Trang chủNewsThời sựThăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài...

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong ‘Biệt động Sài Gòn’


Cỗ thang máy cổ với hai cánh cửa sắt phải đóng mở bằng tay đưa chúng tôi lên lầu 2, nơi trưng bày các chứng tích của gia đình ông chủ thầu khoán Dinh Độc Lập Mai Hồng Quế (tên thật là Trần Văn Lai – Năm Lai), người giàu có nức tiếng Sài Thành 70 năm trước và cũng là một chiến sĩ biệt động can trường.

Câu chuyện về cuộc đời ông đã được thể hiện một phần qua nhân vật Hoàng Sơn, chủ Hãng sơn Đông Á trong bộ phim Biệt động Sài Gòn, tác phẩm kinh điển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Đón chúng tôi là bà Đặng Thị Tuyết Mai (tức Đặng Thị Thiệp) – người vợ thứ hai và anh Trần Vũ Bình – con trai ông Năm Lai. Bà Tuyết Mai và anh Bình là những người đang gìn giữ chút chứng tích cuối cùng còn sót lại của chồng, của cha mình.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 1

Căn nhà của ông Trần Văn Lai, nơi từng dùng để hội họp bí mật của biệt động Sài Gòn nay trở thành bảo tàng.

Cuộc hội ngộ qua di ảnh

Một cụ bà ngót nghét tuổi 100, mặc bộ đồ lam đã ngả màu cũ kỹ, đầu đội mũ ni, bước chân không còn vững phải có người dìu, nhưng vẫn cố gắng với tay chạm vào tấm di ảnh của ông Năm Lai treo trên cao, miệng reo mừng: “Năm Lai nè, Năm Lai đây nè!”.

Bà là Ni trưởng Thích nữ Diệu Thông (tên thật là Phạm Thị Bạch Liên), nữ cán bộ biệt động thành phố Sài Gòn – Gia Định, đồng đội của ông Năm Lai gần 70 năm trước. Ở giai đoạn đặc biệt ác liệt của cuộc chiến, bị truy quét gắt gao, họ cùng cải trang hoạt động giữa lòng địch. Cô bé giao liên Diệu Thông dáng người nhỏ thó, luôn lọt thỏm giữa đám đông được ông Năm Lai chiều như em út trong gia đình.

Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, đất nước thống nhất gần nửa thế kỷ, họ hội ngộ qua… di ảnh.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 2

 Ni trưởng Diệu Thông (phải) và bà Tuyết Mai trong lần hội ngộ hiếm hoi.

Ni trưởng Diệu Thông không giấu nổi xúc động: “Ổng là tỷ phú, là trùm thầu khoán. Ổng thầu luôn làm nội thất trong Dinh Độc Lập mà. Hồi đó ổng nhiều nhà, nhiều xe hơi lắm… Ổng giàu mà ổng thương tui lắm, xin gì cũng cho. Bây giờ nhà đâu hết rồi, mấy chục căn nhà đâu hết rồi?”.

Tưởng như cuộc đời trần tục và những ký ức đã trôi qua gần 70 năm trước đã chìm trong tiếng kinh chiều kệ sớm, nhưng không, tấm di ảnh trên ban thờ đã đưa Ni trưởng Diệu Thông và bà Tuyết Mai về với những kỷ niệm về người đàn ông mà họ hằng kính phục, gắn bó.

Thời đó, ông Năm Lai được biết đến với cái tên tỷ phú Mai Hồng Quế: vàng hàng trăm ký, nhà mấy chục căn, xe cả chục chiếc… Đó là do tài năng kinh doanh, khả năng tạo vỏ bọc có một không hai và sự chắt chiu để đóng góp cho cách mạng của ông.

Đến bây giờ, khi nhớ lại, hai người phụ nữ vẫn tấm tắc: “Thật sự là một vỏ bọc quá hoàn hảo, giúp ích cho cách mạng nhiều và nhất là bảo đảm an toàn cho những người cùng hoạt động với ông ấy”.

Ngày trước, hình ảnh bà Tuyết Mai không mấy đẹp trong mắt giới nhà giàu Sài Gòn. Trong mắt mọi người, và cả Ni trưởng Diệu Thông hồi đó, bà Tuyết Mai chỉ là “cô nhân tình” đáng tuổi con của tỷ phú Mai Hồng Quế. Vì tiền, mà đến.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 3

 Ni trưởng Diệu Thông, bà Tuyết Mai và anh Trần Vũ Bình bên di ảnh ông Trần Văn Lai.

Từ “đứa ở” thành ông trùm thầu khoán

Trước khi trở thành tỷ phú Mai Hồng Quế, ông Năm Lai chỉ là một cậu bé nhà nghèo ở xã Vũ Đông (huyện Kiến Xương, nay thuộc TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Để thoát khỏi cảnh nghèo, năm 13 tuổi, cậu rời Vũ Đông lên Hà Nội. Một mình nơi phố thị lạ lẫm, ông xin làm người ở cho các gia đình giàu có.

Khi ông chủ người Pháp có việc quay về nước, cậu thiếu niên Năm Lai được gửi lại cho quan án sát Phạm Gia Nùng với lời giới thiệu: “Đây là đứa ở được việc”.

Từ đó, ông Năm Lai kề cận quan án sát. Ông nhanh nhẹn, thông minh nên được quan án sát dẫn đi trong nhiều dịp gặp gỡ quan khách. Thậm chí, vợ bé của quan còn tự hào khoe với quan khách ông là cháu của chồng, xem như con cái trong nhà.

Xuất thân trong dòng họ Trần Đông A, ông được giác ngộ cách mạng từ rất sớm. 16 tuổi, ông chính thức tham gia cách mạng, trở thành chiến sỹ biệt động. Với lý lịch đáng tin là con cháu nhà quan án sát Phạm Gia Nùng, ông được tổ chức điều vào Sài Gòn hoạt động. Dù vậy, để đường đường chính chính sinh sống tại đất Sài Thành không phải dễ dàng.

Theo sự sắp xếp của tổ chức, ông trở thành chồng của bà Phạm Thị Phan Chính (tên thật là Phạm Thị Chinh), cũng là một nữ biệt động đang sống dưới danh nghĩa là cháu của ông chủ tiệm vàng Phú Xuân, một trong những tài phiệt giàu có nhất thành phố lúc bấy giờ.

Sau khi trở thành vợ chồng, nhờ sự hậu thuẫn của bà Chính, nhờ uy tín của gia đình vợ với chính quyền lúc đó cũng như sự khéo léo của bản thân, dưới vỏ bọc Mai Hồng Quế, “đứa ở được việc” ngày nào được tin cậy giao làm chủ thầu khoán, chịu trách nhiệm trang trí nội thất Dinh Độc Lập.

Sau khi nhận thầu khoán Dinh Độc Lập, các thương vụ làm ăn sau đó lần lượt đến với ông. Cũng từ đây, tỷ phú Mai Hồng Quế nổi tiếng khắp đất Sài Gòn. Dưới vỏ bọc tỷ phú, ông Năm Lai lần lượt xây dựng các cơ sở bí mật, cơ sở đấu tranh chính trị tại Sài Gòn.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 4

Những chứng tích còn sót lại của gia đình “ông chủ hãng sơn Đông Á”.

Từ cuộc hôn nhân do tổ chức sắp đặt, làm vợ chồng trên danh nghĩa, qua những ngày tháng đồng cam cộng khổ, ông Năm Lai và bà Phan Chính nảy nở tình yêu, trở thành gia đình thực sự. Thế nhưng, đoạn tình cảm chưa được bao lâu đã phải ly biệt.

Năm 1964, địch quyết định thả 2 cán bộ cao cấp của ta (tên là Phan Trọng Bình và Phạm Quốc Sắc) đang bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo với điều kiện phải có người ở Sài Gòn đứng ra bảo lãnh. Theo lệnh của tổ chức, vợ chồng ông Năm Lai đứng ra làm thủ tục nhận người, lấy lý do là có họ hàng với bà Phan Chính. Sau khi bảo lãnh, 2 cán bộ cao cấp được bí mật đưa ra chiến khu.

Vài ngày sau, địch phát hiện hai người bà Chính bảo lãnh “bốc hơi”. Chúng gọi bà lên tra khảo nhiều ngày liền nhưng không khai thác được thông tin gì. Bất lực, chúng phải thả bà về. Một thời gian sau, bà Phan Chính mất. Nhiều người cho rằng, bà mất do thương tích từ những trận tra khảo dã man của địch.

Nén nỗi đau ly biệt, ông Năm Lai vẫn âm thầm hoạt động, tiếp tục vỏ bọc là tỷ phú Mai Hồng Quế.

Cùng “cô nhân tình” đào hầm, chứa vũ khí

Chúng tôi cảm nhận được sự kính trọng của bà Tuyết Mai khi nhắc về bà Phan Chính, người vợ trước của chồng mình. Hai người phụ nữ cùng nên duyên vợ chồng với tỷ phú Mai Hồng Quế theo sự sắp xếp của tổ chức. Song, không danh chính ngôn thuận như “vợ cả” Phan Chính, bà Tuyết Mai phải vào vai “cô nhân tình” cặp kè ông tỷ phú, bị người đời dè bỉu.

“Lúc đó tui 18, ông ấy hơn tui tận 20 tuổi, vào vai tình nhân, vợ bé là ai cũng tin ngay”, bà Tuyết Mai nói.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại Quảng Ngãi, bà Tuyết Mai tham gia cách mạng từ rất sớm. 17 tuổi, bà lên Đà Lạt theo sự phân công của tổ chức, sau đó được điều xuống Tây Ninh.

Một ngày, tại chiến khu Tây Ninh, bà và ông Năm Lai lần đầu gặp nhau. Bà gọi ông Năm Lai bằng chú, và đinh ninh ông đã có vợ con đề huề. Còn ông Năm Lai nói rõ, ông cần bà để phối hợp thực hiện nhiệm vụ tổ chức giao: mua nhà, đào hầm chứa vũ khí.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 5

Ảnh đoàn tụ của gia đình ông Trần Văn Lai sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Theo sự sắp xếp của tổ chức, bà theo ông về Sài Gòn. Để hoạt động thuận lợi, bà và ông thống nhất, bằng mọi cách phải để cho mọi người tin rằng, bà là cô nhân tình được ông chủ dắt đi mua nhà, bao nuôi. Tiếng xấu đồn xa, việc bà dan díu với ông chủ giàu có đến tai hết thảy mọi người. Tới đâu, bà cũng bị người đời dè bỉu, miệt thị, thậm chí đánh đập.

Đấy cũng là mục đích mà cả bà và ông Năm Lai đã bàn bạc trước để có được.

“Hồi đó chỉ là đi theo để làm nhiệm vụ. Tôi vẫn nghĩ ông ấy đang có vợ con ở nhà. Đến một hôm, khi đi qua nghĩa trang, ông dắt tui vào viếng mộ của chị ấy. Lúc đó tôi mới biết hết sự việc”, bà Tuyết Mai kể lại.

Biết rõ sự tình, bà cởi mở hơn với ông, rồi cả hai nảy sinh tình cảm. Năm 1966, sau thời gian hoạt động chung, tổ chức chấp thuận cho hai ông bà trở thành vợ chồng. Tuy nhiên, với người đời, bà vẫn là cô nhân tình dan díu với đại gia, được bao nuôi sung sướng. Hình ảnh ông chủ hào phóng, chở nhân tình đi mua nhà khắp Sài Gòn dù không mấy hay ho, nhưng lại không gây chút nghi ngờ nào cho địch.

Các căn nhà ông Năm Lai chọn mua đều phải có chiều sâu, để đào được hầm dài. Trong một thời gian ngắn, ông mua 7 căn nhà gần Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Đài Phát thanh…, là những địa điểm quân sự chiến lược của địch. Căn nhà 287/68-70-72 Trần Quý Cáp (Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 bây giờ) là cụm 3 căn nhà liền nhau, được chọn làm nơi đào căn hầm đặc biệt nhất.

Để bảo đảm bí mật, ông bà dùng dao, dùng mai nhỏ xắn đất, mỗi ngày một ít, rồi ngụy trang vận chuyển ra ngoài. Sau gần một năm, căn hầm được đào và xây dựng hoàn tất, trở thành hầm chứa vũ khí lớn nhất của lực lượng biệt động tại nội thành Sài Gòn – Gia Định, sức chứa khoảng 3 tấn vũ khí và 10 người.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 6

Bia tưởng niệm lực lượng biệt động Sài Gòn tại căn nhà của ông Trần Văn Lai bây giờ.

Để kịp tiến độ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ông Năm Lai gấp rút sắp xếp để cấp trên xuống hầm kiểm tra. Hầm đạt yêu cầu, lịch vận chuyển vũ khí xuống hầm cũng được lên kế hoạch ngay.

Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, các hầm vũ khí của ông Năm Lai đều phát huy tác dụng. Vũ khí được chuyển đến các cụm để đánh Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Tòa đại sứ… Đây cũng là lý do vỏ bọc Mai Hồng Quế bị lộ. Ông Năm Lai bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa truy bắt gắt gao và treo thưởng 2 triệu đồng, là số tiền rất lớn khi ấy, cho ai bắt được.

Sau nhiều ngày trốn trong thùng rác của chợ Bến Thành với ý định tiếp tục ở lại Sài Gòn hoạt động, ông được tổ chức ra lệnh rút về Quảng Ngãi (quê bà Tuyết Mai) tạm lánh.

Sau giải phóng, ông công tác ở Phòng Tổng kết chiến tranh (Bộ Tư lệnh TP.HCM), đến năm 1981 thì nghỉ hưu. Tháng 6/2002, ông qua đời.

Năm 2015, Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ghi nhận và vinh danh tinh thần bất khuất, quả cảm, hy sinh xương máu, cống hiến nhiều tài sản, vật chất cho cách mạng của ông.



Nguồn

Cùng chủ đề

‘Tôi không dám về quê ăn Tết cùng vợ con’

Trong những ngày cuối năm, Thương Tín đã có dịp trải lòng về kế hoạch đón năm mới. Chia với PV VTC News, nam diễn viên tâm sự, ông vẫn chưa có quyết định sẽ về quê Ninh Thuận hay ở lại TP.HCM trong dịp Tết Giáp Thìn 2024. "Năm nay, tôi vẫn chưa có kế hoạch về quê do có một số lời mời đi hát trong những ngày Tết. Nếu về quê ăn Tết rồi lại trở...

‘Khi tôi qua đời, hãy hoả thiêu rồi đưa vào chùa nào cũng được’

Diễn viên Aly Dũng vừa qua đời vì mắc bệnh ung thư máu khiến nhiều đồng nghiệp tiếc thương. Sau khi an táng, tro cốt của ông được an vị tại chùa Nghệ sĩ tại quận Gò Vấp, TP.HCM.Là một trong những bạn diễn cùng phim Biệt động Sài Gòn,Thương Tín xúc động khi vừa tới thắp nhang cho người đồng nghiệp. Được biết ngày Aly Dũng qua đời, Thương Tín gặp vấn đề sức khoẻ nên không...

'Biệt động Sài Gòn' và những bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn Long Vân

(VTC News) - Tên tuổi đạo diễn Long Vân gắn liền với "Biệt động Sài Gòn" - bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam được công chiếu năm 1985.Sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật, đạo diễn Long Vân đã qua đời ở tuổi 87. Sự ra đi của ông khiến cho nhiều thế hệ khán giả yêu phim ảnh cảm thấy tiếc nuối.Lúc sinh thời, đạo diễn Long Vân...

Đạo diễn Long Vân 'Biệt động Sài Gòn' qua đời ở tuổi 87

(VTC News) - Đạo diễn Long Vân - người đã làm nên bộ phim Biệt động Sài Gòn qua đời ở tuổi 87 tại bệnh viện.Xác nhận với PV VTC News, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết, đạo diễn Long Vân qua đời hôm nay (24/12) tại bệnh viện. Bà cho biết nghệ sĩ Kim Cương - vợ đạo diễn Long Vân rất đau lòng, khóc rất nhiều khi chồng qua đời.Đạo diễn Long Vân sinh...

Thương Tín muốn mời Aly Dũng ‘Biệt động Sài Gòn’ đóng phim do mình đạo diễn

Nghệ sỹ Thương Tín vừa có cuộc hội ngộ với Aly Dũng - bạn diễn của ông trong phim Biệt động Sài Gòn, vào vai tên lính cận vệ của Đại tá Sông - sau hơn 30 năm xa cách. Cuộc gặp này được nhạc sỹ Tô Hiếu kết nối.Aly Dũng đang bị ung thư máu nên cuộc sống rất khó khăn. Dù bản thân cũng đang mắc nhiều bệnh, đi lại khó khăn, Thương Tín vẫn muốn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Shark Thuỷ bị bắt, Apax Leaders ngừng hoàn học phí cho phụ huynh

Thông tin trên được Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup) phát đi ngày 26/3. Đơn vị sẽ tạm dừng việc xác nhận và công nợ học phí cho phụ huynh. Đơn vị cũng tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra liên quan đến Shark Thuỷ."Apax mong muốn nhận được sự thấu hiểu...

Thực phẩm làm sạch gan tự nhiên, thanh lọc cơ thể mỗi ngày

Theo bác sĩ Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, chức năng và hoạt động của gan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu phải chịu đựng những tác nhân như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo bão hoà, tác dụng phụ của thuốc trị bệnh.Vì vậy, việc làm sạch lá gan sẽ giúp cơ quan này cân bằng lại chức năng và hoạt động hiệu quả hơn.Dưới đây là những thực phẩm...

Gần 2,5ha rừng tái sinh ở Yên Bái bị lửa thiêu rụi

Trưa 26/3, trả lời PV VTC News, ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 2,5ha rừng tái sinh.Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, vụ cháy xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 25/3, tại khu vực rừng ở bản Dào Cu Nha và Hú Trù Lình (giáp ranh giữa xã Chế Tạo...

Bài đọc nhiều

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Trái ngọt từ công cuộc ‘kéo đại bàng về làm tổ’

Được ví như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng những năm 2000, người ta vẫn chỉ biết tới Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á (đánh giá của CNN). Chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Định hình một "điểm đến mới...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Hội đồng nhân dân sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Chủ trì hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ...

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú trọng phát triển DNNN nhanh, bền vững, đúng hướng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kinh...

Cùng chuyên mục

Lào Cai: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chương trình MTQG 1719

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719, thời gian qua tỉnh Lào Cai cũng đã có nhiều giải pháp, chỉ đạo quyết liệt. Theo đó, đối với Dự án 1 và Dự án 2, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch bố trí dân cư để giải bài toán quỹ...

Hậu “Pháo” chi phối, gây sức ép một số cựu lãnh đạo Vĩnh Phúc

Sáng 26/3, Bộ Công an tổ chức Họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác quý I/2024. Trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) cho biết, vụ án này được đơn vị khởi tố từ ngày 26/2, đến nay tròn 1 tháng. Về kết quả điều tra, đây là vụ...

Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 10 dự án luật tại Kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến đối với 10 dự án luật khác, chưa kể một số lượng khá lớn các dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ đang đề xuất. Sáng 26/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, và với tư duy sắc sảo, với bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ...

Gần 2,5ha rừng tái sinh ở Yên Bái bị lửa thiêu rụi

Trưa 26/3, trả lời PV VTC News, ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 2,5ha rừng tái sinh.Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, vụ cháy xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 25/3, tại khu vực rừng ở bản Dào Cu Nha và Hú Trù Lình (giáp ranh giữa xã Chế Tạo...

Mới nhất

Phối hợp đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ lần thứ 4, quý I/2024 diễn ra ngày 15/3 tại tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là đẩy nhanh...

USAID luôn ưu tiên cho quan hệ với Việt Nam

(ĐCSVN) - Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power cho biết, USAID luôn ưu tiên cho quan hệ với Việt Nam và khẳng định USAID sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược...

Hậu “Pháo” chi phối, gây sức ép một số cựu lãnh đạo Vĩnh Phúc

Sáng 26/3, Bộ Công an tổ chức Họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác quý I/2024. Trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) cho biết, vụ án này được...

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ...

Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng Ngày Thể thao Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2024), sáng 26/3, đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, dẫn đầu đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương, tới thăm và chúc mừng Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo...

Mới nhất