Trang chủNewsNhân quyềnSống bất an trong lòng dự án

Sống bất an trong lòng dự án


Đi chưa được, ở lại thì khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Đó là tình cảnh của hơn 100 hộ dân thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) suốt gần 15 năm qua kể từ khi Dự án Hồ thủy Điện Bản Mồng (Nghệ An) được đưa vào triển khai thực hiện.

Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt năm 2009 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, tổng mức đầu tư sau nhiều lần điều chỉnh là 5.318 tỷ đồng. Công trình được xây dựng trên thượng nguồn sông Hiếu thuộc địa phận xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Lòng hồ rộng 25 km2, chủ yếu nằm tại huyện Quỳ Châu (Nghệ An) và một phần thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa).

Đây là công trình đa mục tiêu lớn nhất Nghệ An, sức chứa 225 triệu m3 nước. Hồ vừa cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dân sinh, phục vụ tưới tiêu đất nông nghiệp cho 18.871 ha cây trồng ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa và 3 xã của huyện Anh Sơn; Cấp nước về sông Cả vào mùa hạn, cắt giảm lũ vào mùa mưa cho hạ du sông Hiếu đồng thời kết hợp phát điện với công suất 45MW, cũng như phát triển du lịch. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng công trình, chỉ chờ giải phóng mặt bằng lòng hồ là chặn dòng, tích nước, phát huy hiệu quả Dự án.

Một góc thôn Thanh Sơn nhìn từ trên cao

Một góc thôn Thanh Sơn nhìn từ trên cao

Dự án nằm trên đất Nghệ An nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của 119 hộ dân với 430 nhân khẩu ở thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bởi, khi dự án tích nước lên cao trình +78,9m cả thôn Thanh Sơn với diện tích 702,6 ha gồm nhà cửa, ruộng vườn, đất sản xuất nông nghiệp… sẽ chìm trong nước, buộc phải di dời tái định cư.

Thế nhưng đến nay sau gần 15 năm thực hiện Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng, 119 hộ dân ở thôn Thanh Sơn vẫn chưa thể an cư, đi chưa được, mà ở lại thì cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn đủ đường từ đường sá đi lại, cơ sở vật chất phục vụ cộng đồng, các phúc lợi xã hội…

Ông Hà Văn Giới, Trưởng thôn Thanh Sơn cho biết: “Từ trung tâm xã về thôn chỉ có một con đường duy nhất dài hơn 20km, trong đó đoạn đường đất dẫn vào thôn thường xuyên bị hư hỏng. Cả thôn có tới 7 điểm suối tràn chảy qua, những điểm này ngân sách địa phương không được đầu tư xây dựng kiên cố do vướng dự án hồ thủy lợi Bản Mồng. Để có đường đi, chúng tôi đã làm những cây cầu tạm bằng tre nứa, mảnh ván nhưng mỗi đợt mưa lũ lên bị nước cuốn trôi hoặc sử dụng được một thời gian là hỏng và rất mất an toàn, thôn thường xuyên bị cô lập với bên ngoài. Đã có trường hợp người dân đi qua suối vì mất an toàn mà tử vong. Cũng vì đường xa, đi lại khó khăn nên học sinh cấp 2 phải ở lại bán trú, ngày nghỉ vào đợt mưa lũ muốn về nhà cũng đành chịu. Học sinh khối mầm non, tiểu học thì học tại thôn nhưng trường học cũng đã xuống cấp vì không được đầu tư, cải tạo. Trong thôn không có cán bộ y tế cơ sở, người dân ốm đau đột xuất có đợt phải làm bè vượt sông suối để về trung tâm y tế xã, huyện chữa trị.

Thôn Thanh Sơn có trên 95% dân số là người Thái, gần một nửa hộ dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào vài thửa ruộng, trồng một vài loại cây ngắn ngày. Người dân không phải không có ý chí thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng nhiều gia đình muốn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vươn lên thoát nghèo cũng chẳng dám triển khai, họ lo sợ vừa đầu tư xong lại phải chuyển đến nơi ở mới…”- ông Giới chia sẻ.

Đường giao thông qua suối ở thôn Thanh Sơn được kê bằng những tấm ván

Đường giao thông qua suối ở thôn Thanh Sơn được kê bằng những tấm ván

Ông Nguyễn Hữu Tuất, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết: “Thôn Thanh Sơn là thôn đặc biệt khó khăn của huyện, người dân cũng rất mong muốn sớm về nơi tái định cư mới để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Ở nơi cũ, dù ngân sách của tỉnh, huyện có cũng không thể đầu tư bởi chưa biết cụ thể khi nào dự án tái định cư triển khai. Nếu đầu tư xây dựng mà chỉ sử dụng một thời gian ngắn, người dân phải di dời sẽ rất hoang phí. Người dân, chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên tỉnh, lên Trung ương hay tại các kỳ tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội với mong muốn sớm được di dời về nơi tái định cư, ổn định đời sống…”- ông Tuất nói.

A4
Nhà văn hóa thôn Thanh Sơn xuống cấp

Nhà văn hóa thôn Thanh Sơn xuống cấp

Trước thực trạng trên, ngày 31/10, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng về tình hình thực hiện hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Như Xuân thuộc Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng giai đoạn 1 và các dự án đầu tư bằng nguồn vốn của Bộ NN&PTNT trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Báo cáo tại buổi làm việc cho thấy, dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Như Xuân, được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổ sung vào dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 2464/QĐ-BNN-XD, ngày 27/6/2019.

Về quy mô hợp phần: Dự án thực hiện việc đầu tư xây dựng khu tái định cư 119 hộ dân với 430 nhân khẩu của bản Thanh Sơn, thực hiện việc hỗ trợ, đền bù đất đai, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc bị ảnh hưởng trong vùng lòng hồ và khu tái định cư; thực hiện công tác trồng rừng thay thế cho 586,45 ha. Về kinh phí, dự kiến tổng mức đầu tư của hợp phần hơn 516,7 tỷ đồng, bao gồm 3 nội dung công việc chính là: Phần bồi thường, hỗ trợ nơi đi và nơi đến; đầu tư xây dựng tái định cư và trồng rừng thay thế.

Đất trồng lúa bị nước lũ cuốn trôi đá xâm lấn

Đất trồng lúa bị nước lũ cuốn trôi đá xâm lấn

Tuy nhiên, dự án đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: Đối với việc trồng rừng thay thế, hiện tỉnh Thanh Hóa không còn đủ quỹ đất để thực hiện trồng hơn 1.651 ha rừng thay thế cho diện tích 586,45 ha rừng khu vực ngập lòng hồ (nơi đi) đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương chuyển mục đích tại Nghị quyết số 135/2020/NQ14, ngày 17/11/2020. Mặt khác, toàn bộ 586,45 ha rừng thuộc khu vực lòng hồ nếu chưa được quy hoạch là đất thủy lợi thì chưa đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang thực hiện dự án theo quy định tại Điều 19, Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Đối với việc hỗ trợ, đền bù và tái định cư, với quỹ thời gian còn 2 năm, rất khó để hoàn thành các công việc của hợp phần. Bên cạnh đó, đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất như đề nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, chưa có cơ sở điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu đất thủy lợi để thực hiện dự án.

Thông tin tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa tiếp tục cân đối diện tích để di dân tái định cư cũng như diện tích để chặn dòng mở rộng lòng hồ theo thiết kế, sớm hoàn tất các thủ tục để ký thỏa thuận cân đối diện tích phục vụ dự án. Sau khi hoàn tất các hạng mục theo yêu cầu, Bộ NN&PTNT có phương án báo cáo Chính phủ hoàn trả diện tích theo quy định. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa cân đối diện tích khoảng 200 ha trước ngày 15/11/2023 để chặn dòng thực hiện dự án.

QUÁCH TUẤN



Source link

Cùng chủ đề

Đề xuất thẩm định Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên trị giá 3.300 tỷ đồng

Đề xuất thẩm định Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên trị giá 3.300 tỷ đồngDự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên nằm trên Quốc lộ 4D kết nối Lai Châu với Lào Cai, có chiều dài 8,8 km, trong đó có 2,63 km hầm. Phối cảnh hầm đường bộ Hoàng Liên. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các...

TP Vinh đề xuất thu phí đỗ ôtô dưới lòng đường

Nghệ AnTP Vinh muốn thí điểm thu phí dừng, đỗ ôtô dưới lòng đường, vỉa hè một số tuyến chính theo khung giờ để giảm ùn tắc, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nội dung trên được đại diện TP Vinh đưa ra tại cuộc làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, ngày 22/3. Sau khi được thông qua chủ trương, nhà chức trách mới xây dựng mức và thời gian...

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Nghệ An phê duyệt Khu đô thị gần 700 ha tại Diễn Châu

Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 có diện tích là 686,52ha; niên độ quy hoạch từ năm 2023 đến năm 2040. UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 575/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 tại huyện...

Đền Hào Kiệt được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Đền làng Hào Kiệt ở xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được xây dựng để thờ Thái Úy Lai Quốc công Phan Công Tích - một danh tướng nổi tiếng dưới triều Lê Trung Hưng. Phát biểu tại buổi lễ,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để người khuyết tật tiếp cận dễ dàng khi số hóa các dịch vụ hành chính công

Ngày 24/2, tại Hà Nội, mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam tổ chức lễ “Khởi động dự án hành chính công với người khuyết tật tại Việt Nam".Số liệu đưa ra tại Hội thảo cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28%.Để giúp nhóm đối tượng là người khuyết...

Đà Nẵng trao 300 thùng hàng gia đình cho người dân ảnh hưởng bởi mưa lũ

Cùng chung niềm vui ấy, chị Nguyễn Thị Việt (phường Hoà Khánh Nam) vừa nhận phần quà từ chương trình cho biết, chị có 5 người con, chồng mất sớm, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hàng ngày, chị phải đi bán vé số và bán trái cây nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống và lo cho các con.“Hôm nay được nhận phần quà dụng cụ học tập cho các con và thùng hàng gia...

Hàng trăm thẻ BHYT được tặng cho học sinh khó khăn tại Đắk Nông

Trước đó, phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông và các nhà hảo tâm trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện này.Các em học sinh được tặng thẻ BHYT thuộc các trường tiểu học: Hà Huy Tập, Y Jút và Trần Phú, xã Tâm Thắng, huyện...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự...

So kè căng thẳng phân hạng cuộc thi mô tô nước lần đầu tại Việt Nam

Ngày thi đấu đầu tiên Giải đua vô địch thế giới mô tô nước lần đầu được tổ chức ở Việt Nam chứng kiến màn so tài căng thẳng của các tay đua. Họ so kè nhau từng mét nước để vươn lên dành lợi thế trong ngày đua tiếp theo. Ngày 23/3, tại đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn...

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Super Junior L.S.S yêu Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng mọi người già đi

Còn với Siwon, ngoài cảm kích ra, anh còn muốn đáp trả lại lại những tình cảm đáng trân quý ấy như một sứ mệnh cần phải làm."Mỗi năm tình cảm của tôi và các bạn fan ngày càng lớn và càng...

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!