Trang chủDestinationsLào CaiRẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa


Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

Dìn Chin và Tả Gia Khâu là 2 xã vùng cao, xa xôi nhất nhì huyện Mường Khương. Nằm chon von trên các mỏm núi cao giáp ranh sông Chảy, khu vực này được ví như “Trường Sa cạn”. Những triền núi có độ dốc lớn khiến nước mưa tưởng như chảy tuột xuống dòng sông phía dưới. Trải qua chừng nửa năm trời không có trận mưa nào nên những mạch nước gần như “kiệt sức”, rệu rã vắt những dòng nước nhỏ không đủ thỏa cơn khát ngày mùa.

Mọi năm, đến tháng 5 là vùng này đã bước vào mùa mưa, người dân sẽ ra đồng cấy vụ lúa duy nhất trong năm. Năm nay hạn kéo dài, trên các chân ruộng bám theo triền núi dốc vẫn vàng khô màu đất. Những mảng đất đã cày lật từ tháng 4 trải qua hơn tháng trời nắng hạn khô như rang chờ mưa xuống để được hoàn thành sứ mệnh của một vụ mùa.

4.jpg

Trưa tháng 5, bà Nùng Thị Dín (thôn Dìn Chin, xã Dìn Chin) ra ruộng xem mạ. Những cây mạ đang héo hắt trên nền đất ruộng cứng như mặt sân. Theo bà Dín, những luống mạ đã gieo hơn 1 tháng chỉ chờ có mưa là sẽ đem ra cấy. Cả cái tràn ruộng này có 6 mảnh, vì không có nguồn nên cũng chẳng có mương nước nào để dẫn nước về cấy. Đối với người dân nơi này, việc gieo trồng đều phụ thuộc “nước trời”. Bà Dín ngửa mặt lên trời mà than: Cứ nắng như thế này khéo năm nay không cấy được lúa. Mấy hôm trước có mưa nhưng còn chưa kịp ướt đất thì đã tạnh, rồi lại nắng tới giờ!

Chuyện chờ nước không phải riêng gì bà Dín, cũng chẳng riêng gì năm nay. Người dân Dìn Chin, Tả Gia Khâu đều đã quen với mùa hạn đều đặn mỗi năm “ghé thăm” từ tháng 10 đến tận đầu tháng 5 năm sau. Thế nhưng, cái hạn năm nay khiến người dân trên rẻo cao này lo âu nhiều hơn thường lệ bởi cảm tưởng như nó sẽ kéo dài ra mãi.

2.jpg

Dọc con đường nhỏ không khó để gặp những nương ngô gieo từ tháng 3 nhưng vẫn thấp tịt và còi cọc. Hằng năm, độ này là ngô đều đã cao quá đầu người và bắt đầu ra bắp. Thế nhưng, năm nay hạn nặng, những cây ngô mới chỉ cao ngang hông người lớn đã xoắn nõn, trổ cờ màu đỏ tía. Người nông dân chỉ biết tặc lưỡi tiếc rẻ: “Ngô này chỉ còn cách chặt làm thức ăn cho trâu vì nếu ra bắp thì bắp to bằng… ngón tay. Những nương ngô như này chắc chắn mất trắng”.

Không chỉ thiếu nước sản xuất, nắng hạn cũng làm cho các nguồn nước trở nên cạn kiệt, khiến nước phục vụ sinh hoạt cũng trở nên hiếm hoi. Là những xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán nên trên địa bàn Dìn Chin và Tả Gia Khâu đã được đầu tư xây dựng các bể lớn để tích nước.

Thời điểm giữa tháng 5, tại xã Dìn Chin có tới 6/7 bể cạn nước, 1 bể chỉ còn 20% tổng dung tích. Còn tại xã Tả Gia Khâu, chỉ 3/9 bể còn nước với lượng nước 20 – 30%.

Toàn bộ khu vực này đều trong tình trạng “báo động đỏ”, người dân luôn phải dùng nước tiết kiệm nhất có thể. Bài học về cách sử dụng nước tiết kiệm có lẽ là bài học mà không học sinh nào tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tả Gia Khâu không thuộc. Sử dụng nước tiết kiệm đã trở thành thói quen mỗi ngày của các em nhỏ và các thầy, cô giáo trong trường.

3.jpg

Ngôi trường nằm trên một mỏm núi, các nguồn nước vốn đã hiếm hoi lại đều nằm thấp hơn ngôi trường này. Bởi vậy, toàn bộ lượng nước mà thầy và trò nhà trường sử dụng phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Để có nước sử dụng, một bể chứa lớn có dung tích lên tới 300 mét khối và hàng chục bể lớn, nhỏ được bố trí trong trường. Mỗi đợt mưa xuống, nước từ trời cao ào ào đổ xuống những mái nhà (luôn được cọ sạch để sẵn sàng đón nước), rồi được dẫn theo các máng và ống lớn đổ về bể, tích trữ lại để dùng dần.

5.jpg

Thầy Long Văn Ngạn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tả Gia Khâu tâm sự: Như một thói quen, đêm nằm mà nghe tiếng lộp độp trên mái tôn là các thầy cô giáo đồng loạt thức dậy kiểm tra lại các đường ống, các máng dẫn vì lo sợ nếu tắc sẽ khiến nước mưa không được hứng về bể.

Thời điểm này, năm học đã gần kết thúc, bể chứa cũng mới được bổ sung từ xe cứu hỏa, đủ dùng đến hết năm học nên thầy Ngạn mới có thể thở phào một chút, bởi nỗi lo thiếu nước đã vơi phần nào. Thế nhưng, còn những năm học sau, những mùa hạn có thể còn tới nữa nên người thầy dù đã quen với những mùa hạn vẫn khắc khoải, mong ngóng những năm mưa thuận, gió hòa, mong trường có thêm kinh phí… xây thêm bể chứa, trữ thật nhiều nước để không còn những nỗi lo mùa hạn.

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay là giữa tháng 5, trên địa bàn xã không có trận mưa nào tử tế!

Nguyễn Đức Luân, Chủ tịch UBND xã Tả Gia Khâu.

Cái sự “không tử tế” mà Chủ tịch UBND xã nhắc tới là bởi khi các địa phương khác trong cùng huyện đã có mưa “tiếp sức” cho những con suối, những khe, mạch nước nhỏ thì trên địa bàn xã chỉ lác đác mưa. Nắng trên cao cứ thế hong mặt đất cằn cỗi, nắng tới nỗi tưởng như nước phải lẩn sâu xuống lòng đất để tránh nóng, cây cối cũng vì thế mà héo khô, ngắc ngoải.

Theo ông Luân, nắng hạn đã khiến hơn 70 ha ngô bị ảnh hưởng, trong đó có 40 ha không thể phục hồi, người dân mất trắng. Thường xuyên chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt, nhiều hộ phải di chuyển hàng cây số đến các khe nước còn ít ỏi, vớt vát từng can nước về dùng tiết kiệm, chỉ phục vụ những nhu cầu căn bản nhất. Nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi gần như không có.

han2.JPG
Các bể trữ nước đang cạn dần.

Tình trạng thiếu nước tại Tả Gia Khâu trầm trọng tới nỗi có thời điểm địa phương này phải nhờ Công an tỉnh (đơn vị hỗ trợ xã Tả Gia Khâu xây dựng nông thôn mới) dùng xe cứu hỏa giúp… cứu hạn. Thời điểm các bể chứa trên địa bàn xã gần như cạn sạch nước, lực lượng công an đã vận chuyển 24 chuyến, mỗi chuyến 9 khối nước từ nguồn nước duy nhất còn nước của xã để bơm vào bể tích nước phục vụ nhu cầu sử dụng của các trụ sở, trường học trên địa bàn.

“Năm nay hạn nặng hơn, kéo dài và gây thiệt hại hơn những năm trước. Chúng tôi chỉ mong có mưa để người dân đủ nước sinh hoạt và sản xuất”, ông Nguyễn Đức Luân trầm ngâm nói.

Có lẽ không chỉ người dân, cả những cán bộ – những người cùng sinh sống trên mảnh đất này đang chung một nỗi khắc khoải, mong ngóng “một trận mưa ra mưa”, làm đầy những khe nước đã cạn khô tự bao giờ…





Source link

Cùng chủ đề

Một trong những thành phố lớn nhất thế giới sắp cạn nước

Là một đô thị rộng lớn với gần 22 triệu dân và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, hệ thống nước của Mexico City đang gặp căng thẳng khi phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh lượng mưa thấp bất thường, thời...

Kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/1 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Công điện nêu rõ, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường. Hiện tại, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu thế tăng theo kỳ triều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Giữa mùa hè, vùng cao Y Tý vẫn mát mẻ dễ chịu như mùa thu vùng thấp khiến lữ khách phải mặc thêm áo khoác mỏng trên cung đường khám phá. Thời tiết Y Tý vốn đỏng đảnh, thất thường như tâm hồn thiếu nữ, trời đang nắng chói chang bỗng chuyển mưa. Chẳng thế mà chuyến luồn rừng săn “đặc sản” thanh mai của chúng tôi cùng nhóm cô gái dân tộc Hà...

Trao 300 triệu đồng tài trợ quỹ khuyến học cho 3 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát

Ngày 12/8, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức trao tài trợ Quỹ khuyến học huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trao tặng 300 triệu đồng cho quỹ khuyến học của 3 huyện. Với mong muốn dành sự quan tâm cho các hoạt động an sinh xã hội, góp phần ươm mầm và phát triển thế hệ...

Đồng loạt ra quân Ngày cao điểm Chiến sĩ tình nguyện vì văn minh đô thị, hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ...

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn Lào Cai đồng loạt tổ chức ra quân ngày cao điểm Chiến sĩ tình nguyện vì đô thị văn minh và hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính. Sa Pa được lựa chọn là địa phương tổ chức hoạt động cấp tỉnh. Tỉnh đoàn trao tặng quà cho...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Lao Cai tourism: 7 million visitors in 2023

At this point, the number of visitors to Lao Cai has nearly reached the finish line for the whole year of 2023. With the cooperation between local authorities and businesses, people, Lao Cai tourism is changing and accelerating strongly after the negative impacts of the year affected by the Covid-19 pandemic. Tourism Development - Smokeless industry is identified by Lao Cai province as one of the four pillars of economic development of the province. In the period of 2016 -...

Sa Pa – the most beautiful small town in the world

In the introduction, the famous travel magazine Condé Nast Traveler wrote about the place they ranked 41/50: "Far from Vietnam's famous beach resorts, big cities and world heritage sites", Sa Pa is a relatively quiet mountain town located in Lao Cai province, northwest of Vietnam. Sa Pa is known for its majestic mountain scenery, amazing green terraced fields, breathtaking waterfalls and winding hiking trails, its wonderful climate. Let's try to find out and discover whether Condé Nast Traveler is exaggerating or...

Winter cloud paradise in Y Ty, Lao Cai

Winter comes as Y Ty has a beautiful romantic snowfalls like a movie, turning this highland of Lao Cai province into a "land of white snow" that attracts tourists. Snow hunting experience in Y Ty will definitely be an experience not to be missed during this winter trip. Brief introduction about Y Ty Y Ty is a highland commune in Lao Cai. This place is a familiar destination for Northwest tourists. Located at an altitude of 2000m above sea level and...

Khám phá chợ phiên Sín Chéng

⁣Con đường như dải lụa bên dãy núi đưa chúng tôi đến với vùng đất cổ Si Ma Cai thuộc tỉnh Lào Cai. Si Ma Cai là vùng đất có bao điều để khám phá bởi nét văn hóa riêng có của mình, trong đó chợ phiên là dời sống tinh thần không thể thiếu từ bao đời nay. Tìm về chợ phiên Sín Chéng – một bức tranh vùng cao của đồng bào các dân tộc luôn sôi...

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Giữa mùa hè, vùng cao Y Tý vẫn mát mẻ dễ chịu như mùa thu vùng thấp khiến lữ khách phải mặc thêm áo khoác mỏng trên cung đường khám phá. Thời tiết Y Tý vốn đỏng đảnh, thất thường như tâm hồn thiếu nữ, trời đang nắng chói chang bỗng chuyển mưa. Chẳng thế mà chuyến luồn rừng săn “đặc sản” thanh mai của chúng tôi cùng nhóm cô gái dân tộc Hà...

Mới nhất

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp...

Thúc đẩy dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành

(Chinhphu.vn) - Chiều 19/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã tiếp ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản) nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn tặng quà lưu niệm cho ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ...

Khách Tây mê tít bánh xèo tôm nhảy, bún Song Thằn, đúng là Amazing Bình Định

Tối 23-3, hàng ngàn du khách thưởng thức các món ăn đặc trưng của Bình Định tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Bình Định năm 2024. Rất nhiều du khách nước ngoài đã lên tiếng khen ngợi món ăn của tỉnh này ngon và vô cùng đậm đà. Các du khách nước ngoài thích thú và khen ngợi món...

Hội Luật gia Việt Nam tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Nga

Sáng ngày 25/3, bà Lê Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cùng một số lãnh đạo, cán bộ, hội viên Hội luật gia Việt Nam có mặt tại Đại sứ quán Liên Bang Nga (quận Đống Đa, Hà Nội) để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố tại Crocus...

Mới nhất