Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy trò mong cộng điểm giải học sinh giỏi vào thi lớp...

Thầy trò mong cộng điểm giải học sinh giỏi vào thi lớp 10


Hà NộiNhiều ý kiến đề xuất kỳ thi lớp 10 công lập sẽ cộng điểm cho học sinh giỏi, đạt giải cấp thành phố, nhằm khích lệ và tạo động lực cho những em ưu tú.

Đạt giải nhất môn Lịch sử của quận Thanh Xuân, Trần Thế Quyền, lớp 9, trường THCS Kim Giang, chuẩn bị thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội, vào tháng 1/2024.

“Mục tiêu của con là đạt giải ba trở lên, xa hơn nữa là trúng tuyển trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn”, chị Hằng, mẹ của Quyền, nói.

Người mẹ đánh giá quá trình học đội tuyển giúp con trai được học với các thầy cô giỏi, giàu kinh nghiệm. Điều trăn trở lớn nhất của chị và Quyền là dù đạt giải nhất quận hay thành phố, em cũng không được ưu tiên gì khi thi lớp 10 công lập so với các thí sinh khác.

“Tôi thấy không cộng điểm cho học sinh giỏi thành phố là bất cập”, chị Hằng nói.

Quan điểm của chị Hằng không phải cá biệt. Nhiều giáo viên, hiệu trưởng cũng đề xuất cộng điểm ưu tiên cho học sinh giỏi để tạo thêm động lực cho các em, cũng như thuận lợi cho việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh ưu tú.





Phụ huynh, học sinh Hà Nội xem số báo danh và sơ đồ phòng thi trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập, tháng 6/2023. Ảnh: Tùng Đinh

Phụ huynh, học sinh Hà Nội xem số báo danh và sơ đồ phòng thi trong kỳ thi vào lớp 10, tháng 6/2023. Ảnh: Tùng Đinh

Trước đây, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành vẫn cộng 1-2 điểm ưu tiên vào lớp 10 cho những học sinh đạt giải cấp thành phố. Nhưng từ năm 2014, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, chính sách này bị bỏ.

Hiện nay, Hà Nội chỉ cộng điểm cho học sinh đạt giải thành phố ở vòng sơ tuyển nếu các em đăng ký thi vào lớp 10 chuyên. Điểm sơ tuyển là tổng điểm thi học sinh giỏi (2-5 điểm), xếp loại học lực bốn năm (8-12 điểm) và điểm tốt nghiệp THCS (2-3 điểm). Đạt từ 10 điểm trở lên, thí sinh đủ điều kiện thi chuyên.

“Vì cộng nhiều đầu điểm nên mức tổng dễ dàng hơn 10, giải học sinh giỏi gần như không có ý nghĩa”, một giáo viên lớp 9 nhận xét.

Trong khi đó, theo cô giáo này, để lọt vào đội tuyển học sinh giỏi thành phố, chưa bàn tới chuyện có giải hay không, học sinh phải trải qua nhiều vòng đánh giá, đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Chị Quỳnh ở quận Cầu Giấy nói đã “đổ không biết bao nhiêu tiền” cho con gái lớp 8 luyện thi học sinh giỏi môn Toán từ ba năm trước. Theo chị, quận có nhiều trường THCS chất lượng cao nên mức độ cạnh tranh giải học sinh giỏi cũng khốc liệt hơn. Ngoài giờ học chính khóa và hai buổi chiều học Toán ở trường, con gái chị học thêm ít nhất ba buổi nâng cao với các giáo viên giỏi. Buổi tối, ngoài bài vở các môn khác, nữ sinh tiếp tục tự học môn Toán.

“Đây là sự chuẩn bị để con có thể vượt qua vòng quận, vào danh sách thi thành phố và có giải”, chị Quỳnh nói.

Tốn kém, vất vả nhưng không được ưu tiên gì khi xét tuyển lớp 10 nên nhiều học sinh, phụ huynh không có động lực tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi, theo thầy Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa.

Thầy Cường cho biết hiện nhiều trường gặp khó khăn khi thành lập đội tuyển vì lý do này. Trong khi đó, việc sớm phát hiện, bồi dưỡng học sinh có thiên hướng ở một môn học cụ thể là nền tảng cho quá trình tạo ra những cá nhân xuất sắc, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.

Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Ba Đình cũng đồng tình. Bà cho rằng mục đích chung của các kỳ thi là đánh giá, ghi nhận kết quả dạy và học, từ đó khích lệ, tạo động lực cho học sinh.

“Tính khích lệ trong giáo dục, cụ thể là kỳ thi học sinh giỏi, cần được đặt ra rõ hơn. Tôi ủng hộ việc cộng điểm thi lớp 10 cho học sinh được giải”, bà nói.

Theo bà, chính sách cộng điểm trước mắt có thể không áp dụng với tất cả, nhưng “rất cần” ưu tiên cho những em giải nhất. Bà cho rằng những học sinh này đều rất giỏi, nếu không may sơ sẩy trong kỳ thi chuyên mà trượt sẽ là điều đáng tiếc. Các trường cũng mất đi một học sinh tài năng.

Tại Hà Nội, ngoài 119 trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, còn có bốn trường chuyên thuộc các trường đại học, xét tuyển lớp 10 độc lập. Trong đó, trường chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội và chuyên Khoa học Tự nhiên xét tuyển thẳng học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh, thành phố.

“Việc này động viên học sinh, cũng giúp các trường có ưu tiên xác đáng cho những em có năng lực”, TS Vũ Văn Tiến, Hiệu trưởng chuyên Đại học Sư phạm, nói, thêm rằng tỷ lệ tuyển thẳng chiếm tối đa 10% chỉ tiêu là hợp lý.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, hiệu trưởng trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, cảnh báo việc cộng điểm, xét tuyển thẳng học sinh giỏi tỉnh, thành phố trong kỳ thi vào lớp 10 có thể gây ra bệnh thành tích, chạy giải. Trường này cùng với chuyên Ngoại ngữ không cộng điểm ưu tiên, không tuyển thẳng.

Lý giải, ông Liệu nói trường theo đuổi mục tiêu giáo dục toàn diện, đòi hỏi học sinh có năng lực ở nhiều môn, thay vì chỉ mạnh ở một môn cụ thể. Việc không cộng điểm ưu tiên và xét tuyển thẳng cũng nhằm tạo công bằng với tất cả thí sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã nhiều lần đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo về chính sách cộng điểm vào lớp 10 cho học sinh đạt giải học sinh giỏi thành phố. Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 của cụm thi đua số 1, năm thành phố trực thuộc trung ương cũng đề nghị Bộ giao quyền tự chủ trong việc quy định nhóm thí sinh được tuyển thẳng lớp 10. Theo Sở, Bộ đã tiếp nhận kiến nghị, đang nghiên cứu, xem xét.

Con trai chị Hằng đang miệt mài ôn luyện cho kỳ thi học sinh giỏi thành phố. Người mẹ dù nói dù con không được cộng điểm vào lớp 10, chị vẫn đánh giá quá trình ôn luyện “được nhiều hơn là mất”.

“Mục tiêu cuối cùng của con là thi vào lớp 10 chuyên Lịch sử, nên việc nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi sẽ hỗ trợ con trong quá trình ôn thi, truyền động lực để con tiếp tục theo đuổi niềm đam mê”, chị Hằng nói.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

TPO - Chớm hè, cây gạo cổ thụ trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở hoa rực rỡ, tạo vẻ đẹp linh thiêng trong không gian ngôi cổ tự nghìn năm tuổi. Tháng 3 về, cây gạo cổ thụ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) lại bắt đầu nở hoa, đỏ rực trong không gian ngôi cổ tự đã nghìn năm tuổi. Hoa gạo nở phủ kín sân chùa Cả, soi bóng hồ Long Trì. Hoa...

Taxi tông bay hai người chờ đèn đỏ

Taxi lao nhanh, tông trúng xe máy chở hai người đang chờ đèn đỏ ở ngã tư Ngô Gia Tự - Đặng Vũ Hỷ, quận Long Biên, tối 22/3. Khoảng 23h10, taxi chạy từ dốc đường tàu theo hướng về Đặng Vũ Hỷ. Trước khi vượt qua ôtô dừng đỗ bên lề đường, taxi đâm trúng xe máy chở đôi nam nữ đang chờ đèn đỏ ở ngã tư Ngô Gia Tự - Đặng Vũ Hỷ - Nguyễn Cao...

Hơn 3.000 người tập diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-Hàng nghìn người thuộc nhiều đơn vị quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 22/3. Buổi diễn tập tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 với hơn 3.000 người, thuộc nhiều lực lượng quân đội như Khối nữ Quân nhạc, khối sĩ quan Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

LAI CHÂU-Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking. Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai...

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất