Trang chủDestinationsTiền GiangQuyết tâm cao, nỗ lực lớn, phấn đấu hoàn thành cao nhất...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI


Trao đổi với Báo Ấp Bắc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Danh cho biết, để thực hiện mục tiêu về một Tiền Giang phát triển vào năm 2025 và những năm tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang tiếp tục quyết tâm cao, nỗ lực lớn vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

* Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của tỉnh Tiền Giang trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh trong nửa nhiệm kỳ qua?

* Đồng chí Nguyễn Văn Danh: Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh (2020 – 2025), tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với nền tảng và sự phát triển tích cực trước đây, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, sự đoàn kết nội bộ và phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ, chia sẻ của các đồng chí lão thành cách mạng, nên tỉnh đã vượt qua những khó khăn, thách thức và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện. Kết quả cụ thể ở một số lĩnh vực như sau:





Đồng chí Nguyễn Văn Danh (thứ 2 từ phải qua) đi kiểm tra các khu vực thực binh phục vụ Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Tiền Giang năm 2022.                                                                           Ảnh: Thanh Lâm
Đồng chí Nguyễn Văn Danh (thứ 2 từ phải qua) đi kiểm tra các khu vực thực binh phục vụ Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Tiền Giang năm 2022. Ảnh: THANH LÂM

– Về công tác xây dựng Đảng: Trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh và nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tỉnh ủy luôn chú trọng thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Từng cấp ủy viên ở các cấp đều có sự đổi mới trong phương pháp lãnh đạo, điều hành theo hướng nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả; bám sát quy chế làm việc, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết công việc theo chương trình, kế hoạch.

Các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức, định hướng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; công tác tuyên truyền được tập trung hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn và có sức thuyết phục cao; chú trọng phát hiện, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới trên từng lĩnh vực để tạo sức lan tỏa trong xã hội.

– Về tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP – giá hiện hành) không ngừng gia tăng, năm 2020 là 98.861 tỷ đồng, đến năm 2022 tăng lên 112.462 tỷ đồng và ước thực hiện năm 2023 đạt khoảng 123.600 tỷ đồng. Trong điều kiện tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm phấn đấu vươn lên, kinh tế của tỉnh có dấu hiệu phục hồi và tăng trở lại: Năm 2021 là âm 0,91% (do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19), năm 2022 tăng 7,04% và năm 2023 ước tăng 7,5%; bình quân trong 3 năm (2021 – 2023) tăng khoảng 4,3%/năm.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 là 56 triệu đồng, năm 2022 là 63 triệu đồng và năm 2023 ước đạt 69 triệu đồng (tương đương 2.872 USD).

– Về thu hút đầu tư, tăng dần qua các năm: Năm 2021 thu hút 10 dự án với vốn đăng ký 5.313 tỷ đồng, năm 2022 thu hút 16 dự án với vốn đăng ký 10.139 tỷ đồng, dự kiến năm 2023 thu hút 22 dự án với vốn đăng ký khoảng 20.000 tỷ đồng. Tính từ năm 2021 đến năm 2023, tỉnh dự kiến thu hút 48 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 44.450 tỷ đồng.

– Về lao động, việc làm, công tác dạy nghề và đào tạo lao động, luôn được quan tâm, đặc biệt là hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 51% năm 2020 lên 52,5% năm 2022 và ước đạt 54% vào năm 2023.

– Về xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh có 137/142 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/8 huyện (Gò Công Đông, Chợ Gạo, Gò Công Tây và Cai Lậy) đạt chuẩn nông thôn mới, 3/3 đô thị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (TP. Mỹ Tho, TX. Gò công, TX. Cai Lậy).

Đến cuối năm 2023, phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số lên 142/142 xã (đạt tỷ lệ 100%); 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số lên 50 xã (đạt tỷ lệ 35,2%); 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiễu mẫu, nâng tổng số lên 4 xã (đạt tỷ lệ 2,9%) và 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Cái Bè và huyện Châu Thành), nâng tổng số lên 6/8 huyện.

Có thể nói, với sự đoàn kết, quyết tâm chính trị rất cao, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong nửa nhiệm kỳ qua đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội gắn với thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh.

Trong đó, tỉnh đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, Chương trình hành động với 3 mục tiêu lớn của Đại hội đó là: Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; tự cân đối ngân sách và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng GRDP, xây dựng tỉnh nông thôn mới…

* PV: Theo đồng chí, đâu là những bài học thực tiễn được rút ra qua kết quả lãnh đạo, chỉ đạo trong nửa nhiệm kỳ qua?

* Đồng chí Nguyễn Văn Danh: Qua kết quả khả quan đạt được của nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, có thể thấy 4 vấn đề được rút ra, cụ thể:

Thứ nhất: Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Thứ hai: Tăng cường đoàn kết, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm, sự nêu gương trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống gắn với thực hiện hiệu quả việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ”; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Thứ ba: Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025, đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp bằng các nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, chú trọng phân tích, dự báo tình hình, có giải pháp sát với thực tiễn để thực hiện đạt kết quả cao nhất; xem công tác kiểm tra, giám sát là vấn đề trọng tâm và thường xuyên trong công tác lãnh đạo, có sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện ngày càng tốt hơn.   

Thứ tư: Chú trọng công tác cải cách hành chính, công tác dân vận gắn với phát huy dân chủ ở cơ sở; thông tin kịp thời những chủ trương, chính sách đến người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, đồng tình, ủng hộ; đặc biệt là xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý gần dân, sát dân, lắng nghe và giải quyết hợp lý, hợp tình những vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc.

* PV: Để hiện thực hóa các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI đề ra, Tiền Giang sẽ tập trung triển khai các công việc gì trong nửa nhiệm kỳ còn lại?

* Đồng chí Nguyễn Văn Danh: Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

Một là: Tiếp tục lãnh đạo thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) và Kết luận 21 ngày 25-10-2021, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt ở các cấp.





Hoạt động tại Công ty TNHH Gia công  đồng Hải Lượng ở Khu công nghiệp Long Giang.   Ảnh: VĂN THẢO
Hoạt động tại Công ty TNHH Gia công đồng Hải Lượng ở Khu công nghiệp Long Giang. Ảnh: VĂN THẢO

Trong lãnh đạo tổ chức thực hiện phải bám sát các Chỉ thị, Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, của địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới để kịp thời điều chỉnh bổ sung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đề cao tinh thần chủ động, sáng tạo gắn với trách nhiệm của tập thể, của cá nhân, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Hai là: Triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển. Trên cơ sở đó, triển khai thực hiện các quy hoạch ngành theo quy định pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và đầu tư công trung hạn nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh; nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, gia tăng năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Ba là: Tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, về vùng nguyên liệu để đầu tư phát triển lĩnh vực chế biến nông sản, đặc biệt là trái cây (loại nông sản chủ lực của tỉnh), góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phát triển 2 vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước và Gò Công; ưu tiên đầu tư Khu công nghiệp Tân Phước 1, Khu công nghiệp Tân Phước 2, Khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Soài Rạp, Khu công nghiệp Bình Đông.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, chú trọng chỉnh trang các đô thị trung tâm 3 vùng của tỉnh (TP. Mỹ Tho, TX. Cai Lậy, TX. Gò Công); đa dạng các ngành, lĩnh vực dịch vụ có nhiều tiềm năng, lợi thế nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Thứ tư là: Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình và phương thức đào tạo; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế, y tế dự phòng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở khám, chữa bệnh để sớm đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ nhân dân.

Năm là: Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác quốc phòng, an ninh; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế. Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời xây dựng phương án, kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm, vô hiệu hóa các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; bố trí lực lượng xử lý kịp thời mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, tạo thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; bảo đảm lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó hậu quả thiên tai, dịch bệnh; thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông.

* PV: Để  xây dựng tỉnh Tiền Giang ngày một đẹp, giàu, xin đồng chí chia sẻ những giải pháp mang tính đột phá của địa phương trong nửa nhiệm kỳ còn lại cũng như trong giai đoạn tiếp theo?

* Đồng chí Nguyễn Văn Danh: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đưa ra 3 khâu đột phá của tỉnh trong nhiệm kỳ, các nội dung này đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể:

– Về tập trung đầu tư, hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực, vùng động lực:

Tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông đến năm 2025; Dự án Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025 và các dự án về chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ (sầu riêng, thanh long, sản phẩm gà ác, sản phẩm chim cút)…

Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, thực hiện chuỗi giá trị trên lúa, cây ăn trái, rau, chăn nuôi và thủy sản; tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng trong xây dựng nông thôn mới.

Công tác kiểm tra, xử lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản luôn được quan tâm, gắn với hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung, ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nông dân. Khai thác, phát triển có hiệu quả vùng động lực khu vực Gò Công và Đông Nam Tân Phước về công nghiệp; tập trung phát triển đô thị gắn với phát triển thị trường bất động sản vùng Trung tâm.

– Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ ở đô thị và nông thôn:

Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm và 5 năm, tỉnh đã quán triệt cho các sở, ban, ngành, địa phương nhanh chóng triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã đề ra trong các Nghị quyết của Trung ương, của Chính phủ và của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh.

Trong đó, tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, gia tăng xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng; phát triển mạnh kinh tế – đô thị 3 vùng của tỉnh, phát triển du lịch, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi đồng bộ, thông suốt giữa các vùng trong tỉnh và các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải phía Đông, vùng Đồng Tháp Mười; ưu tiên xây dựng hoàn thành các tuyến đường chính theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây của tỉnh, khai thác hiệu quả đầu tư công trình giao thông ven biển, ven sông Tiền…

– Về phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính:

Trong những năm qua, các cấp, các ngành luôn đề cao tính sáng tạo trong lực lượng trí thức, nhất là trí thức trẻ, để trí thức địa phương phát huy năng lực, cống hiến tài năng, trí tuệ phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh; tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức được nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và phát huy tối đa năng lực công tác.

Ngoài đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ trí thức của tỉnh còn thường xuyên được cập nhật kiến thức về lý luận chính trị, về đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về khoa học lãnh đạo, quản lý, kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…

Việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đội ngũ trí thức được cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm thực hiện bằng nghị quyết, kế hoạch trên cơ sở tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức được tham gia đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Chú trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu thị trường; tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, cải thiện nâng cao các Chỉ số Năng lực cạnh tranh, Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công… phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Để hiện thực khát vọng về một Tiền Giang phát triển vào năm 2025 và những năm tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tiền Giang quyết tâm cao, nỗ lực lớn vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân; có giải pháp đầu tư, khơi thông hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công và thu hút đầu tư, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.

* PV: Xin cảm ơn đồng chí!

DUY SƠN (thực hiện)

.



Source link

Cùng chủ đề

8-3: Đàn ông tặng quà để đu trend, làm màu coi rất dị hợm

Như Tuổi Trẻ phản ánh: Hằng năm cứ vào dịp 8-3, trên khắp các diễn đàn rộ lên những câu hỏi đại loại: Nên hay không nên tặng quà cho vợ, người yêu? Chỉ cần một món quà nho nhỏ tượng trưng hay giá trị món quà càng cao mới thể hiện tấm lòng người tặng?Thậm chí một số chị em còn...

23 năm Đời sống và Pháp luật qua lăng kính của độc giả trung thành

Hấp dẫn với bạn đọc Tháng 3, Tạp chí Đời sống và Pháp luật kỷ niệm 23 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (2/3/2001- 2/3/2024). Đây cũng là dịp để mỗi thành viên trong tòa soạn Tạp chí Đời sống và Pháp luật ôn lại những kỷ niệm đã qua trong quá trình thắp lửa đam mê với nghề nghiệp và gắn bó với tập thể ngày càng lớn mạnh. Trải qua 23 năm xây dựng và...

Đường sách Tp. Thủ Đức, bạn đọc, Đường sách, TP. Thủ Đức, Nhà sách

(NADS) - Đường sách TP. Thủ Đức (TP. HCM) không chỉ là con đường độc đáo mà còn là không gian văn hóa tôn vinh giá trị ý nghĩa và nhân văn. Được tổ chức nhân kỷ niệm 2 năm thành lập TP. Thủ Đức, với sự hợp tác giữa ban ngành và chính quyền TP. Thủ Đức với cộng đồng đã tạo nên sự kiện ý nghĩa này. ...

Làm sao để kiểm soát sự tập trung giữa cơn bão công nghệ?

Công nghệ và sự phát triển trong khoa học công nghệ đã giúp thế giới thay đổi toàn diện. Tuy vậy, công nghệ cũng để lại những hệ quả, một trong số đó là sự xao lãng của tâm trí con người trong thế giới thực tại.

Lớp học tình thương dành cho học sinh nghèo

Đều đặn các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, tại căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu) vang lên tiếng giảng bài của lớp học Ngữ văn miễn phí cho các học sinh khó khăn do cô Phạm Thị Kim Cương (sinh năm 1977, trú tại phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) đứng lớp. Suốt 25 năm nay, cô Cương luôn hết mình truyền đạt kiến thức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc dịp Tết Trung thu

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, dịp Tết Trung thu nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến, một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ...Ngày 15-8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về việc bánh...

Hy vọng mới về phương pháp điều trị cho các bệnh nhân Alzheimer

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 loại thuốc Dasatinib và Quercetin giúp làm trẻ hóa não cá Killi, loài cá châu Phi có quá trình lão hóa giống như con người. Não bị “lão hóa” là tình trạng các tế bào não “bị bệnh” hoặc “già hóa” hiện diện với số lượng lớn và tiết ra các chất có hại ngăn cản hoạt động bình thường và phục hồi của các tế bào não xung quanh....

Tướng lĩnh của ECOWAS thảo luận khả năng can thiệp quân sự vào Niger

ECOWAS đã đưa ra tối hậu thư đối với chính quyền quân sự ở Niger, cảnh báo sẽ có biện pháp can thiệp quân sự nếu các tướng lĩnh tiến hành vụ đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum. Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 15-8, các nguồn thạo tin cho...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Sẽ làm mọi biện pháp để nâng cao vị thế nhà giáo

"Tại các diễn đàn lớn nhỏ, hễ có cơ hội là chúng tôi bày tỏ các kiến nghị để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhà giáo,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các thứ trưởng trong buổi gặp gỡ với 700.000 giáo viên. (Ảnh: PV/Vietnam+) Khẳng định nhà giáo là tài sản quý giá nhất của ngành, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp...

Khởi tố Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang Nguyễn Việt Trí và 17 bị can khác trong vụ án khai thác cát vượt trữ lượng cấp phép. Bị can Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN phát) Ngày 15-8, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ...

Mới nhất

Từ nữ vũ công giản dị đến ‘bà hoàng’ dinh thự nghìn tỷ, ngập trong đồ hiệu

Dù đã tàn tiệc nhưng cả thế giới vẫn đang đổ dồn sự chú ý vào...

Phim “Hoa gian lệnh” cứu sự nghiệp của Cúc Tịnh Y

Cúc Tịnh Y nỗ lực diễn xuất"Hoa gian lệnh" gây hứng thú, tò mò cho người xem từ những tập phim đầu tiên. Trong tập 1, nam nữ chính đã phải đối mặt với vụ thảm án diệt môn 9 mạng người. Sau đó là hàng loạt những tội ác khác lật mở. Tuy nhiều tình tiết táo...

Khoảnh khắc ấn tượng ở chặng đua mô tô nước lần đầu có mặt tại Việt Nam

Trải qua thời gian thi đấu, các đội thi đã thiết lập nhiều kỷ lục mới, mang về những phần thưởng xứng đáng và sự ngưỡng mộ từ khán giả Việt Nam và cộng đồng yêu thích bộ môn thể thao mạo hiểm mô tô nước quốc tế. Giải đấu UIM-ABP Aquabike World Championship chặng Grand Prix of Binh Dinh...

Hội đồng nhân dân sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Chủ trì hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc...

Mới nhất