Trang chủNewsKinh tếThay đổi quản lý về an toàn thực phẩm: Nhà nước và...

Thay đổi quản lý về an toàn thực phẩm: Nhà nước và doanh nghiệp cùng hưởng lợi



Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Thanh Thanh)
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Thanh Thanh)

(PLVN) – Triển khai Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP), doanh nghiệp (DN) được tiết giảm đáng kể về thời gian, chi phí và giảm rủi ro; có thêm cơ hội đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) giảm áp lực công việc, tiết kiệm ngày công, chi phí quản lý.

Điển hình về cải cách phương thức quản lý

Ngày 2/2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP (NĐ 15), thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP (NĐ 38)

Tại Hội thảo “5 năm triển khai NĐ 15 về ATTP: Kết quả, vấn đề và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu Kinh tế TW (CIEM) tổ chức hôm qua (22/3), TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) đánh giá, NĐ 15 là điển hình cải cách về phương thức QLNN đối với cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) và hàng hoá.

Những thay đổi nổi bật của NĐ 15 như: Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của DN và mức độ rủi ro của hàng hoá; Bổ sung các đối tượng được miễn kiểm tra; Cải cách toàn diện QLNN về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu (NK); Phân cấp QLNN, khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, tầng nấc, trùng lặp; Tạo sự linh hoạt, chủ động cho DN trong thực hiện thủ tục hành chính; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm;…

Theo bà Thảo, chỉ riêng quy định cho phép DN tự công bố sản phẩm và tự chịu trách nhiệm (đối với sản phẩm có nguy cơ thấp) đã giảm ít nhất 90% số giấy phép (Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP). Hay như các quy định thay đổi căn bản trong kiểm soát ATTP đối với thực phẩm NK đã giúp cho 95% lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm không phải kiểm tra…

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ví NĐ 15 là “món quà” của Chính phủ dành cho DN. “Có thể nói, thành công của NĐ 15 chính là thay đổi tư duy và phương pháp quản lý. Đó là dựa vào lòng tin, tăng cường hậu kiểm và áp dụng quản lý rủi ro…” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Hiệu quả lớn

Theo đánh giá của Bộ Y tế, NĐ 15 tiết kiệm tới 8,5 triệu ngày công và 3332,5 tỷ đồng/năm. Thực tiễn 5 năm triển khai NĐ 15 cho thấy ngành thực phẩm đã có sự tăng trưởng cao, ngay cả trong đại dịch. Theo ước tính của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ hàng năm của ngành thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng. Giai đoạn 2018 – 2021, chỉ tính riêng ngành sản xuất, chế biến thực phẩm đã đóng góp trung bình 3,03% vào GDP; Ngành sản xuất đồ uống đóng góp trung bình 0,33%; Ước tính hoạt động thương mại, kinh doanh thực phẩm, đồ uống đóng góp khoảng 10% …

Kết quả khảo sát của CIEM cho thấy, với 12.000 DN sản xuất, chế biến thực phẩm (đang hoạt động đến ngày 31/12/2021) thì quy định cho phép DN tự công bố sản phẩm giúp DN tiết giảm chi phí rất lớn. Đó là chưa tính tới các DN thương mại, NK sản phẩm thực phẩm.

Đánh giá của DN về hiệu quả thực hiện NĐ 15 so với NĐ 38, chỉ riêng quy định cho phép DN tự công bố sản phẩm, trung bình trong mẫu DN được khảo sát, mỗi DN tiết kiệm được 602,5 triệu đồng/năm; Việc bãi bỏ thời hạn của Bản tự công bố, trung bình tiết giảm chi phí cho DN hơn 310 triệu đồng/năm; Về đăng ký công bố sản phẩm, trung bình trong mẫu DN được khảo sát, mỗi DN tiết kiệm được 134,7 triệu đồng/năm nhờ những cải cách về thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm (37,75 triệu đồng/năm về chi phí đăng ký; 61,9 triệu đồng/năm về chi phí kiểm nghiệm và 35,1 triệu đồng/năm về chi phí khác); Việc bãi bỏ quy định “định kỳ 5 năm hoặc 3 năm phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố hợp quy/bản công bố phù hợp quy định ATTP” mỗi DN đã tiết giảm trung bình ít nhất 225,1 triệu đồng/năm; Việc miễn thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, mức độ chi phí được tiết giảm trung bình là 48,3 triệu đồng/năm; Việc thu gọn các đối tượng phải đăng ký quảng cáo đã giúp các DN tiết giảm trung bình được 62,3 triệu đồng/năm…

“Như vậy, với việc triển khai NĐ 15, DN được tiết giảm đáng kể về thời gian, chi phí và giảm rủi ro; có thêm cơ hội đa dạng hoá hoạt động SXKD. Nhờ vậy, số lượng DN ngành thực phẩm tăng lên nhanh chóng; Tạo cơ hội việc làm, thu nhập cho hàng chục triệu lao động; Đóng góp quan trọng vào GDP và tăng trưởng của nền kinh tế. Về phía cơ quan QLNN, hoạt động hậu kiểm được tăng cường và thực hiện thường xuyên hơn. Cơ quan hải quan được giảm tải áp lực thông quan; Thời gian giải phóng hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thông quan theo các cam kết quốc tế…” – TS. Nguyễn Minh Thảo đánh giá.

Quy định cho phép DN tự công bố sản phẩm và tự chịu trách nhiệm đã giảm ít nhất 90% số giấy phép. (Ảnh minh họa: VGP)

Quy định cho phép DN tự công bố sản phẩm và tự chịu trách nhiệm đã giảm ít nhất 90% số giấy phép. (Ảnh minh họa: VGP)

Giữ vững, phát huy tinh thần cải cách

Tuy có nhiều nội dung cải cách tích cực, song các chuyên gia cho rằng NĐ 15 vẫn còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Đơn cử như: Quy định chưa rõ ràng, cụ thể trong cách thức xác định tỷ lệ lô hàng NK trong trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm; Thực thi thiếu nhất quán đối với trường hợp sản phẩm là mẫu thử nghiệm. Ở một số cơ quan địa phương vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu DN bổ sung giấy tờ nhiều lần; thậm chí có những yêu cầu nằm ngoài quy định. NĐ 15 còn thiếu các quy định về đăng ký các thực phẩm NK có chứa phụ gia mới…

Đúc rút bài học kinh nghiệm của NĐ 15, theo Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn, ngoài yếu tố may mắn thì đó là: Quyết tâm của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành; Sự liên kết của DN; Sự hợp tác của các đối tác liên quan (VCCI, CIEM…); Sự ủng hộ của báo chí; Cách thức truyền thông vận động chính sách…

Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, bài học NĐ 15 không dễ dàng nhận ra các Bộ, ngành khác. Đơn cử như quy định về quy chuẩn sơn nhũ tương của Bộ Xây dựng, hay quy định về quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi của Bộ NN&PTNT…

“Thách thức của NĐ 15 về bảo đảm hiệu lực thực thi và duy trì được động lực của bộ máy nhà nước đã được chứng minh. Quan trọng nhất là tinh thần như NĐ 15 cần được giữ vững và phát huy…” – ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Khánh Hòa: Nhiều học sinh bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cơm gà vỉa hè

10 học sinh tại Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, TP Nha Trang (Khánh Hòa) phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm, nghi do ăn cơm gà bán trước trường học. Ngày 1-4, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận 10 học sinh bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện điều trị. Thông tin ban đầu, các học sinh ăn cơm...

Ban hành kế hoạch Triển khai ‘Tháng hành động vì an toàn thực phẩm’ năm 2024

Những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương; cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã vào cuộc và tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực.Công tác tuyên truyền, thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm được tăng cường, góp phần...

Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

(HQ Online) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Thương vụ đã nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc. Ớt tươi Việt Nam được xuất khẩu trở lại vào Trung Quốc Xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc cần nghiêm quy định về dư...

Tiếp tục hoàn thiện Nghị định 15 về an toàn thực phẩm để hỗ trợ doanh nghiệp

DNVN - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, sau 5 năm triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm, ở một số địa phương vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nhiều lần. Thậm chí, có những yêu...

Nguyên nhân khiến 30 lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc bị cảnh báo

Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam tăng hơn 1.000% về lượng và giá trị Năm 2023, thị phần rau quả Việt tại thị trường Trung Quốc tăng gần gấp đôi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tiền Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai, Đắk Lắk, Hà Nội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam sắp tổ chức Đại hội lần I

24/03/2024 09:36 Tài chính KCN đang là mối quan tâm của nhiều DN, nhà đầu tư. (PLVN) - Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) - thuộc Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) - sẽ tổ chức Đại hội lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029 tại Hà Nội vào ngày 25/3 tới. Đại hội dự kiến có sự tham gia của hơn 200 đại biểu, bao gồm các lãnh đạo cơ...

Tiết kiệm điện không chỉ trong Giờ Trái đất

24/03/2024 07:11 Sân bay Nội Bài giảm bớt điện hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất. (PLVN) - Hàng loạt hoạt động đã diễn ra trong Giờ Trái đất 2024. Thông điệp được gửi đi từ các hoạt động này là tiết kiệm điện (TKĐ) thành thói quen. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy, nếu Việt Nam thực hành TKĐ hiệu quả tương đương với việc xây được nhà máy điện mới với công suất...

Giải pháp bảo đảm điện mùa khô: Huy động các nguồn điện giá cao và năng lượng tái tạo

23/03/2024 07:21 Sẽ phải huy động 145% sản lượng nguồn điện giá cao so với năm 2024. (Ảnh: EVN) (PLVN) - Mới 3 tháng đầu năm và nền nhiệt chưa cao nhưng tiêu thụ điện trên toàn quốc đã tăng 11,6% so với cùng kỳ và cao hơn so với kế hoạch dự kiến. Để chuẩn bị cho cao điểm mùa khô 2024, ngành Điện đã phải chuẩn bị kế hoạch huy động các nguồn điện theo từng...

Vì sao nhiều dự án ngành Nông nghiệp giải ngân chậm?

23/03/2024 07:20 Ảnh minh họa (PLVN) - 2 tháng đầu năm, các dự án của ngành Nông nghiệp mới giải ngân chưa được 1/3 kế hoạch, hiện vẫn còn nhiều dự án chưa thông được Tabmis. Thông tin tại Hội nghị giao ban công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án do Bộ NN&PTNT quản lý mới đây cho biết, năm 2024, vốn kế hoạch (vốn trong nước) được Chính phủ giao cho Bộ rất...

Hành trình trở về sau 18 năm lưu lạc ở miền sông nước

(PLO)- Anh Chung trở về sau khi đi lạc từ năm 2006 và được cưu mang với tấm lòng hào sảng của người dân miền Tây trong suốt 18 năm qua. Những ngày qua, người dân tại xã Hoà Khương (huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) phấn khởi vì nghe tin người đàn ông trong xã bị thất lạc 18 năm qua nay đã có thông tin và đang trên đường trở về quê hương. Tưởng chừng đã chết Trong căn nhà của...

Bài đọc nhiều

CenLand nói gì về việc chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hoàng Văn Thụ

CenLand nói gì về việc chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hoàng Văn ThụKinh doanh lao dốc trong năm 2023, CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenLand, mã CRE - sàn HoSE) còn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023. Trong Báo cáo kiểm toán năm 2023 của CenLand được kiểm...

Doanh nghiệp Shark Hưng làm lãnh đạo lợi nhuận lao dốc

Năm 2023, lợi nhuận sau thuế được kiểm toán của Cen Land - doanh nghiệp do ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng) làm phó chủ tịch - chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này cũng giảm hơn 466 triệu đồng so với lợi nhuận sau thuế của báo cáo tài chính tự lập trước đó. Cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế của Cen Land đạt hơn 194 tỷ đồng.  Theo Cen Land, năm 2023,...

Doanh nghiệp Đức muốn tăng đầu tư vào Bình Dương

Các doanh nghiệp Đức mong muốn đầu tư vào Bình Dương nhiều hơn vì địa phương có các khu công nghiệp cung cấp môi trường dịch vụ, hạ tầng tốt và gần TP.HCM.  Ngày 19/3, tại Bình Dương, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương đã gặp gỡ với Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam cùng đại diện 40 doanh nghiệp Đức đến...

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép ‘Made in Vietnam’

Theo Tổng cục Hải quan, hết năm 2023, xuất khẩu mặt hàng giày dép cả nước mang về hơn 20,24 tỉ USD. Mặc dù sụt giảm 3,66 tỉ USD so với mức cao kỷ lục của năm 2022 nhưng giày dép vẫn nằm trong nhóm ngành chủ lực xuất khẩu của VN. Nhìn lại lịch sử, trừ năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 thì kim ngạch xuất khẩu giày dép của VN những năm qua liên tục...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng trên cương vị người đứng đầu ngành tài chính của Đảng

1. Huy động các nguồn lực tài chính phục vụ Cách mạng tháng Tám 1945 Xuất thân từ gia đình nhà nho nghèo tại thôn Đông, nay thuộc xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, đồng chí Nguyễn Lương Bằng sớm nung nấu lòng yêu nước, thương dân và căm thù thực dân xâm lược trong bối cảnh đất nước chìm trong lầm than. Trí lớn, ý chí kiên cường, nghị lực mạnh mẽ thôi thúc đồng chí...

Đà Nẵng: Bảo đảm kinh doanh dịch vụ lưu trú đúng pháp luật

DNVN - Ngày 2/4, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng có văn bản yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đúng pháp luật, an ninh, an toàn, duy trì chất lượng dịch vụ, chất lượng phục...

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Bà Rịa

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực thi quy hoạch hiệu quảTại Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021- 2030, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, sau khi công bố quy hoạch, tỉnh cần tổ chức thực thi hiệu quả để quy hoạch đi vào thực tiễn cuộc sống. ...

Chủ tịch VNDirect lên tiếng xin lỗi, khẳng định dữ liệu khách hàng không bị xâm nhập

Chủ tịch VNDirect lên tiếng xin lỗi, khẳng định dữ liệu khách hàng không bị xâm nhậpLần đầu lên tiếng sau sự cố, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán VNDirect gửi lời xin lỗi và thừa nhận VNDirect còn thiếu kinh nghiệm trong việc phòng bị, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng tinh vi, tầm cỡ quốc tế. Chiều 29/3, trên...

Xuất khẩu tăng, doanh nghiệp da giày chưa hết lo

Xuất khẩu giày dép khởi đầu tích cực Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực Đơn hàng khởi sắc Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 3 đã hồi phục rất mạnh, thu về 1,7 tỷ USD, tăng hơn 600 triệu USD so với tháng trước đó. Con số này đưa tổng kim ngạch xuất...

Mới nhất

Sắp xuất hiện 3 hiện tượng thiên văn kì thú tại Việt Nam trong tháng 4

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) sẽ có 3 hiện tượng thiên văn trong tháng 4. Trong đó, đáng chú ý nhất là mưa sao băng Lyrids. Laodong.vn Nguồn    

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và...

Tiếp tục Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật sáng 2/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tham dự, thừa uỷ...

Giải Bóng chuyền hơi NCT tỉnh Hòa Bình lần thứ II năm 2024

Người uy tín ở thôn Trại Ổi Năm 2007, ông Nghiêm Xuân Bình, dân tộc Hoa, 74 tuổi, được bà con trong thôn bầu là Người có uy tín của thôn Trại Ổi, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Phát huy vai trò của mình, ông Bình tích cực vận động bà con phát triển kinh...

Những điểm mới đáng chú ý của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 01/01/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho...

Ngẩn ngơ trước bãi rêu tuyệt đẹp trên đê chắn sóng

Rêu bám dày bờ đá, đê chắn sóng, tạo nên một mảng xanh tuyệt đẹp. Bãi rêu ấy biến đê chắn sóng ở thôn Phổ An (xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) thành điểm check-in hút khách. Ngắm bãi rêu tuyệt đẹp ở TP Quảng Ngãi và thưởng lãm tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á - Ảnh:...

Mới nhất

08:44:47

24 giờ ở Phú Quốc