Trang chủPolitical ActivitiesQuy định mới về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân,...

Quy định mới về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú


Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 02/4/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (NGND, NGƯT).

So với Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định về xét tặng NGND, NGƯT, Nghị định số 35/2024/NĐ-CP có một số điểm mới để giải quyết vướng mắc trong thực tiễn áp dụng thời gian vừa qua và tiếp cận yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đặc biệt yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Quy định rõ hơn cách tính thời gian, nhóm đối tượng và tiêu chuẩn xét tặng

Nghị định số 35/2024/NĐ-CP quy định các thành tích để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành Giáo dục; không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào thì đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT tại đơn vị đó.

Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trong thời gian giữ chức vụ quản lý, có tham gia nuôi dạy, giảng dạy đủ định mức tối thiểu theo quy định thì được tính thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và được quy đổi theo các mức cụ thể.  

Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của từng đối tượng, loại hình cơ sở giáo dục có tính chất tương đồng, Nghị định số 35/2024/NĐ-CP chia thành 7 nhóm đối tượng thống nhất ở cả tiêu chuẩn NGND và tiêu chuẩn NGƯT để xây dựng tiêu chuẩn theo 07 nhóm đối tượng, tạo sự mạch lạc trong văn bản cũng như sự tôn vinh của cấp học, bậc học đó và thuận lợi cho các cơ sở giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị định.

Cụ thể 07 nhóm gồm: Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non; Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường giáo dưỡng, trường năng khiếu, trường dự bị đại học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp; Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các trường cao đẳng, trung tâm chính trị cấp huyện, trường chính trị tỉnh, cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các b, ban, ngành; Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học, cán bộ nghiên cứu giáo dục; Cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục cấp phòng, cấp sở; Cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục cấp tổng cục, bộ, ban, ngành; Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục đang công tác từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.   

Quan tâm nhóm đối tượng đặc thù

Một điểm mới đặc biệt trong Nghị định số 35/2024/NĐ-CP là xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.

Cụ thể, thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 2 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.

Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên khi đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.

Bổ sung tiêu chuẩn đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục có 15 năm trở lên liên tục công tác tại các trường, điểm trường ở vùng xa xôi hẻo lánh thuộc thôn, xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, vận động được nhiều người học đến trường và duy trì sĩ số học sinh được cấp huyện khen thưởng thì hội đồng cấp huyện căn cứ đề xuất của cơ sở giáo dục để bình xét và lựa chọn không quá 01 nhà giáo hoặc cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục tiêu biểu cho mỗi đợt xét.

Thực tế cho thấy, qua 16 lần xét tặng, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy học sinh khuyết tật, công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được phong tặng còn rất ít, chưa phản ánh hết những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các thầy giáo, cô giáo công tác tại môi trường đặc thù. Việc điều chỉnh về tiêu chuẩn, thời gian trực tiếp giảng dạy thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng khó khăn; đồng thời tạo động lực để các nhà giáo tiếp tục phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao hơn trong giảng dạy, giáo dục, góp phần đưa giáo dục vùng khó khăn chuyển biến tích cực.

Hiện nay, cả nước có 32 trung tâm và 34 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật với hơn 2000 cán bộ giáo viên. Trong 03 lần xét tặng gần đây theo Nghị định số 27/2015/NĐ-CP mới chỉ có 02 cán bộ quản lý được phong tặng danh hiệu NGƯT, chưa có giáo viên trực tiếp giảng dạy được phong tặng. Học sinh khuyết tật có nhiều hạn chế về khả năng nghe, nhìn và vận động; vì vậy công tác chăm sóc, giáo dục các em đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì hơn so với đối tượng học sinh bình thường.

Để bảo đảm quyền lợi cho nhà giao, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng, Nghị định số 35/2024/NĐ-CP quy định về việc chuyển tiếp để trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2023 còn thiếu tiêu chuẩn về chủ trì biên soạn báo cáo chuyên đề tại các hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp sở, ban, ngành tổ chức; quy định về tác giả sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành, tỉnh thì được áp dụng các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2015 (khi đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự này lần thứ 17 vào năm 2026).

Bổ sung tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo

Nghị định số 35/2024/NĐ-CP bổ sung một số tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo. Cụ thể như: Biên soạn báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng… để thể hiện năng lực sư phạm, kỹ năng mềm, khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn và tính lan tỏa, ảnh hưởng của nhà giáo tại địa phương nơi công tác.

Ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, bổ sung danh hiệu giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi… bởi vì thực tế trong ngành Giáo dục còn có danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi, giáo viên, giảng viên đoạt giải tại các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên… Các quy định về nội dung, tiêu chuẩn, hồ sơ, thẩm quyền tổ chức hội thi của các hội thi này là tương đương nhau.

Đối với tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ, hiện nay không phải trường đại học nào, ngành học nào cũng được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, nhất là đối với các trường đại học tư thục, trường đại học trực thuộc địa phương. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất thay thế thành tích đào tạo tiến sĩ đối với các ngành, trường không được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bằng thành tích hướng dẫn học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú;   hoặc hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường hoặc nhà giáo có đề tài nghiên cứu khoa học đoạt giải (hoặc khen thưởng) cấp trường trở lên… nhằm tạo điều kiện cho các nhà giáo thuộc trường đại học thuộc địa phương, tư thục có cơ hội tham gia xét tặng.

Quy định rõ về sáng kiến để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy hoặc quản lý và có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh cho phù hợp với các quy định về điều lệ sáng kiến và Luật Thi đua, khen thưởng (Nghị định số 27/2015/NĐ-CP quy định là sáng kiến do cấp trên trực tiếp quản lý công nhận). Bổ sung sáng kiến do Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị công nhận có phạm vi ảnh hưởng trong ngành tương đương sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy hoặc quản lý và có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành tỉnh (theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, là đơn vị có nhiều đặc thù trong công tác công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến).

Cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình xét tặng

Nghị định số 35/2024/NĐ-CP cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình, thời gian, cụ thể hóa các tiêu chí theo hướng định lượng tiêu chuẩn, tạo thuận lợi cho các đối tượng được xét tặng, cũng như các cấp hội đồng.

Chỉ còn 3 cấp hội đồng (cấp cơ sở, cấp bộ/ban/ngành/tỉnh/đại học quốc gia, cấp Nhà nước). Không quy định việc thành lập Hội đồng xét tặng nhà giáo tại các cơ sở giáo dục, đơn vị; việc lấy phiếu tín nhiệm, hướng dẫn khai hồ sơ, xác nhận hồ sơ, đánh giá uy tín, tầm ảnh hưởng của nhà giáo sẽ do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng đơn vị thực hiện nhằm giảm bớt 1, thậm chí có hồ sơ nhà giáo giảm được 2 cấp hội đồng trong quá trình xét tặng.

Điều chỉnh Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng đại học quốc gia đề nghị trình lên Hội đồng cấp Nhà nước, không qua Hội đồng chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện theo đúng quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, bảo đảm sự công bằng về số lượng cấp hội đồng đối với nhà giáo thuộc bậc học mầm non, phổ thông so với các bậc học khác.

Nội dung chi tiết của Nghị định trong file đính kèm/.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa…

Hội thảo với mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng, đảm bảo xuất khẩu gạo chất lượng cao và giá trị cao. Ngày 23/06/2023, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết địnhsố 2258/QĐ-BNN-HTQT về việc thành lập Nhóm công...

Đồng hành để gỡ khó, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản

Chiều 5/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức sự kiện thường niên - "Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và gặp mặt Hội viên năm 2024".  Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch VNREA cho biết, bước vào 2024, VNREA sẽ tham gia vào công tác góp ý soạn thảo các Nghị định hướng dẫn một số điều 3 Luật gồm: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà...

Tập trung cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp, người dân

Sáng 5/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ...

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 5/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch là tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các bộ, ngành, chính quyền địa...

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

Chương trình được khởi xướng và tổ chức bởi Viện Lãnh đạo ABG (www.abg.edu.vn), là một tổ chức giáo dục không vì mục tiêu lợi nhuận với sứ mệnh kết nối và phát triển các nhà lãnh đạo trẻ vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Học viên của chương trình là các lãnh đạo trẻ từ 19 - 26 tuổi, không giới hạn phạm vi địa lý, là người sáng lập hoặc đang điều hành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần giải pháp đột phá đổi mới, phát triển giáo dục mầm non

Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các thành viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo (GDĐT) giai đoạn 2023-2026; Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban...

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giáo dục Việt Nam và bang Hessen, Đức

Vui mừng được đón đoàn của Bộ Khoa học và Nghiên cứu, Nghệ thuật và Văn hóa bang Hessen, Đức tới thăm và làm việc với Bộ GDĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đồng thời chúc mừng ngài Timon Gremmels vừa chính thức nhận nhiệm vụ Bộ trưởng. Thứ trưởng chúc Bộ trưởng và đoàn công tác sẽ có chuyến công tác đầu tiên tại Việt Nam thành công và đáng nhớ. Quang cảnh buổi tiếp Khẳng định chuyến đi...

Nữ giáo sư Việt Nam đạt giải thưởng Kovalevskaia

Giải thưởng Kovalevskaia mang tên nhà toán học Nga Sophia Kovalevskaia bắt đầu trao tại Việt Nam vào năm 1985. Đây là giải thưởng được trao thường niên cho các nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên - một lĩnh vực có vai trò then chốt trong nền kinh tế tri thức. Giải thưởng Kovalevskaia là thành quả sau 28 năm nghiên...

Sẵn sàng cho Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc giai đoạn 1 năm 2024

Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc là hoạt động thường niên do Bộ GDĐT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức định kỳ 4 năm một lần. Tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động này gián đoạn từ năm 2016 (lần thứ IX) đến năm 2024 mới tổ chức lần thứ X. Quang cảnh buổi làm việc của đoàn công tác Bộ GDĐT với Ban Tổ chức của tỉnh Đắk Lắk Hoạt động...

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chúc mừng TPHCM là Thành phố học tập toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc dự, chúc mừng và trao Chứng nhận thành phố học tập toàn cầu của UNESCO cho TPHCM. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc trao Chứng nhận thành phố học tập toàn cầu của UNESCO cho bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND...

Bài đọc nhiều

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan và Triển lãm quốc tế Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt …

Đây là hoạt động bên lề sự kiện “Hội nghị Liên ngành Hội đồng và Giám sát lần thứ 2 khoá 30” từ ngày 08 - 09/04/2024 của Tổng hội Thương Mại Đài Loan Thế Giới được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, với 2000 Đại biểu thuộc 176 Hiệp hội thành viên ở 72 quốc gia trên toàn thế giới. Đài Loan hiện là đối tác đầu tư lớn thứ 4 và đối tác thương mại...

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 39 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 02 và 03/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 39. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: I- Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ 37 đối với Ban cán...

Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam

(ĐCSVN) - Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) lần thứ 15 phản ánh cảm nhận, trải nghiệm, ý kiến và kỳ vọng của người dân Việt Nam về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023. PGS, TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia...

Khởi tố thêm 03 bị can liên quan đến vụ án tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt...

Quá trình điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan,...

Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hội nghị được diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Theo quy định của Tổ chức Hải quan Thế giới, mã HS của Hệ thống Hài hòa về Mô tả và Mã hóa Hàng...

Cùng chuyên mục

Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa…

Hội thảo với mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng, đảm bảo xuất khẩu gạo chất lượng cao và giá trị cao. Ngày 23/06/2023, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết địnhsố 2258/QĐ-BNN-HTQT về việc thành lập Nhóm công...

Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, lý luận trong toàn lực lượng Công an nhân dân

Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ… Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc.   Báo cáo về các mặt công tác của đơn vị, Trung tướng Trần Vi Dân, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an nêu rõ: Trải qua gần 05 năm thành lập và triển khai hoạt động với 02 lần kiện toàn tổ chức bộ máy, Cục Khoa học, Chiến...

Tháng 4/2024, hoàn thành kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến các dự án AIC thực hiện

(ĐCSVN) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương Nghiêm Phú Cường yêu cầu tập trung chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến các dự án, gói thầu do AIC thực hiện, hoàn thành việc kiểm tra, xử lý và báo cáo UBKT Trung ương trong tháng 4/2024.   Ngày 5/4, tại tỉnh Sơn La, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra,...

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva

(ĐCSVN) – Các tài liệu, tư liệu, hình ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ và về Hội nghị Geneva năm 1954 bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là minh chứng quan trọng góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về các sự kiện lịch sử, về quân sự, ngoại giao... và về lịch sử dân tộc Việt Nam.   Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa thông tin về tài...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Thư chúc mừng năm mới hai nước Lào và Campuchia

(ĐCSVN) - Nhân dịp Tết Bun Pimay của Lào và Tết Chol Chnam Thmay của Campuchia, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng tới đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chí Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân...

Mới nhất

Tìm thân nhân bé trai bị bỏ rơi trước cửa nhà dân ở Hà Tĩnh

Tối 5/4, UBND xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, phát thông báo tìm bố, mẹ đẻ cho cháu bé bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở thôn Trà Sơn.Khoảng 3h ngày 5/4, ông Nguyễn Xuân Chiến (trú tại thôn Trà Sơn) nghe tiếng khóc của trẻ con. Sau một lúc tìm kiếm, ông Chiến phát hiện một...

Hỗ trợ người làm báo TP HCM tại Hà Nội thuận lợi hơn trong tác nghiệp

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Văn phòng đại diện các cơ quan báo chí TP HCM tại Hà Nội đã thông tin về tình hình hoạt động của các...

Động đất làm rung chuyển thành phố New York

MỹĐộng đất 4,7 độ làm rung lắc nhiều tòa nhà ở thành phố New York và các bang lân cận, khu vực hiếm khi có hoạt động địa chất mạnh. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết động đất xảy ra lúc 10h20 ngày 5/4 (21h20 giờ Hà Nội) với tâm chấn nằm ở độ sâu...

Tháng 4/2024, hoàn thành kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến các dự án AIC thực hiện

(ĐCSVN) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương Nghiêm Phú Cường yêu cầu tập trung chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến các dự án, gói thầu do AIC thực hiện, hoàn thành việc kiểm tra, xử lý và báo cáo UBKT Trung ương trong tháng 4/2024.   Ngày 5/4,...

Lãnh đạo Tập đoàn Mazda thăm, làm việc tại THACO AUTO

Ngày 25/03, THACO AUTO đón tiếp đoàn...

Mới nhất