Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổSức sống mới trên vùng biên cương đầu nguồn sông Mã

Sức sống mới trên vùng biên cương đầu nguồn sông Mã

Ngược dòng sông Mã nước xiết là đến với miền Tây Thanh Hóa. Một vùng biên ải đất liền là nơi quần tụ sinh sống của cộng đồng các dân tộc như: Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú… đang dần vươn lên cùng nhịp phát triển của đất nước. Nơi đây, sau nhiều năm nỗ lực, Chính phủ Việt Nam và nước bạn Lào đã tôn tạo, tăng dày được 88 cột mốc biên giới trên 213,6km đường biên, đánh dấu chủ quyền của hai quốc gia…

Đường biên giới quốc gia trải dài qua 16 xã, thị trấn của 5 huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân nằm giáp với các bản, cụm bản của tỉnh Hủa Phăn, Lào. Và thật cảm động là mỗi cột mốc, mỗi chặng đường biên nơi đây đều lưu dấu những câu chuyện, những con người đã dành cả đời mình trên bước đường canh giữ “hồn thiêng của Tổ quốc”…

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Việt Nam) và Đồn Công an cửa khẩu quốc tế Nậm Xôi (Lào) trao đổi tình hình biên giới cạnh cột mốc 327. Ảnh:Internet.

Thanh Hóa thực sự là một tỉnh có nhiều tiềm năng với đất đai rộng lớn, dân số đông, địa hình đa dạng, gồm miền núi, trung du, đồng bằng, duyên hải và thềm lục địa…, là địa bàn trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh từ Nghệ An vào phía Nam, là cầu nối giữa Bắc Trung bộ với Đông Bắc bộ và Tây Bắc bộ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, miền đất này là vùng hậu phương vững chắc của cách mạng ta. Đặc biệt, từ Thanh Hóa theo dọc đường biên sang nước bạn Lào, đã xây dựng được con đường vận chuyển lương thực, vũ khí lên chiến trường Tây Bắc nói chung và Điện Biên Phủ nói riêng hết sức hiệu quả và nhanh chóng.

Trong những năm chống Mỹ, biên giới miền Tây Thanh Hóa là nơi các trinh sát Biên phòng đã kịp thời phát hiện và làm thất bại hàng chục âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động được cài cắm dọc biên giới hòng gây bạo loạn. Trên vùng rẻo cao Pù Nhi quanh năm mây phủ, cán bộ vận động quần chúng Đồn Biên phòng 41 đã vượt núi, băng rừng đi tìm người dân về lại bản xưa, cùng nhau gây dựng cuộc sống mới. Từ một vùng đất hoang vắng bóng người, chưa đầy 1 năm sau, Pù Nhi ấm bản, no mường với những cánh đồng cho bông lúa mẩy, kênh thủy lợi dẫn nước về đồng, có trạm thủy điện mang lại nguồn sáng, có chính quyền xã và chi bộ Đảng. Trong những năm đầu đổi mới, vùng biên cương Thanh Hóa cũng là nơi khởi phát phong trào “Già làng, trưởng bản tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc”.

Là địa bàn nhiều núi cao hiểm trở, rừng, núi có độ dốc lớn xen kẽ giữa sông, suối tạo thành địa hình phức tạp, nên trong giai đoạn phân giới cắm mốc trước đây, biên giới Việt – Lào trên địa bàn tỉnh cứ 10km mới có 1 cột mốc, thậm chí có nơi 40km mới có 1 cột mốc. Thực hiện kế hoạch tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào, đến tháng 7/2015, hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn đã hoàn thành 88 cột mốc, từ cột mốc số 270 đến mốc số 357; trong đó có 2 vị trí cắm mốc đại, 16 vị trí mốc trung và 70 vị trí cắm mốc tiểu, đồng thời xây dựng bổ sung 9 vị trí/13 cọc dấu.

Đồng chí Phạm Đăng Quyền, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Công tác cắm mốc là vấn đề hệ trọng không phải của hai tỉnh, mà còn là của hai quốc gia và của mai sau. Vì thế, hai bên đã thống nhất cùng nhau giải quyết dứt điểm việc lập hồ sơ cột mốc; tiếp tục khảo sát những khu vực có sự thay đổi về địa danh, dân cư, thủy hệ có sự khác nhau giữa bản đồ hiệp ước và ngoài thực địa để tiến hành chỉnh lý bổ sung bản đồ biên giới”. Sau khi hoàn thành các cột mốc và cọc dấu, Ban Chỉ đạo cắm mốc hai tỉnh đã chỉ đạo Đội cắm mốc tiến hành lập biên bản bàn giao cho các đồn Biên phòng trên tuyến biên giới đất liền có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, đảm bảo tuyệt đối an toàn các cột mốc cũng như an ninh trật tự trên tuyến biên giới.

Trong số 88 vị trí cột mốc quốc giới đã được tôn tạo mới, có 56 già làng, trưởng bản, người có uy tín tự nguyện đăng ký tham gia tự quản, bảo vệ đường biên, cột mốc. Trong đó, tiêu biểu như các già Lâu Văn Hự ở bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu và Lương Văn Sôi ở bản Cang, xã Mường Chanh, cùng thuộc huyện Mường Lát; già Vi Văn Hợi ở bản Cha Khót, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn. Mỗi già mỗi cảnh, nhưng có một điểm chung là cả ba già đều đã bước vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” và cùng được đồng bào xem là những người “truyền lửa” giữ biên cương.

Theo câu chuyện về những “vị thần cột mốc” xứ Thanh ấy, lên với cột mốc có phiên hiệu là 304 – cột mốc cao nhất, xa nhất và khó đi nhất phân định ranh giới giữa xã Quang Chiểu với bản Phiềng Khạy thuộc cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Mốc 304 là mốc đơn loại trung, làm bằng đá hoa cương, cắm ngày 1/7/2010, trên đỉnh núi Po Lâu 2, nơi đường biên giới chuyển hướng, ở độ cao 1.888,25m, có tọa độ 20˚24’47,237″ – 104˚31’37,626″. Mốc do Đồn Biên phòng Quang Chiểu, BĐBP Thanh Hóa quản lý, bảo vệ. Đây là cột mốc được cán bộ, nhân dân Mường Lát gọi tên riêng là “mốc Thống nhất” bởi có số trùng với ngày thống nhất đất nước 30/4.

Các cột mốc biên giới Việt Nam Lào từ 201-300 (Cập nhật 11/2023)

Mốc 281 của khẩu Tên Tằn, Mường Lát, Thanh Hoá. Ảnh Internet.

Thời điểm xây dựng mốc đó chưa có đường bê tông vào bản, việc vận chuyển nguyên vật liệu vào bản rất khó khăn. Còn từ bản đến điểm cắm mốc cả đi cả về mất gần trọn 1 ngày, vượt qua 15 khe suối, 4 đỉnh núi cao là Tơ Lưng, Đá Đen, Pù Lậu và Po Lâu. Còn già Sụ thì nhớ rất rõ, khi đó, phụ nữ trong bản đảm nhận công việc nấu cơm cho tổ thi công ăn và xuống suối xúc cát, đàn ông vận chuyển gạch đá, xi măng vào vị trí cắm mốc. Đường rừng trơn trượt, phải tự mở đường để lên dốc, lúc xuống dốc chùn chân, trượt ngã liên tục, vừa đi vừa phạt cây rừng để thông đường tạo lối. Vất vả nhất là vận chuyển cột mốc nặng cả tấn, làm từ đá nguyên khối, nhân dân và bộ đội lại dùng tời, ròng rọc và vai người để kéo mốc lên từng đoạn.

Rời Mường Lát, đến với Quan Sơn, nơi có phiên chợ “quốc tế” nằm cách cột mốc chỉ vài trăm mét được họp hàng tuần cho nhân dân hai bên biên giới trao đổi nông thổ sản, mua bán hàng hóa để thăm cột mốc 327. Đây là cột mốc đôi cỡ đại được cắm tại tọa độ 20.27956 – 104.612699, khánh thành vào ngày 8/7/2011. Mốc 327 nằm ở điểm cuối của quốc lộ 217 thuộc địa bàn huyện Quan Sơn – cửa khẩu quốc tế Na Mèo cùng với cột mốc bên cửa khẩu quốc tế Nậm Xôi thuộc địa bàn huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa hai nước Việt Nam – Lào và hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn.

Ở Na Mèo, cũng có những “già làng cột mốc” vô cùng tận tụy và đáng yêu. Họ tình nguyện tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc. Từ mốc 327 đến mốc 333, có đến 3 già làng cùng tham gia quản lý, bảo vệ, đều đặn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đường biên và ghé thăm “đồng chí cột mốc” – như cách gọi âu yếm của các già dành cho phiến đá minh định cương vực quốc gia. Hàng tuần, các già vào rừng một lần để kiểm tra và phát dọn xung quanh cột mốc, sau đó xuống suối lấy nước tắm rửa cho các “đồng chí cột mốc”. Xong việc thì mặt trời cũng lên ngang ngọn vầu, các già làng lại về Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo để báo cáo tình hình.

Quả thật, có đứng ở nơi mà chỉ cần một bước chân đã sang đến quốc gia khác, người ta mới cảm nhận hết sự thiêng liêng của hình ảnh lá cờ Tổ quốc và hai tiếng chủ quyền, mới nhận ra sự thân thương của các “đồng chí cột mốc” và thấu hết nghĩa tình của người dân nơi biên cương Thanh Hóa./.

Vietnam.vn

Cùng chủ đề

Từ chỉ đạo của Chính phủ, gạo Việt Nam đã thắng áp đảo, xuất khẩu kỷ lục

Năm 2023, Chính phủ chỉ đạo tăng cường xuất khẩu gạo trong lúc giá tăng. Đã có những ý kiến ngần ngại, tuy nhiên kết quả cho thấy, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục. Những ngày cuối tháng 1, doanh nghiệp Việt Nam giành được hợp đồng lớn. Ngày 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty trực...

Thủ tướng: Thế giới có chao đảo, Việt Nam vẫn kiên trì chính sách để trở thành điểm đến hàng đầu

Thủ tướng mong các nhà đầu tư tiếp tục đến với Việt Nam, mang tới nguồn vốn, công nghệ hiện đại... Chính phủ Việt Nam luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm "Việt Nam - Điểm đến hàng đầu ASEAN về đầu tư bền vững" ngày 17-1 (giờ địa phương) tại Davos, Thụy Sĩ - Ảnh: baochinhphu.vn Sáng 17-1 giờ địa phương, tại...

‘Lãnh đạo nhiều nước ngạc nhiên khi biết Việt Nam tiết kiệm được tiền để tăng lương’

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết khi tiếp khách quốc tế, lãnh đạo nhiều nước hỏi Việt Nam lấy tiền đâu để cải cách tiền lương. "Họ càng ngạc nhiên hơn khi biết Chính phủ Việt Nam dành ra được 560.000 tỷ đồng - khoảng 23 tỷ USD cho việc tăng lương từ nay đến 2026", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói khi trả lời báo chí về hoạt động của Quốc hội năm 2023. Ông...

Việt Nam cần làm gì để đạt mục tiêu Net Zero?

Lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế như HSBC, WEF... đánh giá cao triển vọng nền kinh tế Việt Nam cũng như tầm nhìn được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra tại COP28, trong lộ trình thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu. Chia sẻ với báo chí tại hội nghị COP28 vừa diễn ra tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), ông Noel Quinn, Tổng giám đốc toàn cầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tác phẩm Hội đua bò Bảy Núi (An Giang)

- Tác giả: Trương Kỉnh Nhơn - Ngày tham dự: 25/03/2024 ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho

Sáng nay, 25.3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho thăm chính thức nước ta. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Jussi Hallap-aho đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội hai nước tiến hành hội đàm. Trong bầu không khí hữu nghị và chân thành, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình...

Tác phẩm Hạnh phúc hồi sinh

- Tác giả: Bùi Cương Quyết - Ngày tham dự: 25/03/2024 ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Xây dựng quản lý, bảo vệ biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh

Với nhiệm vụ xây dựng quản lý, bảo vệ biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Theo đó Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu...

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình: Quân dân ý như cá với nước

Tỉnh Quảng Bình có đường biên giới đất liền tiếp giáp với 2 tỉnh Khăm-muộn và Sạ-vẳn-na-khệt (Lào) có chiều dài hơn 222 km, bờ biển dài hơn 116 km. Địa bàn khu vực biên giới tỉnh gồm 28 xã, phường với hơn 52.000 hộ, trên 210.000 nhân khẩu. Trong đó, khu vực biên giới đất liền là nơi sinh sống chủ yếu của 2 dân tộc Chứt và Bru-Vân Kiều. Nơi đây có địa hình đồi núi hiểm trở,...

Những công trình đoàn kết, hữu nghị trong công tác đối ngoại biên phòng vùng biên giới ngã ba Đông Dương

Công tác đối ngoại Biên phòng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Trên các tuyến biên giới nói chung, địa bàn Tây Nguyên tiếp giáp với vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia nói riêng, việc đẩy mạnh công tác đối ngoại Biên phòng không chỉ tăng cường tình đoàn kết, sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng...

Hành trình tháng 12 biên giới tại A Mú Sung

Xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, có 6 thôn, trong đó có 3 thôn nội địa, 3 thôn biên giới. Trên bản đồ huyện Bát Xát, A Mú Sung là vùng đất có địa hình phức tạp, bị nhiều dãy núi chia cắt. Nơi đây có 11 thôn bản, là địa bàn cư trú của người dân tộc Mông, Dao và Hà Nhì. Đặc biệt, A Mú Sung là điểm đầu tiên nơi con sông...

Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia lần thứ nhất đã sẵn sàng

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia là nhằm cụ thể hóa sự thống nhất nhận thức chung của lãnh đạo ba nước trong năm 2023, đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng Lào và Bộ Quốc phòng Campuchia. Giao lưu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng ba nước tổ chức tại khu vực biên giới chung...

Mới nhất

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng” | Dự án | Tài Chính

Phía Tây Hà Nội là khu vực có giao dịch bất động sản sôi động bậc nhất thị trườngCung ít, cầu tăng tại khu vực sôi động bậc nhất Thủ đô Nhìn lại thị trường bất động sản tại Hà Nội trong những năm gần đây,...

Lan toả sâu rộng “làn gió tươi mới” trong hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như trên trong phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, chiều 25/3.Chuyển biến mạnh mẽ Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội...

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường cấp tài khoản, mật khẩu cho học sinh THPT; các đơn vị dự thi do Sở GD&ĐT quy định cấp tài khoản, mật khẩu cho thí sinh tự do. Nhằm hạn chế sai sót, nhầm lẫn, Bộ Giáo dục và Đào...

Công binh Việt Nam sửa đường cho người dân châu Phi dịp 26-3

Đặc biệt trong Tháng Thanh niên, chi đoàn đã phối hợp với các phân đội tổ chức sửa chữa tuyến đường tại trung tâm khu vực Abyei nhằm đảm bảo cho hoạt động đi lại của người dân, nhất là vào mùa...

Xuất bản cuốn sách về 'nghề lãnh đạo' của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “A, B, C về 'nghề' lãnh đạo, quản lý" của nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan (1937-2023), cung cấp nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và lý thú về một "nghề" khá đặc biệt. Với mong...

Mới nhất