ຈິ​ ກໍ່​ມີຄວາມລຳບາກ. ແຕ່ແນວໃດກໍ່ຕາມ ດ້ວຍການແນະນຳຢ່າງສຸຈິດສຸດໃຈຈາກຄູສອນ, ບຸນຍໍ ວິໄລສັກ ກໍ່ໄດ້ນຳເອົາທິດສະດີເຂົ້າໃນການປະຕິບັດຢ່າງຄ່ອງຕົວ. ປະຈຸບັນ, ບຸນຍໍ ວິໄລສັກ ໄດ້ຮັບເຊີນໄປເຮັດວຽກຢູ່ໂຮງໝໍແຂວງ ສະຫວັນນະເຂດ ແລະ ໜ່ວຍງານອື່ນໆອີກຈຳນວນໜຶ່ງໃນ ລາວ. ອາຈານສອນ​ຢູ່​ວິ​ທະ​ຍາ​ໄລ​ໄຟ​ຟ້າ​ ຮ່າ​ໂນ້ຍ ສະໜັບສະໜູນການບໍາລຸງສ້າງວິຊາຊີບ ຊ່າງຕິດຕັ້ງໄຟຟ້າໃນລາວ ຈໍານວນ 2 ຄົນ ເພື່ອກະກຽມເຂົ້າແຂ່ງຂັນສີມືແຮງງານອາຊຽນ ຄັ້ງທີ 10 ບໍ່​ພຽງ​ແຕ່​ບຳລຸງສ້າງວິຊາຊີບຢູ່​ ຫວຽດນາມ ​ເທົ່າ​ນັ້ນ, ຢູ່​ເມືອງ ​ໜອງ​ບົກ, , ​ແຂວງ​ຄຳ​ມ່ວນ, ພາກ​ກາງ​​ລາວ ກໍ​ມີ​ໂຮງຮຽນ​ທີ່​ມີ​ຊື່​ວ່າ ​ມັດທະຍົມຕອນປາຍ -...

ນັກສຶກສາລາວ: ເຂົ້າໃຈ ແລະ ຮັກແພງຫວຽດນາມ ຈາກການເດີນທາງປະສົບການ

ຍສໝ - ໄປ​ຮຽນ​ຢູ່​ຫວຽດ​ນາມ, ນັກ​ສຶກ​ສາ​ລາວ​ມີ​ປະ​ສົບ​ການ​ຕົວ​ຈິງ ແລະ ໄດ້​ໄປ​ຢ້ຽມ​ຢາມ​ຫຼາຍ​ແຫ່ງ. ຜ່ານ​ນັ້ນ​ຊ່ວຍ​ເດັກນ້ອຍ​ຝຶກ​ຝົນ​ທັກ​ສະ​ການ​ຟັງ ​ແລະ ສື່ສານ​ພາສາ​ຫວຽດນາມ; ຮຽນ​ຮູ້​ກ່ຽວ​ກັບ​ປະຫວັດສາດ, ວັດທະນະທຳ​ຮີດຄອງ​ປະ​ເພນີ, ປະ​ເທດ​ຊາດ ​ແລະ ປະຊາຊົນ​ຫວຽດນາມ, ປະກອບສ່ວນ​ເພີ່ມ​ທະວີ​ການ​ພົວພັນ​ມິດຕະພາບ​ທີ່​ເປັນ​ມູນ​ເຊື້ອ​ລະຫວ່າງ​ສອງ​ປະ​ເທດ. ການເດີນທາງ​ຫາກົກເຫງົ້າເຄົ້າຕໍ​ຂອງ​ຫວຽດ​ນາມ​ ​ໃນ​ຕົ້ນ​ເດືອນ​ມີນາ 2023, ​ໂຮງຮຽນ​ມິດຕະພາບ T78 (​ເມືອງ ຟູ້​ເຖາະ, ຮ່າ​ໂນ້ຍ) ​ໄດ້​ຈັດ​ຕັ້ງ​ການ​ຢ້ຽມຢາມ​ເຂດ​ປູຊະນີຍະສະຖານ​ປະຫວັດສາດ​ວັດຮູ່ງ - ຟູ​ເຖາະ ​ໃຫ້​ນັກຮຽນ​ລາວ​ທຸກ​ຄົນ​ພວມ​ຮ່ຳຮຽນ​ຢູ່​ໂຮງຮຽນ. ລົດ​ເມ​ໄດ້​ອອກ​ເດີນທາງ​ແຕ່​ເຊົ້າ​ເພື່ອ​ພາ​ນັກຮຽນ ​ແລະ ຄູ​ສອນ​ລາວ​ເກືອບ 200 ຄົນ​ຈາກ​ໂຮງຮຽນ​ມິດຕະພາບ T78 ​ໄປ​ສູ່​ເມືອງ​ເຟືອງ​ເຈົາ - ​ເມືອງ​ເອກ​ຂອງ​ລັດ​ວັນ​ລານ 4.000 ປີ​ກ່ອນ. ພື້ນທີ່ຂອງທາດຫຼວງມີຂະໜາດໃຫຍ່ຫຼາຍ, ມີວັດ 4 ແຫ່ງ, ວັດ 1 ແຫ່ງ ແລະ ສຸສານ 1 ແຫ່ງ ມີຄວາມກົມກຽວກັບທິວທັດທຳມະຊາດ, ມີພູມສັນຖານສູງສະຫງ່າງາມ, ດິນແດນເຕັມໄປດ້ວຍບັນຍາກາດອັນສັກສິດຂອງພູຜາ ແລະ ນ້ຳມາເຕົ້າໂຮມກັນ. ມີນາ ໄຊຍະວົງ (ອາຍຸ 19 ປີ) ເວົ້າວ່າ: ເສັ້ນທາງຍາວໄກ, ຂັ້ນໄດຫຼາຍ ແລະສູງ, ເຖິງວ່າເຮົາເມື່ອຍຈາກການຍ່າງຫຼາຍ, ແຕ່ເລື່ອງເລົ່າກໍ່ກະຕຸ້ນໃຈເຮົາ. ຢູ່​ໂຮງຮຽນ, ພວກ​ເຮົາ​ຮຽນ​ຜ່ານ​ອິນ​ເຕີ​ເນັດ ​ແລະ ຟັງ​ຄູ​ສອນ​ເລົ່າ​ເລື່ອງ​ນິທານ​ຂອງ​ມັງກອນ ​ແລະ ​ເທວະ​ດາ; ເລື່ອງຂອງໄຂ່ຮ້ອຍ hatching ເປັນຮ້ອຍ; ເດັກນ້ອຍ 50 ຄົນໄດ້ຕິດຕາມພໍ່ ລາກລອງກ່ວນ ລົງທະເລສາບ, ເດັກນ້ອຍ 50 ຄົນໄດ້ຕິດຕາມແມ່ ເອົາເກີ...

ການເຄື່ອນໄຫວອາສາສະໝັກ ໄດ້ປູກຝັງຄວາມສາມັກຄີລະຫວ່າງ ຫວຽດນາມ ແລະ ລາວ

ຍສໝ - ໃນ​ຊຸມ​ປີ​ມໍ່ໆ​ມາ​ນີ້, ບັນດາ​ການ​ເຄື່ອນ​ໄຫວ​ອາສາ​ສະໝັກ​ຂອງ​ຊາວ​ໜຸ່ມ​ນະຄອນ ​ໂຮ່ຈີ​ມິນ, ຮ່າ​ຕິ້ງ, ກວາງ​ຈີ, ກວາງ​ນາມ... ​ໄດ້​ຮັບ​ການ​ຜັນ​ຂະຫຍາຍ​ຢູ່​ຫຼາຍ​ທ້ອງ​ຖິ່ນ​ຂອງ​ລາວ. ບັນດາ​ການ​ເຄື່ອນ​ໄຫວ​ທີ່​ແທດ​ຈິງ ​ແລະ ມີ​ປະສິດທິ​ຜົນ​ໄດ້​ປະກອບສ່ວນ​ເຂົ້າ​ໃນ​ການ​ເພີ່ມ​ທະວີ​ການ​ພົວພັນ​ມິດຕະພາບ​ທີ່​ເປັນ​ມູນ​ເຊື້ອ​ລະຫວ່າງ​ຫວຽດນາມ - ລາວ. ກິດຈະກໍາອາສາສະຫມັກທີ່ຫນ້າຕື່ນເຕັ້ນ ຫ້ອງຄອມພີວເຕີ ໂຮງຮຽນ ມສ ຊົນເຜົ່າ ອັດຕະປື ເມືອງ ສາມັກຄີໄຊ ແຂວງ ອັດຕະປື ປະເທດລາວ ມີນັກຮຽນ ມ. ເດັກ​ຍິງ​ນ້ອຍ​ແລະ​ເດັກ​ຊາຍ​ນັ່ງ​ແລະ​ພິມ​ໄວ​ໃນ​ແປ້ນ​ພິມ​ໄດ້​. ຍ້ອນ​ຄອມ​ພິວ​ເຕີ​ເຊື່ອມ​ຕໍ່​ອິນ​ເຕີ​ເນັດ, ນັກ​ສຶກສາ​ໂຮງຮຽນ​ປະຖົມ​ຊົນ​ເຜົ່າ​ອັດ​ຕະປື​ໄດ້​ເຊື່ອມ​ຕໍ່​ກັບ​ໂລກ, ​ເປີດ​ກວ້າງ​ຄວາມ​ຮູ້, ​ໄດ້​ຮັບ​ການ​ເປີດ​ເຜີຍ​ຂໍ້​ມູນ​ຂ່າວ​ສານ, ​ໃນ​ນັ້ນ​ມີ​ຫຼາຍ​ເລື່ອງ, ຄລິບ​ກ່ຽວ​ກັບ​ການ​ພົວພັນ​ຫວຽດນາມ - ລາວ, ຄົ້ນພົບຫວຽດນາມ, ຄລິບກ່ຽວກັບການສອນພາສາຫວຽດນາມ. ຄອມ​ພິວ​ເຕີ​ກາຍ​ເປັນ​ເພື່ອນ​ຮ່ວມ​ງານ, ໜູນ​ຊ່ວຍ​ນັກ​ສຶກສາ​ທ້ອງ​ຖິ່ນ​ໃນ​ການ​ຮ່ຳຮຽນ​ວິທະຍາສາດ​ຄອມ​ພິວ​ເຕີ ​ແລະ ສອງ​ພາສາ​ຫວຽດນາມ ​ແລະ ລາວ, ສ້າງ​ສະໜາມ​ກິລາ​ທີ່​ມີ​ສຸຂະພາບ​ເຂັ້ມ​ແຂງ ​ແລະ ມີ​ປະ​ໂຫຍ​ດທີ່​ມີ​ຄວາມ​ໝາຍ​ດ້ານ​ມະນຸດສະທຳ​ອັນ​ເລິກ​ເຊິ່ງ. ຫ້ອງ​ຄອມ​ພິວ​ເຕີ​ລວມມີ 10 ຊຸດ​ເຄື່ອງ​ຈັກ​ມູນ​ຄ່າ 120 ລ້ານ​ດົ່ງ ​ເປັນ​ຂອງຂວັນ​ຂອງ​ຄະນະ​ຊາວ​ໜຸ່ມ​ຕຳຫຼວດ​ນະຄອນ​ໂຮ່ຈິ​ມິນ ​ໃນ​ໄລຍະ​ເດີນທາງ​ອາສາ​ສະໝັກ​ລະດູ​ຮ້ອນ​ ມິຖຸນາ 2023 ​ໃຫ້​ບັນດາ​ຄູ​ອາຈານ ​ແລະ ນັກຮຽນ​ໂຮງຮຽນ​ປະຖົມ​ຊົນ​ເຜົ່າ​ອັດ​ຕະປື. ບໍ່​ພຽງ​ແຕ່​ຊາວ​ໜຸ່ມ​ນະຄອນ​ໂຮ່ຈີ​ມິນ​ເທົ່າ​ນັ້ນ, ປີ 2023, ຊາວ​ໜຸ່ມ​ແຂວງ ຮ່າ​ຕິ້ງ, ກວາງ​ນາມ, ບິ່ງ​ດິ່ງ ​ແລະ ກວາງ​ຈີ ​ໄດ້​ຈັດ​ຕັ້ງ​ຫຼາຍ​ກຸ່ມ​ອາສາ​ສະໝັກ​ຊ່ວຍ​ເຫຼືອ​ປະຊາຊົນ​ລາວ. ນະຄອນ​ໂຮ່ຈິ​ມິນ ​ໃຫ້ການ​ສະໜັບສະໜູນ​ດ້ານ​ຄອມ​ພິວ​ເຕີ​ໃຫ້​ແກ່​ນັກ​ສຶກສາ​ລາວ. (ພາບ: ເຕີນຫງ້ຽບ) ຢູ່​ແຂວງ​ຈຳປາ​ສັກ ​ແລະ ອັດ​ຕະປື, ລາວ, ກຸ່ມ​ອາສາ​ສະໝັກ​ນະຄອນ ​ໂຮ່ຈີ​ມິນ ​ໄດ້​ຈັດ​ຕັ້ງ​ການ​ກວດ​ພະຍາດ​ໃຫ້​ແກ່ 5.000 ຄົນ ​ແລະ ​ເດັກນ້ອຍ, ​ແບ່ງປັນ​ປະສົບ​ການ​ໃນ​ການກວດ​ພະຍາດ Covid...

Bài đọc nhiều

Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Sáng 23/3, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu phát triển Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ...

Sắp phát hành bộ tem bưu chính Việt Nam thứ tám về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tem bưu chính kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024) là 1 trong 2 đề tài tem vừa được Bộ TT&TT bổ sung vào chương trình đề tài tem bưu chính năm 2024, cùng với đề tài kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới UPU. Ban Tem bưu chính, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho hay, với việc bổ sung thêm 2 đề tài tem trên,...

Cùng chuyên mục

Sắp phát hành bộ tem bưu chính Việt Nam thứ tám về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tem bưu chính kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024) là 1 trong 2 đề tài tem vừa được Bộ TT&TT bổ sung vào chương trình đề tài tem bưu chính năm 2024, cùng với đề tài kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới UPU. Ban Tem bưu chính, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho hay, với việc bổ sung thêm 2 đề tài tem trên,...

Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Sáng 23/3, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu phát triển Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết chiến Him Lam, thắng trận mở màn

Đúng 17 giờ ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Sau 5 giờ chiến đấu, quân đội ta đã hoàn toàn làm chủ trung tâm đề kháng Him Lam của quân Pháp. Chiến thắng này đã giáng một đòn mạnh vào sự kiêu căng, tự đắc của thực dân Pháp về "cánh cửa thép" của tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm”.       TTXVN/Báo Tin...

Chạm vào Hà Giang: Điểm đến hấp dẫn

Những sản phẩm du lịch đặc sắc Phần nhiều ở các địa điểm du lịch trên thế giới, hay ở chính New Zealand cũng vậy, khách du lịch sẽ được trải nghiệm sự tiện nghi, hiện đại, nói cách khác đó là du lịch nghỉ dưỡng. Có nhiều người lại chọn cách du lịch theo tour, đi theo hướng dẫn viên và đến những địa điểm nổi tiếng. Thế nhưng ở Hà Giang, du lịch trải nghiệm có lẽ là...

Chị đẹp Long An mang loại gạo ngon nhất thế giới về quê hương, biến cám gạo thành loại thực phẩm đắt hàng

Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, chị Nguyễn Thị Cẩm Tiên (ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông) ấp ủ ước mơ góp phần nâng cao chất lượng giống lúa cũng như đưa gạo ngon nhất thế giới về quê hương. Để thực hiện ước mơ này, năm 2022, chị cùng các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Đúng Sạch (xã Mỹ Thạnh Đông) sản xuất thử giống lúa...

Mới nhất

Những pha nhào lộn ‘đã mắt’ tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định

Ngày 23.3, trong khuôn khổ giải đua mô tô nước thế giới diễn ra tại Bình Định, các vận động viên quốc tế đã để lại những màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship) có hạng mục thi đấu, gồm: Runabout GP1 (dành cho những tay đua...
03:53:23

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín...

Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Chờ chính sách, 1 tuần SJC 'bay' 1 triệu đồng/lượng

Xem nhanh: • Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 • Giá vàng quốc tế hôm nay 24/3/2024 • Dự báo giá vàng Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 Chốt phiên 23/3, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,3 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 78 triệu...

Mới nhất