Trang chủNewsThế giớiTại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Ngày 13/5, Tổng thống Joe Biden đã ký luật cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ trợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Rosatom hay không?

Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. Nguồn TASS
Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. (Nguồn: TASS)

Mỹ: Cấm nhưng vẫn có ngoại lệ

Luật này thực thi sau 90 ngày và sẽ có hiệu lực cho đến năm 2040. Tuy nhiên có phát sinh ngoại lệ: từ nay cho đến tháng 1/2028, trong trường hợp không có nguồn cung cấp nào khác, hoặc nhập khẩu nhiên liệu của Nga đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ thì Bộ Năng lượng, với sự đồng ý của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ, sẽ có thể cấp giấy phép nhập khẩu uranium từ Nga.

Ngay lập tức, Công ty Centrus Energy, là đối tác của Tenex (Techsnabexport, công ty con của Rosatom), đã báo trước rằng họ sẽ xin giấy phép như vậy.

Hạn ngạch được thiết lập cho đến năm 2028 là khá hào phóng – khoảng 460-470 nghìn tấn mỗi năm. Để làm rõ, năm 2020 Mỹ đã nhập khẩu 453 nghìn tấn uranium, năm 2022 – 588 nghìn tấn uranium của Nga và năm 2023 lên mức kỷ lục 702 nghìn tấn, tăng gần 20% . Điều này có thể được giải thích là do nỗ lực chuẩn bị cho lệnh cấm nhập khẩu uranium từ Nga.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, Rosatom cung cấp uranium đã làm giàu cho hơn 90 lò phản ứng thương mại ở Mỹ, khiến tập đoàn này trở thành nhà cung cấp nước ngoài số một cho nước này.

Mỹ dự định sử dụng thời gian này để tăng năng lực sản xuất nhiên liệu hạt nhân của mình. Trong hai năm qua,từ khi thảo luận về các lệnh trừng phạt đối với nhiên liệu hạt nhân từ Nga, Mỹ đã tiến hành nhiều biện pháp. Vào tháng 10 năm 2023, Centrus Energy bắt đầu hoạt động làm giàu uranium tại nhà máy ly tâm ở Piketon, bang Ohio.

Mỹ muốn khôi phục ngành công nghiệp uranium của mình, nhưng trước hết cần phải thông qua luật. Và Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 2,7 tỷ USD cho ngành công nghiệp uranium của Mỹ trong năm tài chính 2024, nhưng chỉ khi chính quyền áp đặt lệnh cấm đối với việc nhập khẩu uranium của Nga. Mỹ vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu của Nga và lệnh cấm hoàn toàn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của thị trường điện lực Mỹ.

Việc khôi phục hoạt động làm giàu uranium ở Mỹ là vấn đề không thể một sớm một chiều và rất tốn kém. Có thể ở Mỹ, người ta muốn tăng giá điện theo cách này như một biện pháp cần thiết để hỗ trợ sản xuất điện trong nước”, ông Sergei Grishunin, giám đốc điều hành dịch vụ xếp hạng NRA giải thích. Các lệnh trừng phạt đối với nhiên liệu của Nga có thể dẫn đến tăng giá và điều này sẽ khiến uranium của Mỹ cạnh tranh trên thị trường nội địa Mỹ. Nhưng ngay cả khi Hoa Kỳ có thể phục hồi hoạt động làm giàu của mình, thì khó có thể so sánh được với chi phí làm giàu của Nga.

Mỹ có hai nhà máy làm giàu uranium bị đóng cửa từ những năm 2010 và họ sẽ cố khôi phục. Để làm được điều này, họ sẽ tìm kiếm uranium cô đặc trên thị trường, nhưng đây là vấn đề chính bởi không có lượng cô đặc dư thừa trên thị trường. Có khả năng Mỹ sẽ cố gắng thiết lập quan hệ với Uzbekistan với tư cách là nhà sản xuất uranium lớn, cũng như với Kazakhstan. Vấn đề đối với Mỹ là Uzbekistan có mối quan hệ lâu dài với Rosatom.

Ngay cả cho rằng Mỹ tìm thấy uranium cô đặc trên thị trường, đưa hai doanh nghiệp hoạt động trở lại và nhà máy ở New Mexico tiếp tục hoạt động, thì tổng cộng, họ sẽ chỉ có thể đáp ứng được 75% nhu cầu nhiên liệu của Mỹ. Nghĩa là, sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn hàng nhập khẩu. Và điều này có thể mất nhiều thời gian hơn bốn năm, mà là từ 5 đến 10 năm.

Sai lầm: Từ quá khứ

Có một thời, Mỹ cùng với Liên Xô nằm trong số những nước dẫn đầu thế giới về khai thác uranium, nhưng giờ đây, Mỹ thậm chí không nằm trong top 15 nhà sản xuất uranium lớn nhất và tất cả nguyên liệu thô đều phải nhập khẩu.

Ngược lại, Nga tiếp quản Liên Xô vẫn là nước dẫn đầu thế giới trong ngành công nghiệp hạt nhân chứ không chỉ là sản xuất nhiên liệu. Theo các dữ liệu của Mỹ, Nga kiểm soát gần 50% công suất làm giàu hạt nhân của thế giới, và khoảng 20% ​​nhiên liệu sử dụng trong các lò phản ứng của Mỹ có hợp đồng với các nhà cung cấp Nga.

Mỹ từ quốc gia đi đầu trong ngành hạt nhân trở thành nước đứng ngoài cuộc vì tính toán sai lầm của mình. Nguyên nhân chính là việc ký kết Thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và Mỹ về việc xử lý uranium làm giàu cao thành uranium có độ giàu thấp, tức là làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ vào tháng 2/1993.

Thỏa thuận không có lợi cho Nga vào thời điểm đó vì giá nhiên liệu của Nga ở mức thấp. Nhưng chính hợp đồng này đã dẫn đến sự phá sản các nhà máy làm giàu uranium của Mỹ và các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ bắt đầu mua nhiên liệu giá rẻ của Nga. Vì vậy, ở Mỹ hiện chỉ có một nhà máy làm giàu uranium hoạt động ở bang New Mexico, thuộc tập đoàn châu Âu Urenco (Anh, Đức, Hà Lan). Nhưng nó chỉ đáp ứng một phần ba nhu cầu hàng năm của nước này, vì vậy, Mỹ buộc phải nhập khẩu từ hai nhà cung cấp chính: Urenco của châu Âu và Rosatom của Nga.

Vấn đề là không có nhà cung cấp nào khác và các nhà sản xuất châu Âu không thể tăng khối lượng sản xuất nhiên liệu để thay thế số lượng lớn nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu từ Nga. Đó là lý do tại sao lệnh cấm do Mỹ áp đặt đã có hiệu lực nhưng trên thực tế, việc nhập khẩu nhiên liệu của Nga vẫn có thể tiếp tục trong 4 năm tới.

Một nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. Ảnh: Eenews.net
Một nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. (Nguồn: Eenews.net)

Rosatom: Không sợ bị trừng phạt

Sau khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, chỉ một số công ty con của Rosatom bị đưa vào danh sách đen của phương Tây. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp phụ trợ của ngành cơ khí vận tải biển, đội tàu phá băng và các bộ phận riêng lẻ của ngành công nghiệp quốc phòng. Nhưng bản thân Rosatom cùng với các cấu trúc hỗ trợ – TVEL, Techsnabexport, Atomenergomash, không hề ảnh hưởng.

Lý do là sự thống trị: Rosatom là nhà thiết kế, lắp đặt và vận hành các cơ sở hạt nhân lớn nhất ở nước ngoài, kiểm soát 40% công suất chuyển đổi và 46% công suất làm giàu uranium trên hành tinh. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là họ là nhà sản xuất nhiên liệu lò phản ứng thế hệ thứ IV (cuối cùng) đầu tiên và duy nhất trên cơ sở thương mại.

Năm 2022, tổng thu nhập của Rosatom toàn cầu lên tới 11,8 tỷ USD, trong đó doanh thu đạt mức 720 triệu euro tại thị trường châu Âu và 1 tỷ USD tại Hoa Kỳ. Có nghĩa là, công nghiệp hạt nhân của Nga chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các quốc gia Nam bán cầu, đặc biệt là các quốc gia châu Phi. Vì vậy, Washington và đặc biệt là ở Brussels hiểu rất rõ: các biện pháp trừng phạt ở đây tốt nhất chỉ có thể tuyên bố loại bỏ ảnh hưởng về nhiên liệu và năng lượng của Liên bang Nga đối với phương Tây, nhưng không gây thiệt hại cho Moscow.

Sau khi cân nhắc mọi rủi ro, các nghị sỹ Mỹ cuối cùng đã quyết định thực hiện các dự án táo bạo và khá rủi ro bằng cách bắt đầu phát triển các mỏ nguyên liệu của riêng mình. Australia, Canada và Namibia cũng tham gia vào cuộc phiêu lưu. Ngoài ra, Mỹ còn thúc đẩy cả Czech và Thụy Điển, những nơi có trữ lượng uranium giàu nhất châu Âu. Còn Pháp, đại diện lớn nhất của năng lượng hạt nhân ở châu Âu, để thoát khỏi phụ thuộc vào Nga, đang ve vãn Mông Cổ và Kazakhstan, bởi các nước thuộc khu vực Sahel châu Phi giàu uranium tỏ ra không mặn mà gì với những nhà bảo trợ lâu nay của mình.

Châu Âu: Khi mong muốn không phù hợp với khả năng

Sự thúc đẩy mạnh mẽ của Nhà Trắng đối với các biện pháp triệt để không tìm được phản ứng mong muốn ở Liên minh châu Âu. Ngay cả khi Ủy ban châu Âu đệ trình các sáng kiến ​​của Mỹ để xem xét thì quyết định từ chối hợp tác với Rosatom rất có thể sẽ thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng châu Âu.

Hiện tại, Nghị viện châu Âu đang có tiếng nói rằng lệnh cấm vận của EU đến năm 2027 đối với việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên, dầu thô và than đá của Nga không thể so sánh được với lệnh cấm vận cung cấp các sản phẩm thương mại có chứa uranium. Nếu trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện có ít nhất một số cơ hội thay thế hydrocarbon bằng các nguồn năng lượng tái tạo, thì trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân sẽ không thể làm được nếu không có dịch vụ của Rosatom.

Hoạt động chuyển đổi hạt nhân và làm giàu quặng là đặc quyền truyền thống của Rosatom trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, trong vài năm qua, Urenco của Anh cam kết tăng tổng công suất của các nhà máy làm giàu uranium của mình lên 15% tại American Unis và Dutch Almelo. Còn Orano của Pháp hứa hẹn sẽ tăng sản lượng thêm 30% do phát triển công nghệ máy ly tâm tại nhà máy làm giàu Georges Besse 2 ở Tricasten. Đúng là như vậy, nhưng đây mới chỉ là kế hoạch.

Với tất cả sự lạc quan nhưng tập đoàn năng lượng hạt nhân châu Âu Euroatom cũng phải thừa nhận, việc từ chối dịch vụ của Rosatom thực tế sẽ không sớm hơn năm 2032.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tai-sao-my-trung-phat-nang-luong-hat-nhan-cua-nga-271714.html

Cùng chủ đề

Tướng Nga bị bắt vì nhận hối lộ, Mỹ ra “tối hậu thư” cho một công ty Trung Quốc, hồi ký của “bà đầm...

Tình hình nhân sự trong Bộ Quốc phòng Nga, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, Tổng thống Putin sắp thăm Bắc Kinh, diễn biến xung đột ở Ukraine và Dải Gaza... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Tổng giám đốc Cơ quan Vũ trụ LB Nga Roscosmos Yury Borisov tuyên bố, Nga bắt đầu phát triển nhà máy điện hạt nhân, được dự định sẽ đưa lên Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.

Lễ nhậm chức Tổng thống Nga có gì đặc biệt?

Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra lúc 12 giờ địa phương ngày 7/5 tại Moscow. Ông Putin sẽ tuyên thệ Tổng thống lần thứ năm và sau đó sẽ có bài phát biểu trước người dân Nga.

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày 3/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga và Triều Tiên.

Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trải nghiệm kết nối di sản và công nghệ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hưởng ứng Ngày quốc tế Bảo tàng 18/5/2024 với nhiều hoạt động giáo dục nhằm mang lại những khám phá thú vị về văn hóa các dân tộc tới mọi đối tượng công chúng.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Để thành công trong lãnh đạo, cần kiến tạo và duy trì sự...

Một điểm nổi bật trong hai tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nhất quán về tư tưởng đề cao sự đoàn kết để có thể hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước.   TS. Nguyễn Văn Đáng. (Ảnh: NVCC) Bối cảnh đất nước hiện nay đang đặt ra nhu cầu nhận thức mới về những yếu tố tác động, cơ chế và biện pháp kiến tạo, duy...

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là biểu tượng vượt xa giới hạn lịch sử

Ngày 17/5, báo chí Argentina đã có bài viết ca ngợi cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người (19/5/1890 – 19/5/2024).

Khám phá bộ truyền thuyết Ba Lan dành cho các nhà thám hiểm nhỏ tuổi

Ngày 17/5, Bộ sách ‘Phiêu lưu cùng các truyền thuyết Ba Lan" với những câu chuyện truyền cảm hứng tới các nhà thám hiểm nhỏ tuổi đã được ra mắt tại Hà Nội.

Giảng viên, sinh viên Học viện Ngoại giao gửi quà tới chiến sĩ Trường Sa

Hơn 50 lá thư, và các phần quà hạt giống sẽ được chuyển tới tận tay các chiến sĩ Trường Sa trong chuyến tàu ra khơi ngày 23/5.

Bài đọc nhiều

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Bất chấp gợi ý từ một số nhà lãnh đạo châu Âu rằng họ sẽ xem xét gửi quân hỗ trợ tới Ukraine, một quan chức cấp cao của Phần Lan cho biết ý tưởng này “không khơi dậy được nhiều sự nhiệt tình” ở đất nước ông, trang Breaking Defense đưa tin hôm 16/5. “Tôi nghĩ chính sách này được các quốc gia thành viên NATO ủng hộ rộng rãi. Theo tôi hiểu rằng đó là chúng...

Thêm Libya tham gia vụ kiện diệt chủng chống lại Israel tại ICJ

Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Libya Mohamed Younis Al-Menfi đã công bố quyết định của nước này tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện diệt chủng chống lại Israel tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), nhằm thể hiện một mặt trận thống nhất tìm kiếm công lý cho người dân Palestine. Theo tờ The New Arab, tính đến nay, ngoài Libya, đã có Thổ Nhĩ Kỳ và...

Cùng chuyên mục

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là biểu tượng vượt xa giới hạn lịch sử

Ngày 17/5, báo chí Argentina đã có bài viết ca ngợi cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người (19/5/1890 – 19/5/2024).

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Bất chấp gợi ý từ một số nhà lãnh đạo châu Âu rằng họ sẽ xem xét gửi quân hỗ trợ tới Ukraine, một quan chức cấp cao của Phần Lan cho biết ý tưởng này “không khơi dậy được nhiều sự nhiệt tình” ở đất nước ông, trang Breaking Defense đưa tin hôm 16/5. “Tôi nghĩ chính sách này được các quốc gia thành viên NATO ủng hộ rộng rãi. Theo tôi hiểu rằng đó là chúng...

Tên lửa tầm xa Ukraine tấn công sân bay Nga, Houthi bắn hạ UAV 30 triệu USD của Mỹ, Nga trục xuất tùy viên...

Pháp phá vỡ âm mưu phá huỷ giáo đường Do Thái, Mỹ trừng phạt thực thể Nga liên quan đến Triều Tiên, 20 tổ chức tôn giáo Mỹ kêu gọi thay đổi chính sách với Cuba, Phillipines mua 5 tàu tuần tra biển của Nhật Bản, Tư lệnh Iran đe dọa trả đũa quân sự Israel… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Tuần tra, quản lý, bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đường biên giới đất liền dài 80,683 km, giáp với hai tỉnh Sê-kông và Sa-la-van (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào); gồm 12 xã biên giới thuộc địa bàn huyện miền núi A Lưới. Tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện A Lưới), Đoàn công...

Phát triển du lịch trở thành sinh kế cho người dân địa phương ở Hà Nam

Sinh kế được tạo điều kiện để phát triển Với thế mạnh phát triển du lịch tâm linh của mình, tỉnh Hà Nam đã cho phép các hoạt động thương mại như mua bán, dịch vụ của người dân được diễn ra ngay tại những quần thể tâm linh dưới sự chỉ đạo và giám sát của...

[Ảnh] Chiêm ngưỡng những bộ tem quý giá qua các dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bộ tem kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm hội nghị, văn hóa tỉnh Điện Biên (thành phố Điện Biên Phủ), nhân dịp Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chiều 5/5. ...

Giá vàng hôm nay 17/5/2024: SJC tăng giảm nhẹ quanh mốc 90 triệu đồng

Giá vàng trong nước hôm nay 17/5/2024 Đầu giờ chiều 17/5, giá vàng 9999 của SJC quay đầu tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra, lên mức 90 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cập nhật vào lúc 13h42' và giá vàng...

Đồng Euro tăng không đáng kể, chợ đen bán ra 27.770 VND/EUR

Tỷ giá Euro hôm nay trong nước, tỷ giá EUR/VND hôm nay ngày 18/5/2024 Tỷ giá EUR/VND hôm nay (ngày 18/5) lúc 9h sáng được Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước công bố ở mức mua vào và bán ra là 25.010 - 27.642 VND/EUR. Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá tính...

Mới nhất