Trang chủNewsNhân quyềnTất cả vì mầm xanh tương lai của đất nước

Tất cả vì mầm xanh tương lai của đất nước


Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – những mầm xanh tương lai của đất nước; nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội, nhà trường và các bộ, ngành trong việc chăm lo cho trẻ em.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. (Nguồn: UNICEF)
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. (Nguồn: UNICEF)

Với những cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của trẻ em Việt Nam trên mọi miền của đất nước không ngừng được bảo đảm. Ngày càng có nhiều trẻ em được bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và được ưu tiên trong các chính sách phúc lợi.

Quan tâm và ưu tiên

Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2022, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell đã đưa ra đánh giá rằng: “Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc đảm bảo trẻ em trên toàn quốc được khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết tiềm năng của mình”.

Đúng như vậy! Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – những “mầm xanh” tương lai của đất nước; đồng thời nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội, nhà trường và các bộ, ngành trong việc chăm lo cho trẻ em.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án, chương trình công tác bảo vệ giáo dục trẻ em nhằm đảm bảo thực hiện các quyền giúp trẻ em phát triển toàn diện, hướng tới cuộc sống an toàn, lành mạnh thân thiện cho các cháu”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh tại Chương trình khai mạc hè, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 vào ngày 28/5 tại TP. Hồ Chí Minh.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đang được bổ sung, hoàn thiện toàn diện về quan điểm, chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó đặc biệt quan tâm đến trẻ em và phụ nữ trong tình hình mới.

Hiện nay, Việt Nam có ba chương trình mục tiêu quốc gia, với trọng tâm toàn diện là giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội, chăm lo cho những đối tượng yếu thế, bao gồm trẻ em và phụ nữ.

Giáo dục trẻ em được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đầu tư. Nỗ lực này được thể hiện qua hệ thống giáo dục, các chính sách về kiên cố hóa và đầu tư cho trường học theo tiêu chuẩn được triển khai trên khắp cả nước, đặc biệt khu vực miền núi, khó khăn, nhằm mục tiêu cao nhất phổ cập giáo dục cho mọi người dân. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là bảo đảm các điều kiện thực hiện, tiêu chí đánh giá những tiến bộ đạt được trong công tác chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo quyền trẻ em như chế độ dinh dưỡng, tiêu chuẩn chiều cao, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh… nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Bà Lesley Miller – Phó Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): “Năm 2022 lại là một năm khó khăn do đại dịch Covid-19. Việt Nam phải ứng phó với đợt bùng phát của dịch vào những tháng đầu năm, sau đó lại chật vật để phục hồi hậu Covid-19. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nỗ lực và đã đạt được một số kết quả tích cực trong công tác trẻ em”.

Thực hiện lời hứa

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990. Việt Nam đã tham gia 7/9 Công ước cơ bản của LHQ về quyền con người với nhiều nội dung liên quan đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em như Công ước số 138 và Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Với trách nhiệm là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam luôn tham gia có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Công ước CRC năm 1989 giống như lời hứa rằng, các nước thành viên sẽ làm tất cả trong khả năng của mình để đảm bảo mọi trẻ em được thụ hưởng tối đa quyền trẻ em. Hơn 30 năm trôi qua, Việt Nam đạt được rất nhiều tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện CRC như: Đã giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi; tăng tỷ lệ tiêm chủng, cải thiện chăm sóc sức khỏe; tăng tỷ lệ trẻ em đi học; hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và xâm hại…

Đặc biệt vừa qua, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 91 của Ủy ban CRC tháng 9/2022 tại Geneva, Thụy Sỹ, đoàn Việt Nam đã có đối thoại với Ủy ban CRC về tình hình thực hiện CRC tại Việt Nam. Phiên đối thoại này được thực hiện trên cơ sở Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ năm và thứ sáu về tình hình thực hiện CRC tại Việt Nam lên Ủy ban CRC và Báo cáo trả lời danh sách các câu hỏi của Ủy ban CRC đối với Việt Nam.

Các thành viên Ủy ban CRC đều hoan nghênh thành tựu của Việt Nam, thể hiện qua quá trình xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách cũng như các biện pháp thực hiện của Việt Nam trong lĩnh vực quyền trẻ em.

Có thể khẳng định, từ quá trình tham vấn và xây dựng báo cáo quốc gia, đối thoại với Ủy ban CRC, xem xét, chấp thuận và triển khai các khuyến nghị thông qua Chương trình hành động của Chính phủ, Việt Nam đã thể hiện là một nước thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện Công ước CRC, góp phần triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước.

Việt Nam luôn tham gia có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. (Nguồn: UNICEF)
Việt Nam luôn tham gia có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. (Nguồn: UNICEF)

Khắc phục khó khăn

Mặc dù đạt được những thành tựu không thể phủ nhận nhưng việc đảm bảo quyền trẻ em ở Việt Nam vẫn có những khó khăn, thách thức.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từng chia sẻ với báo chí những khó khăn này. Theo đó, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế, đời sống nhân dân và việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng như bảo đảm quyền của trẻ em ở Việt Nam. Quá trình đô thị hóa và di cư ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em. Trẻ em thiếu sự chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ; khó tiếp cận dịch vụ cơ bản có chất lượng; thiếu hạ tầng dịch vụ giáo dục, y tế, vui chơi giải trí…

Bên cạnh đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao so với chuẩn quốc tế; một số vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao trong khi đó khu vực đô thị đối mặt với tình trạng béo phì trẻ em gia tăng. Tình trạng tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em gia tăng do thiếu giám sát của gia đình… Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển Internet, mạng xã hội làm gia tăng các nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu, độc, thiếu chuẩn mực; bị bạo lực, xâm hại trên và thông qua môi trường mạng đối với trẻ em.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russell cũng đã chỉ ra một thực trạng khó khăn ở Việt Nam, đó là còn một bộ phận trẻ em phải đối mặt với tình trạng đói nghèo và không được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ cũng như các dịch vụ cơ bản như nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có cha mẹ đi làm xa nhà và trẻ em khuyết tật.

Việt Nam đã thể hiện là một nước thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện Công ước quyền trẻ em, coi đó là công tác quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước.

Theo Giám đốc điều hành UNICEF, tổ chức này đang vận động đưa điều trị suy dinh dưỡng nặng và suy dinh dưỡng mãn tính vào Chương trình bảo hiểm y tế quốc gia của Việt Nam và tăng cường trợ cấp trợ xã hội để ngăn ngừa suy dinh dưỡng trong trẻ em.

“Công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em vẫn còn khó khăn thách thức vẫn còn có trẻ em bị bạo hành, tai nạn, bị bệnh hiểm nghèo mà y học vẫn chưa có thể mang lại hạnh phúc và niềm vui cho các cháu. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta vẫn còn phải khắc phục những hạn chế thiếu sót để ươm mầm xanh tương lai cho đất nước”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định tại chương trình khai mạc hè vừa qua.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bác Hồ luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện cam kết làm tất cả trong khả năng của mình để đảm bảo mọi trẻ em được thụ hưởng tối đa quyền của chính mình.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam về nhân quyền

Trong bức tranh đối ngoại nhân quyền của Việt Nam, công tác thông tin tuyên truyền về nhân quyền đã thực sự tạo ra mặt trận thông tin thống nhất, sáng tạo với nhiều hình thức thông tin mới, tận dụng không gian mạng, mạng xã hội, phản ánh toàn diện thành tựu về nhân quyền của Việt Nam, giúp cộng đồng thế giới hiểu hơn về quan điểm, của Đảng, Nhà nước cũng như thực tiễn quyền con người ở Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam

Từ ngày 14-15/3, tại Vĩnh Phúc, Tổ chức cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phối hợp với Quỹ Mars Wrigley tổ chức Hội thảo chia sẻ về công tác y tế trường học và tổng kết Dự án "Sức khỏe và dinh dưỡng học đường".

Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 là dịp để chúng ta nhìn lại những thành tựu đã đạt được và các rào cản còn tồn tại trên chặng đường đạt được bình đẳng giới, đặc biệt là trong lĩnh vực hành chính công.

Pháp đặt mốc lịch sử, là nước đầu tiên trên thế giới đưa quyền phá thai vào Hiến pháp

Ngày 4/3, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu thông qua quyết định mang tính lịch sử, đưa quyền phá thai vào Hiến pháp.

Từ góc nhìn bình đẳng giới

Mua bán người là tội phạm xâm hại nghiêm trọng quyền con người, xâm hại danh dự, nhân phẩm, tự do của con người. Khi một người trở thành nạn nhân bị mua bán, nhà nước có trách nhiệm can thiệp, bảo vệ và hỗ trợ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Bài đọc nhiều

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Mới nhất

Báo thế giới: ‘Việt Nam nắm giữ mọi danh hiệu cao quý nhất của billiards’

(Dân trí) - Trong vòng chưa đến một năm, billiards Việt Nam vô địch đủ các danh hiệu từ cá nhân cho đến đồng đội carom 3 băng thế giới. Điều này khiến cho truyền thông quốc tế thán phục. Trang Kozoom chuyên viết về billiards thốt lên: "Việt Nam nắm giữ mọi danh hiệu lớn của billiards thế giới....

13 năm bánh mì vào từ điển Oxford

Ở bất cứ đâu, khi hai chữ 'banh mi' bật lên thì biết ngay người ta đang nói đến ổ bánh mì Việt Nam. Đó là món ăn mà người nước ngoài muốn thưởng thức thì phải nói bằng tiếng Việt. Người Việt ăn bánh mì quanh năm suốt tháng không chán, hoa hậu H'Hen Niê (trong ảnh) cũng không...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết,...

Mới nhất