Trang chủNewsKinh tếTăng giá điện không ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu lạm phát

Tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu lạm phát

Kể từ ngày 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ mức 1.920,3 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Các chuyên gia cho rằng việc tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu lạm phát.

Công nhân công ty Điện lực Bắc Từ Liêm kiểm tra kỹ thuật các trạm biến áp Ảnh Ngọc HàTTXVN

Kể từ đầu năm 2023 tới nay, EVN đã hai lần điều chỉnh giá điện với mức tăng tổng cộng là 7,5%, đưa giá điện tăng thêm 142,35 đồng/kWh so với đầu năm.

Theo đánh giá của đại biểu Phạm Văn Hoà của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, việc tăng giá điện để bảo đảm phù hợp với giá thị trường, giá xăng dầu thế giới tăng cao hiện nay, cũng như bảo đảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của EVN là hợp lý. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện chắc chắn sẽ có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Mặc dù vậy, không ít chuyên gia cho rằng động thái này của EVN sẽ không ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm nay. Trao đổi với các phóng viên, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhận định việc giá điện tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng như những giải pháp để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội trong năm nay.

Lý giải về nhận định trên, ông Lâm cho biết tỷ trọng chi cho tiêu dùng điện trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình chỉ chiếm 3,31%. Khi giá bán lẻ điện bình quân tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,331 điểm phần trăm. Vì thế, với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân 4,5%, CPI sẽ chỉ tăng 0,15 điểm phần trăm. Trong khi đó, trong 10 tháng đầu năm 2023, lạm phát bình quân của nền kinh tế chỉ ở mức 3,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn khá nhiều so với mức lạm phát mục tiêu 4,5% của năm 2023.

Chuyên gia Lâm nhấn mạnh với sự chủ động chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tiêu dùng cuối cùng cho tháng cuối năm, cùng với chính sách khuyến mại, giảm giá để kích cầu tiêu dùng, việc điều chỉnh tăng giá điện không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm nay.

Trên thực tế, sau gần một tháng điều chỉnh giá điện, CPI tháng 11 cũng không tăng đột biến. Cụ thể, theo báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11/2023, CPI chỉ tăng 3,46% so với tháng 12/2022 và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 11/2023 cũng tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,22%).

Theo Tổng cục Thống kê, việc một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, tăng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước.

Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân được chia thành 6 nhóm, theo mức tiêu thụ điện của các hộ dân cư. Hộ dân có thu nhập thấp, mức tiêu thụ điện ít được hưởng giá bán lẻ điện thấp hơn mức giá bình quân chung. Giá bán lẻ điện được tính luỹ tiến, với chính sách giá bậc thang, theo lượng điện tiêu thụ, phù hợp với mức thu nhập của các hộ dân cư nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm.

Vì thế, chuyên gia Lâm cho rằng việc tăng giá bán lẻ điện cũng không tác động nhiều tới các đối tượng này bởi vì, mức chi phí chỉ tăng thêm 3.900 đồng/tháng đối với hộ sử dụng dưới 50 kWh/tháng; tăng thêm 7.900 đồng/tháng đối với hộ sử dụng 100 kWh/tháng; ngay cả những hộ có mức sử dụng điện cao tới 400 kWh/tháng cũng chi trả thêm 42.000 đồng/tháng.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, điện là mặt hàng nhiên liệu quan trọng không chỉ trong tiêu dùng mà được sử dụng trong gần như tất cả các ngành, các hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc giá điện tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hệ quả tất yếu làm giảm tăng trưởng kinh tế.

điện lực TTXVN
điện lực TTXVN

Chuyên gia Lâm cho biết với công nghệ sản xuất hiện nay của nền kinh tế, nếu giá điện tăng 10%, GDP sẽ giảm 0,45 điểm phần trăm. Năm 2023, qua hai lần EVN tăng giá điện với tổng mức tăng 7,5% sẽ tác động làm GDP giảm 0,33 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà khuyến nghị Bộ Công Thương cần tính toán hợp lý mức tăng tới đâu, để vừa mức cho EVN bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, tái đầu tư, vừa khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Về phía EVN, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà đề nghị EVN cần cân đối các khoản chi như chi thường xuyên, chi đầu tư, chi chế độ lao động… để cân đối nguồn tài chính, không chỉ dồn sang việc tăng giá điện./.

Hoàng Anh

Cùng chủ đề

Nga chật vật thu tiền bán dầu

Các công ty Nga phải chờ đến vài tháng để được thanh toán tiền bán dầu, do ngân hàng cảnh giác với các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ. 8 nguồn tin đến từ các ngân hàng và nhà giao dịch của Reuters cho hay một số ngân hàng ở Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường các yêu cầu tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ trong những tuần gần đây. Điều này dẫn...

Ngắm vũ trụ đêm ở Quy Nhơn

Bình ĐịnhĐến trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo ở Quy Nhơn, du khách sẽ được ngắm vũ trụ qua kính quang học lớn nhất nước. Du khách xem hình ảnh thiên hà qua kính thiên văn quang học. Ảnh: Thảo Chi Qua kính quang học Plane wave CDK600, từng ngôi sao li ti ánh lên, những vầng sáng lấp lánh hiện ra. Cụm thiên hà xoay tròn những hình thù kỳ bí. Mặt trăng to...

Vụ khủng bố nhà hát Nga hé lộ kế hoạch vươn vòi của IS

Vụ tấn công của ISIS-K vào nhà hát Crocus, Nga cho thấy các tổ chức chân rết IS đang dần trỗi dậy với tham vọng vươn vòi khắp thế giới. Tháng 4/2019, thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đăng video để gửi thông điệp đến các tín đồ ở vùng xa xôi. Al-Baghdadi thừa nhận "nhà nước tự xưng" ở Trung Đông đã bị tiêu diệt và "chiến dịch trả thù"...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Chị em nội trợ tại TPHCM dễ dàng mua được tôm tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, EU giá rẻ

Hiện nay, các siêu thị Bách Hóa Xanh khu vực TPHCM đã bày bán tôm tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, châu Âu của “vua tôm” Minh Phú với giá từ 165.000-185.000 đồng/kg, tùy chương trình khuyến mãi, khiến...

Tập đoàn Novatek tiếp cận thị trường LNG tại Việt Nam

Novatek, Tập đoàn sản xuất khí tự nhiên lớn nhất Liên bang Nga cho biết đang quan tâm đến nhiều dự án trong lĩnh vực LNG tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với đại diện Tập đoàn Novatek. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Novatek, Liên bang...

Đòn bẩy trong đầu tư khu dưỡng lão cao cấp

Xu hướng già hóa dân số và tốc độ gia tăng số lượng người giàu, siêu giàu tại Việt Nam là đòn bẩy chủ đạo cho hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản dưỡng lão cao cấp. Thị trường đầu tư bệnh viện an dưỡng, dưỡng lão cao cấp tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những “tên tuổi” với vai...

Hối thúc sớm có biện pháp hỗ trợ đầu tư bổ sung

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục hối thúc Việt Nam sớm ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi từ đầu năm 2024. Một cơ sở của Công ty TNHH Bosch Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn Sớm có biện pháp hỗ trợ đầu tư bổ sung Ít ngày trước đây, Tập đoàn bán dẫn...

Viettel đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index - BSI) được xác định dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá các thuộc tính bao gồm cảm nghĩ của khách hàng về thương hiệu (nhận thức, yêu mến…) và hành vi của khách hàng với thương hiệu (sử dụng các sản phẩm dịch vụ, sẵn sàng giới thiệu đến người khác, sẵn sàng trả giá cao….). Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên...

Cùng chuyên mục

Hợp tác triển khai mô hình tạo lập sinh kế bền vững cho hội viên phụ nữ

Từ năm 2024, mô hình dịch vụ gia đình "Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp" sẽ được triển khai rộng rãi ở 8/20 tỉnh triển khai chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" nhằm hướng tới đa...

VNDirect khôi phục hệ thống: Nhà đầu tư than không đổi được mật khẩu, load chậm

Chiều 27/3, Chứng khoán VNDirect thông báo đã khôi phục được hệ thống và đang tiến hành rà soát, đánh giá lại để đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh cho khách hàng giao dịch tại công ty. VNDirect cũng cung cấp địa chỉ để khách hàng tra cứu số dư trên hệ thống My Account tại: https://myaccount.vndirect.com.vn/bao-cao/bao-cao-tai-san/tong-quan-tai-san và khuyến nghị khách hàng đổi mật khẩu ngay sau khi đăng nhập hệ thống. Đây là giai đoạn 1 trong...

Vĩnh Long trao 13 quyết định chủ trương đầu tư, bản ghi nhớ đầu tư, vốn 19.600 tỷ đồng

Vĩnh Long trao 13 quyết định chủ trương đầu tư, bản ghi nhớ đầu tư, vốn 19.600 tỷ đồngLãnh đạo tỉnh Vĩnh Long trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Biên bản ghi nhớ/thỏa thuận hợp tác đầu tư cho đại diện các nhà đầu tư với 13 dự án, có tổng vốn đầu tư hơn 19.600 tỷ đồng. ...

Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam hủy họp cổ đông bất thường

Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex) hủy phiên họp bất thường để miễn nhiệm Trưởng ban kiểm soát bởi nhận thấy thời gian tổ chức gần với ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex, mã chứng khoán: SEA) vừa thông báo dừng tổ...

Mới nhất

Khơi dậy khát vọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến

Tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu thành phố Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội đang tập trung nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý toàn diện, đầy đủ cho sự phát triển của Thủ đô. Chiều 27/3,...

Tọa đàm về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc về quyền con người

Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc về quyền con người (UPR) là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, qua đó thúc đẩy các...

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và Phái đoàn thương mại Canada sang thăm và làm việc tại...

Những hình ảnh thú vị bên đường chạy Tiền Phong Marathon 2024

TPO - Bên đường chạy Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024, các vận động viên và du khách có thể bắt gặp nhiều hình ảnh thú vị, như: Đàn cò kiếm ăn trên đầm bãi, hình ảnh hoa vàng trên cỏ xanh ven đường, những...

Mới nhất