Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTăng vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch Covid-19

Tăng vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch Covid-19


Sau đại dịch Covid-19, độ nhạy của nhiều vi khuẩn với kháng sinh có xu hướng giảm, trong đó có nhóm kháng sinh mới, vốn được ưu tiên điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp.

Thông tin này được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị khoa học Hội Hô hấp Việt Nam – Hội Phổi Pháp Việt, sáng 4/11.

Hội nghị tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt – Pháp và 30 năm hợp tác y tế Pháp – Việt. Hơn 1.000 chuyên gia, bác sĩ từ Việt Nam, Pháp, Australia cùng bàn các giải pháp quản lý kháng kháng sinh và tổn thương phổi sau Covid-19.

Thầy thuốc nhân dân, giáo sư, tiến sĩ Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nói rằng Việt Nam là một trong các quốc gia những năm gần đây gia tăng kháng kháng sinh. Nguyên nhân là sử dụng kháng sinh không hợp lý như kê đơn không hợp lý, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chưa tốt, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng… Đặc biệt, việc người dân tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, tự ý tăng giảm hoặc bỏ liều cũng làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Trong đại dịch Covid-19, nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, lao không được chẩn đoán và điều trị do các phòng khám ngoại trú đóng cửa. “Người dân lo sợ, hạn chế đi khám, do đó có thể mầm bệnh không được ngăn chặn triệt để, nguy cơ lây lan và kháng thuốc”, GS Châu cho biết.





GS Ngô Quý Châu phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

GS Ngô Quý Châu phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Thầy thuốc ưu tú, phó giáo sư, tiến sĩ Chu Thị Hạnh, Phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết những kháng sinh đầu tay ưu tiên được lựa chọn cho điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng có ba loại chính là nhóm penicilin, nhóm cephalosporin và nhóm macrolid. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã công bố tại Việt Nam và thế giới cho thấy hiện nay độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các kháng sinh này có xu hướng giảm dần, thậm chí mức độ đề kháng đang ở mức cao, đáng báo động.

Trong một phân tích năm 2021, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ báo cáo tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (HAI) ở nước này tăng cao hơn đáng kể vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Trong số này, nhiều loại có khả năng kháng kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Một số nghiên cứu khác về đề kháng kháng sinh sau đại dịch Covid-19 như nghiên cứu ở Hàn Quốc, Mỹ cũng cho thấy gia tăng vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch.

Báo cáo tại hội nghị, GS.TS Hans Liu, Bệnh viện Bryn Mawr, Mỹ, cho biết thế giới đang thiếu các phát minh về nhóm kháng sinh mới. Hơn 10 năm trở lại đây không có phát minh về kháng sinh mới, trong khi số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh gia tăng mạnh, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. “Dùng kháng sinh tốt nhất cho chỉ định, ngừng dùng kháng sinh khi không còn cần thiết với liệu trình ngắn hơn để giảm đề kháng kháng sinh”, GS Hans nói.

GS Châu cho biết: “Sử dụng kháng sinh hợp lý, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại các cơ sở ngoài bệnh viện, chẳng hạn như nhà điều dưỡng và các cơ sở chăm sóc dài hạn, phòng bệnh chủ động bằng tiêm chủng vaccine giúp giảm gánh nặng kháng kháng sinh”.

Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia còn bàn luận sâu về thực trạng tổn thương trên phổi ở người mắc Covid-19 kéo dài. Theo PGS Hạnh, thời gian của Covid-19 kéo dài không chỉ là vài tháng như nhiều người bệnh vẫn nghĩ. “Không ít trường hợp 1-2 năm vẫn còn tổn thương phổi do Covid-19 để lại”, PGS Hạnh nói.

Di chứng trên phổi ở bệnh nhân Covid-19 kéo dài biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ khó thở cho đến tổn thương phổi nặng, phải phụ thuộc vào máy thở. Một số triệu chứng kéo dài dai dẳng thường gặp nhất là khó thở, giảm khả năng vận động và giảm oxy máu, ho kéo dài, đau ngực. Ở người bệnh Covid-19 nặng, sau khi khỏi còn có thể gặp di chứng xơ phổi.





Phó giáo sư Hạnh khám cho người bệnh phổi. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Phó giáo sư Hạnh khám cho người bệnh phổi. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết nhờ có sự phối hợp tích cực giữa Bộ Y tế và các hiệp hội chuyên ngành, đặc biệt là chuyên ngành hô hấp, cuộc chiến chống Covid-19 đã đạt nhiều thành quả. Việt Nam đã chính thức chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Tuy nhiên thách thức vẫn còn nhiều. Những năm qua, các nhà khoa học chuyên ngành hô hấp Việt Nam đã tăng cường, hợp tác khoa học quốc tế để cập nhật kiến thức khoa học về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý hô hấp.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nêu thực trạng hiện nay bệnh lý hô hấp ngày càng phức tạp. Ngoài các bệnh kinh điển còn xuất hiện những bệnh mới nổi chưa từng có trước đây, gây khó khăn cho chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh. Diễn biến phức tạp khó lường của các bệnh hô hấp nhiễm trùng, tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng làm cho công tác chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Hội Hô hấp Việt Nam đã đóng góp không nhỏ trong việc tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa cho bác sĩ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Hội nghị năm nay có 137 bài báo cáo của gần 90 chuyên gia, bác sĩ, trong đó hơn một nửa đến từ Việt Nam, Pháp, Mỹ, Nhật, Australia. Nhiều chủ đề thiết thực được thảo luận như cập nhật chẩn đoán, điều trị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, ngừng thở khi ngủ, bệnh lý phổi kẽ…, vấn đề hô hấp nhi và phẫu thuật lồng ngực.

Nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới được chia sẻ như nội soi phế quản siêu âm, thở máy không xâm nhập điều trị ngưng thở khi ngủ, phẫu thuật phổi ít xâm lấn, sinh thiết phổi chẩn đoán sớm ung thư phổi, can thiệp nội mạch trong một số bệnh lý hệ hô hấp như thông động tĩnh mạch, chiến lược dự phòng và điều trị viêm phổi bệnh viện.

“Đây là cơ hội cho các bác sĩ trong và ngoài nước cập nhật những tiến bộ mới nhất của thế giới trong chuyên ngành hô hấp, nhận diện những thách thức mới trong khám chữa bệnh giai đoạn sau Covid-19”, PGS Hạnh cho biết.

Hoài Phạm

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp




Source link

Cùng chủ đề

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần Tuấn (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thúc đẩy nhanh hơn kế hoạch tìm nơi an cư mới cho...

Phòng khám Charlie tiên phong công nghệ Thon gọn hàm Slim V-Face không cần phẫu thuật

Với hành trình 10 năm xây dựng và phát triển, Phòng khám Charlie đã trở thành thương hiệu chăm sóc sắc đẹp uy tín, chất lượng góp phần thay đổi cuộc sống cho hàng ngàn chị em. ...

Tỷ lệ kết hôn của Hàn Quốc năm 2023 tăng sau 11 năm tụt dốc

Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 19/3, Hàn Quốc có tổng số 193.657 cặp đôi kết hôn vào năm 2023, tăng 1,0% so với 191.690 cặp đôi kết hôn năm 2022, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ năm 2011. ...

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và Strasys ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 27 năm thành lập (1997 - 2024), chương trình này là một trong những nỗ lực của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ trong việc thực hiện cam kết nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của người dân Việt Nam thông qua cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến và dễ tiếp cận.Với hợp tác này, Strasys - đơn vị tư vấn hàng đầu...

5 món ăn uống bổ phổi

Sữa chua, trà xanh, củ nghệ, táo có chất chống oxy hóa, chống viêm, giàu vitamin góp phần cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng hen suyễn. Sữa chua Sữa chua giàu canxi, kali, ,phốt pho và selen có thể tăng cường chức năng phổi và giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Thực phẩm này còn góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ phòng chống bệnh liên quan đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàng Nguyên Thanh mơ thi marathon ở Olympic

Kỷ lục gia marathon Việt Nam Hoàng Nguyên Thanh xem việc dự Olympic là mục tiêu lớn nhất của cuộc đời, sau năm năm tiến bộ không ngừng. Hoàng Nguyên Thanh dẫn đầu trên đường chạy VnExpress Marathon Ho Chi Minh City Midnight 2023. Ảnh: VM "Tôi rất vui khi được sống trọn với đam mê và hết mình với marathon, đồng thời tự hào khi đạt được thành tích lịch sử cho marathon Việt Nam. Tuy nhiên, tôi vẫn...

Trắc nghiệm để biết có nguy cơ đột quỵ không

Họ tên không được để trống Ngày sinh không đúng định dạng Email không đúng định dạng Số điện thoại không đúng định dạng Địa chỉ không được để trống Ngày khám không đúng định dạng Chọn địa điểm khám tại BVĐK TÂM ANH Hà Nội 108 Phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN Hotline - 1800 6858 BVĐK TÂM ANH TP.HCM 2B Phổ Quang, Phường 2, Q.Tân Bình, TP.HCMHotline - 0287 102 6789 * Vấn đề sức khỏe cần khám Nội dung không được để...

Đại sứ Nga phớt lờ yêu cầu triệu tập của Ba Lan

Ba Lan nói Đại sứ Nga tại Warsaw không xuất hiện dù được triệu tập để làm rõ vụ tên lửa của Moskva "xâm phạm" không phận Ba Lan. "Đại sứ đã không xuất hiện tại Bộ Ngoại giao hôm nay để giải thích sự cố liên quan tên lửa hành trình của Nga", Pawel Wronski, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan, ngày 25/3 cho biết, đề cập tới ông Sergey Andreyev.Quân đội Ba Lan hôm 24/3...

Bài đọc nhiều

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Nhai kỹ thức ăn sẽ giảm bớt căng thẳng cho dạ dày...

Cải thiện sức bền để con thỏa sức khám phá và phát triển

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải cải thiện sức bền cho trẻ Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏi Đều đặn mỗi tuần hai buổi, chị Phương (TP.HCM) đón con...

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh hen Hen ...

Ăn nước dùng hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

1. Những chất dinh dưỡng quan trọng có trong nước hầm xương Nước dùng xương hay ...

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.Lòng trắng trứng không chứa chất béo, giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin...

Cùng chuyên mục

Trắc nghiệm để biết có nguy cơ đột quỵ không

Họ tên không được để trống Ngày sinh không đúng định dạng Email không đúng định dạng Số điện thoại không đúng định dạng Địa chỉ không được để trống Ngày khám không đúng định dạng Chọn địa điểm khám tại BVĐK TÂM ANH Hà Nội 108 Phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN Hotline - 1800 6858 BVĐK TÂM ANH TP.HCM 2B Phổ Quang, Phường 2, Q.Tân Bình, TP.HCMHotline - 0287 102 6789 * Vấn đề sức khỏe cần khám Nội dung không được để...

Merck và GSK thiếu vaccine sởi cung ứng cho Canada

Hãng dược Merck và GSK thông báo thiếu vaccine sởi, chỉ đủ để cung ứng cho chương trình tiêm chủng công cộng, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh. Báo cáo từ hai hãng dược được công bố trên website về tình trạng thiếu thuốc của Bộ Y tế Canada, cập nhật mới nhất ngày 22/3. Theo đó, Merck cho biết vaccine chỉ đủ cho chương trình tiêm chủng công cộng, tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài...

Cụ ông nguy kịch vì tai nạn hy hữu ‘hóc viên sỏi chậu cây cảnh’

Ngày 25-3, ông Vũ Xuân Phú, phó giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, chia sẻ bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu nạn nhân mắc dị vật khí quản hiếm gặp.Bệnh nhân nam 72 tuổi có tiền sử tai biến mạch máu não cách đây 3 năm di chứng yếu nửa người trái, cụ vẫn tự sinh hoạt tại nhà, vào...

Mới nhất

Mãn nhãn với hoa sơn tra bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

25/03/2024 | 12:45 TPO - Hoa sơn tra hay còn được biết tới với cái tên khác là hoa táo mèo hiện vào độ nở rộ nhất. Màu...

Trắc nghiệm để biết có nguy cơ đột quỵ không

Họ tên không được để trống Ngày sinh không đúng định dạng Email không đúng định dạng Số điện thoại không đúng định dạng Địa chỉ không được để trống Ngày khám không đúng định dạng Chọn địa điểm khám tại BVĐK TÂM ANH Hà Nội 108 Phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN Hotline - 1800 6858 BVĐK TÂM ANH TP.HCM 2B Phổ Quang,...

Phú Yên phấn đấu cuối tháng 4 bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc- Nam

Phú Yên phấn đấu cuối tháng 4 bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc- NamDự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc– Nam chạy qua địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn vướng mặt bằng, do đó, tỉnh đặt mục tiêu đến cuối tháng 4/2024...

VNDirect “thất thủ” – Sống còn chuyện đảm bảo an ninh thông tin

VNDirect “thất thủ” - Sống còn chuyện đảm bảo an ninh thông tin So với vụ tấn công xảy ra tại một công ty chứng khoán cách đây gần 3 năm, sự cố tấn công xảy ra tại VNDirect nghiêm trọng hơn khi việc dừng toàn bộ hệ thống và thời gian phục hồi dịch vụ dài hơn. ...

Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hội nghị được diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Theo quy định của...

Mới nhất