Trang chủDestinationsNinh BìnhTác phẩm Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng...

Tác phẩm Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cẩm nang trong phòng chống tham nhũng tiêu cực


1. TÁC PHẨM CUNG CẤP NHỮNG NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM: 3 VẤN ĐỀ 

Thứ nhất, nhận thức mới về tham nhũng, tiêu cực 

Tham nhũng (tham ô, nhũng nhiễu) là hiện tượng xã hội, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Theo Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của Nhà nước để trục lợi riêng”. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: tham nhũng là hành vi “ăn cắp của công làm của tư”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhận thức mới: Tham nhũng không chỉ về kinh tế, tài sản mà còn tham nhũng cả chính sách, luật pháp. 

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tiêu cực” so với “tham nhũng” thì “tiêu cực” có nghĩa rộng hơn, do đó, phải xác định phạm vi của tiêu cực mà chúng ta cần tập trung phòng, chống là những hành vi có liên quan đến tham nhũng; đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. 

Tổng Bí thư chỉ rõ: Tham nhũng và tiêu cực, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau; nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực. 

Thứ hai, tác phẩm đưa ra những nhận thức mới về nguy cơ tham nhũng, tiêu cực

Đảng ta đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tệ tham nhũng, tiêu cực đối với Đảng, chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và chính phủ, là “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”. 

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, dù phải tập trung cao độ cho việc thực hiện các nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, cấp bách của cách mạng nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn không sao nhãng công tác đấu tranh phòng, chống tệ tham nhũng, tiêu cực. 

Bước vào thời kỳ đổi mới, trước tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng bộc lộ rõ nét, diễn biến phức tạp, Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: tham nhũng “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan Nhà nước” (Đại hội VI). 

Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, tham nhũng được Đảng ta nhận diện là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Đến Đại hội IX, Đảng ta xác định tham nhũng đã trở thành “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” và đến nay “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII). 

Thứ ba, tác phẩm đưa ra những nhận thức mới về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên 7 vấn đề: 

Nhận thức mới về mục tiêu: Mục tiêu của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước. Mục đích của xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người, kỷ luật một người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”.

Nhận thức mới về vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Những năm đầu đổi mới, Đảng ta xác định “đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và Nhân dân ta hiện nay”. Qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Đảng ta nhận thức đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời đề ra yêu cầu phải gắn chống tham nhũng với chống lãng phí. Sau hơn 35 năm đổi mới (1986-2021), Đảng ta nhận thức đây là “một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. 

Nhận thức mới về phạm vi đấu tranh: Đấu tranh không chỉ trong khu vực Nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài Nhà nước. Đặc biệt không chỉ phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà còn gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. 

Nhận thức mới về lực lượng: Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân tố quyết định việc thực hiện thành công mục tiêu đó là sự lãnh đạo trực tiếp, chặt chẽ, toàn diện, thường xuyên của Đảng. Sức mạnh và động lực to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của Nhân dân và hệ thống chính trị, báo chí, mà nòng cốt là các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra truy tố, xét xử, thi hành án. 

Nhận thức mới về tư tưởng, phương châm chỉ đạo: Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng là chính, cơ bản, lâu dài, chống là quan trọng, cấp bách, theo “4 Không”: không muốn, không thể, không dám, không cần. Trong phát hiện xử lý, thực hiện “5K”: không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không nghỉ, không ngừng, không chịu sức ép của bất kỳ sự tác động nào. Thực hiện “3 nhân”: Nhân văn, nhân ái, nhân tình. 

Nhận thức mới về phương thức đấu tranh: Khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược” nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Không thể chỉ làm một lần là xong; ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày. Đòi hỏi “phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại”.

Nhận thức mới về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo: Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Hội nghị Trung ương 5 khóa XI đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo. 

Năm 2021, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và nhanh chóng đi vào hoạt động, đạt được những kết quả bước đầu.

2. TÁC PHẨM NÊU 8 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Bài học thứ nhất về ý chí của cán bộ, đảng viên và người đứng đầu: Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Bài học thứ 2 về phương thức tiến hành: Phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm.

Bài học thứ 3 về công tác cán bộ: Phải đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác cán bộ; gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phải đánh giá, lựa chọn, bố trí đúng cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường quản lý, giáo dục, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Bài học thứ 4 về kết hợp phòng ngừa với phát hiện và xử lý: Phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, đột phá. 

Bài học thứ 5 về kiểm soát quyền lực: Phải kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Quyền lực luôn luôn có nguy cơ bị “tha hóa”; tham nhũng, tiêu cực là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực; do đó, phải tăng cường và nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực. 

Bài học thứ 6 về các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Bài học thứ 7 về gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: Phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Bài học thứ 8 về lựa chọn các giải pháp: Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với bối cảnh, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài; kế thừa kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước.

3. TÁC PHẨM CHỈ RA NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI THAM NHỮNG, TIÊU CỰC THỜI GIAN TỚI 

Thứ nhất, chỉ ra 5 nhiệm vụ, giải pháp căn bản: Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo; Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế; Đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; Xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong sạch, vững mạnh; mở rộng hợp tác quốc tế; triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước. 

Thứ hai, tác phẩm chỉ ra 5 vấn đề cần lưu ý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Ban Chỉ đạo và từng thành viên phải đúng vai, thuộc bài; Hoàn thiện thể chế để không thể tham nhũng, tiêu cực; Thi hành đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự; Tập trung xử lý những khâu yếu, việc khó; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Những nội dung cốt lõi trên là cẩm nang để các cấp, các ngành, toàn Đảng, toàn dân vận dụng và thực hiện trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm tới.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông





Source link

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Nga Putin tái đắc cử

Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin. Theo kết quả từ Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, sau khi kiểm 82,76% số phiếu bầu, ứng cử viên độc lập Vladimir Putin giành được 87,18% số phiếu ủng hộ. Ông Putin (71 tuổi) là Tổng thống Nga từ năm 2000 đến...

Tổng Bí thư: Lào là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Ngày 26/2, tại Hà Nội, diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì. Đây là sự kiện quan trọng góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai...

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm nổi tiếng về nghệ thuật An Nam

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam' của học giả Louis Bezacier tập hợp bảy bài nói chuyện vào một tập sách kèm hình ảnh được thực hiện ở bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) tại Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Hội Những người bạn của Viện Viễn Đông Bác Cổ.

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư chỉ rõ: Công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để kiểm soát quyền lực. Đó cũng là biện pháp đầu tiên và tốt nhất để chống lạm dụng quyền lực - mầm mống gây ra tha hóa và tham nhũng. Tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình càng cao thì càng tạo điều kiện cho các chủ thể giám sát có hiệu quả công tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

24 giờ khám phá phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư nằm ở quần thể công viên Hồ Kỳ Lân và Khách sạn Hoa Lư, được khánh thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình này được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X. Có thể nói Phố cổ Hoa Lư chính là bức tranh giúp tái hiện và phục dựng được toàn bộ những nét đẹp về kiến trúc, đời sống...

Bái Đính, Tràng An – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải pháp mà Ninh Bình hướng tới, nhờ vậy, di sản này đang nổi lên như một “dấu chấm xanh” trên...

Mới nhất

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời …

Tham dự Chương trình có đồng chí Lê An Hải, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Bộ; đồng chí Hà Mai Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Bộ; đồng chí Đỗ Quyết Thắng, đại diện Ban Dân vận Đảng uỷ Bộ. Về phía cựu cán bộ Đoàn, có bác Phùng Thị Mai Ân,...

Khơi dậy và phát huy những điểm mạnh của tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương

Chiều 26/3, tại Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn với cán...

Đội tuyển Việt Nam thảm bại trước Indonesia ngay trên sân nhà

Bước vào trận tái đấu với tuyển Indonesia trên sân Mỹ Đình, HLV Philippe Troussier đã có 3 sự điều chỉnh so với trận lượt đi trong đội hình xuất phát. Đáng chú ý là sự thay đổi ở hàng công, với sự xuất hiện của Nguyễn Tiến Linh và Khuất Văn Khang. Tuy nhiên, ngay ở phút thứ...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp...

Mới nhất