Trang chủDestinationsNinh ThuậnTạo thuận lợi hơn nữa trong chính sách thị thực

Tạo thuận lợi hơn nữa trong chính sách thị thực

Ngày 2/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe các tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Căn cước.

Bên cạnh đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Phát triển hạ tầng viễn thông

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, việc xây dựng dự án Luật là thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số, đồng thời khắc phục những vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập trong các quy định của Luật Viễn thông 2009 và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông, gây hạn chế quá trình phát triển…

Dự thảo Luật cũng hoàn thiện quy định sử dụng tài khoản SIM thuê bao di động để thanh toán cho dịch vụ viễn thông và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động hợp pháp…

Đối với các vấn đề mới cần quy định để thúc đẩy phát triển viễn thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, xu hướng phát triển rất nhanh của viễn thông chuyển đổi thành hạ tầng số với sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ, mô hình kinh doanh mới đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện quy định quản lý để thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, phổ cập và tiết kiệm năng lượng, hình thành hạ tầng số…

Cần quy định cụ thể tiêu chí thăng hàm cấp Tướng Công an trước thời hạn

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, hồ sơ dự án Luật được xây dựng theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành, công an các đơn vị, địa phương và được Chính phủ thống nhất thông qua.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định sĩ quan công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 3 năm công tác. Trường hợp không đủ 3 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định.

Về quy định này, đại biểu Triệu Thị Huyền (Yên Bái) cho rằng, để đảm bảo tính minh bạch, chặt chẽ, tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng luật, ban soạn thảo cần xem xét và cân nhắc quy định cụ thể, chi tiết hơn đối với trường hợp không còn đủ 3 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định. Đồng quan điểm, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam) cho rằng, cần quy định chặt chẽ, thống nhất trong cách hiểu là, còn ít nhất đủ 36 tháng công tác thay vì “ít nhất 3 năm công tác”, tránh nhiều cách hiểu khác nhau.

Các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định rõ tiêu chí việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an sẽ báo cáo với Chính phủ, các cơ quan liên quan của Quốc hội để tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo, báo cáo Quốc hội theo đúng quy định.

Tăng cường tích hợp trong thẻ căn cước

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Dự án Luật Căn cước nhằm sửa đổi, bổ sung quy định để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở nước ta theo Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030).

Về một số nội dung sửa đổi, bổ sung nổi bật trong dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, với nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ “thẻ căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú…

Về người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước…

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Căn cước như Tờ trình của Chính phủ. Về một số nội dung cụ thể, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, cần lưu ý làm rõ thêm về “căn cước điện tử” trong dự thảo Luật, vì căn cước điện tử được giải thích là “tài khoản định danh điện tử”; đồng thời làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn đối với đối tượng là người gốc Việt Nam không có quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam cho phù hợp với tên gọi.

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc nội dung về “nơi đăng ký khai sinh” và “nơi cư trú” để quy định bảo đảm thống nhất. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể trường thông tin nào bắt buộc, trường thông tin nào cập nhật theo nhu cầu của người dân, trường thông tin nào chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định…; quy định thông tin về “nhóm máu” và thông tin về “mống mắt, ADN, giọng nói” chỉ được thu thập, cập nhật “khi công dân có yêu cầu”; đối với thông tin về “nghề nghiệp” đề nghị quy định “trừ công an, quân đội và cơ yếu”.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định đối tượng cấp thẻ căn cước là người dưới 14 tuổi vì cho rằng, nhu cầu sử dụng thẻ căn cước của nhóm đối tượng này rất ít.

Tạo thuận lợi trong chính sách thị thực

Cho ý kiến về hai dự án luật về xuất nhập cảnh, các đại biểu nhất trí các quy định của dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) sẽ nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.

Dự thảo Luật nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo các quy định khác của Luật.

Dự thảo Luật bổ sung trách nhiệm của cơ sở lưu trú; nghĩa vụ của người nước ngoài trong việc xuất trình hộ chiếu và giấy tờ có giá trị cư trú tại Việt Nam cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định… để quản lý cư trú người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Các đại biểu nhất trí với việc nâng thời hạn tạm trú và thị thực điện tử cho người nước ngoài là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, khi nhu cầu vào Việt Nam dài ngày tăng lên.

Đại biểu Lê Nhật Thành (Hà Nội) cho rằng, qua thời gian cấp thị thực điện tử thí điểm từ giai đoạn năm 2017 đến nay, số lượng người nước ngoài đề nghị cấp thị thực điện tử ngày càng tăng… Tuy nhiên, thời hạn thị thực điện tử ngắn nên chưa thu hút được nhiều người nước ngoài. Do vậy, việc Chính phủ đề nghị nâng thời hạn thị thực, tạm trú nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú dài ngày của khách du lịch quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài muốn vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường, xúc tiến đầu tư,… là rất phù hợp với tình hình thực tiễn.

Một số ý kiến cho rằng, hiện nay, Việt Nam đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với công dân của 25 nước là thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đề nghị mở rộng hơn diện và điều kiện đơn phương miễn thị thực cho công dân các nước, vùng lãnh thổ… Có ý kiến đề nghị nâng thời hạn tạm trú lên để có thể linh hoạt hơn trong việc cấp chứng nhận tạm trú.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Quy định cụ thể phạm vi khai thác thông tin cá nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 22/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 23/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), với 470/473 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,14% tổng số đại biểu Quốc hội). Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Bảo đảm dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 24/6, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” với 475/480 phiếu tán thành.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 24/6, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh với 481/484 phiếu tán thành.

Thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 20/6, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với 466/472 phiếu tán thành, tương đương 93,72% đại biểu biểu quyết. Nhiều quy định mới đã được tiếp thu trong Luật sửa đổi lần này nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng” | Dự án | Tài Chính

Phía Tây Hà Nội là khu vực có giao dịch bất động sản sôi động bậc nhất thị trườngCung ít, cầu tăng tại khu vực sôi động bậc nhất Thủ đô Nhìn lại thị trường bất động sản tại Hà Nội trong những năm gần đây,...

Lan toả sâu rộng “làn gió tươi mới” trong hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như trên trong phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, chiều 25/3.Chuyển biến mạnh mẽ Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội...

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường cấp tài khoản, mật khẩu cho học sinh THPT; các đơn vị dự thi do Sở GD&ĐT quy định cấp tài khoản, mật khẩu cho thí sinh tự do. Nhằm hạn chế sai sót, nhầm lẫn, Bộ Giáo dục và Đào...

Công binh Việt Nam sửa đường cho người dân châu Phi dịp 26-3

Đặc biệt trong Tháng Thanh niên, chi đoàn đã phối hợp với các phân đội tổ chức sửa chữa tuyến đường tại trung tâm khu vực Abyei nhằm đảm bảo cho hoạt động đi lại của người dân, nhất là vào mùa...

Xuất bản cuốn sách về 'nghề lãnh đạo' của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “A, B, C về 'nghề' lãnh đạo, quản lý" của nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan (1937-2023), cung cấp nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và lý thú về một "nghề" khá đặc biệt. Với mong...

Mới nhất