Trang chủNewsThế giớiThế tiến thoái lưỡng nan của NATO với Ukraine

Thế tiến thoái lưỡng nan của NATO với Ukraine


Mỹ và đồng minh cho rằng NATO không thể kết nạp Ukraine khi xung đột với Nga chưa kết thúc, nhưng trì hoãn có thể khuyến khích Moskva kéo dài chiến sự.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt cược di sản chính sách đối ngoại của mình vào nỗ lực viện trợ vũ khí cho Ukraine để đối phó Nga và gần đây là quyết định cung cấp đạn chùm gây tranh cãi. Tuy nhiên, ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO, ông vẫn phát đi thông điệp đầy cứng rắn rằng Ukraine chưa sẵn sàng gia nhập NATO.

Trong khi một số nước Đông Âu lạc quan sẽ sớm chào đón Ukraine gia nhập liên minh, các thành viên cốt cán của NATO như Mỹ tỏ ra thận trọng hơn.

“Tôi không nghĩ rằng NATO đạt đồng thuận về việc kết nạp Ukraine vào thời điểm cuộc chiến chưa kết thúc”, ông Biden nói ngày 9/7. Tổng thống Mỹ thêm rằng liên minh cần vạch lộ trình hợp lý cho Ukraine gia nhập, song Kiev vẫn chưa đáp ứng một số yêu cầu.

Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan ngày 11/7 cũng loại trừ khả năng Ukraine được kết nạp vào NATO trong lúc chiến sự đang diễn ra, nói rằng động thái này đồng nghĩa sẽ “đẩy NATO vào cuộc chiến với Nga”. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sau đó tuyên bố liên minh sẽ “gửi lời mời Ukraine gia nhập khi các đồng minh đồng ý và những điều kiện được thỏa mãn”.

Bình luận của lãnh đạo Mỹ và NATO sẽ khiến Kiev thất vọng, dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng thừa nhận rằng Kiev không thể gia nhập NATO khi chiến sự với Nga chưa kết thúc.

Trả lời phỏng vấn ABC News ngày 9/7, Tổng thống Zelensky nói rằng ông sẽ không làm khách mời tại hội nghị thượng đỉnh NATO “cho vui” và thậm chí không tham gia, trừ khi liên minh có quan điểm rõ ràng hơn về tư cách thành viên và đảm bảo an ninh cho Ukraine. “Gửi thông điệp rằng NATO không sợ Nga là điều rất quan trọng”, ông nói.





Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) đón người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Kiev ngày 20/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) đón người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Kiev ngày 20/2. Ảnh: AFP

Kết nạp Ukraine hay không là một trong những câu hỏi về an ninh đau đầu nhất đối với liên minh kể từ khi thực hiện chính sách hướng đông, đưa biên giới NATO tiến sát Nga.

Quyết định kết nạp Ukraine sẽ mở rộng phạm vi áp dụng cam kết của NATO, quy định cuộc tấn công vào một thành viên là tấn công vào cả khối. Điều đó đồng nghĩa nếu cho Ukraine gia nhập, các lãnh đạo NATO trong tương lai có thể phải đối đầu với nước Nga sở hữu vũ khí hạt nhân, theo Stephen Collinson, nhà phân tích kỳ cựu của CNN.

Những người ủng hộ kết nạp Kiev nói rằng lời hứa mơ hồ về tư cách thành viên trong tương lai, mà các lãnh đạo NATO đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Bucharest năm 2008, đã kích động Nga phát động cuộc chiến trước khi Ukraine gia nhập liên minh.

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham và Richard Blumenthal tuần trước đề xuất nghị quyết kêu gọi lập lộ trình kết nạp Ukraine ngay khi có thể.

“Chỉ khi được thông qua tư cách thành viên NATO, Ukraine mới có thể thực sự an toàn trước Nga”, tuyên bố chung của các thượng nghị sĩ có đoạn.

Song có những lập luận phản đối NATO trao cơ hội gia nhập cho Ukraine. Ông Biden cảnh báo quyết định kết nạp Kiev trong thời chiến sẽ lập tức kích hoạt cam kết của liên minh để bảo vệ đối tác mới, để chứng minh điều khoản phòng thủ tập thể thực sự có ý nghĩa.

“Tôi muốn nói rằng đó là cam kết mà tất cả chúng ta phải thực hiện bất kể chuyện gì. Nếu chiến tranh đang diễn ra, tất cả chúng ta sẽ ở trong cuộc chiến đó. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ có chiến tranh với Nga”, ông nói.

Việc ấn định ngày kết nạp Ukraine sau khi xung đột kết thúc cũng có thể phản tác dụng, bởi nó sẽ cho Nga lý do để không bao giờ kết thúc xung đột, theo Collinson.

“Điều này sẽ dập tắt hy vọng mong manh về một giải pháp chính trị nếu lực lượng Ukraine không thể đẩy lùi quân Nga khỏi lãnh thổ. Và nó cũng có nguy cơ củng cố lập luận của Tổng thống Vladimir Putin rằng phương Tây đã kích động cuộc chiến bằng cách mở đường cho Ukraine nhằm làm suy yếu Nga”, Collinson nhận định.

Trước khi lên đường tới châu Âu, ông Biden đã nhận được ủng hộ về lập trường này từ nghị sĩ Cộng hòa Michael McCaul, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện. McCaul nói rằng còn “quá sớm” để nói về việc kết nạp Ukraine vào NATO.

“Đầu tiên họ phải chiến thắng trong cuộc phản công. Thứ hai họ cần đạt được lệnh ngừng bắn và sau đó đàm phán giải pháp hòa bình. Chúng tôi không thể kết nạp Ukraine vào NATO ngay lập tức. Điều đó sẽ khiến chúng tôi rơi vào cuộc chiến với Nga”, McCaul nói ngày 9/7.

Nghị sĩ Mỹ thêm rằng những cuộc thảo luận hiện tại sẽ xoay quanh thỏa thuận an ninh nào có thể đưa ra với Ukraine như tiền đề để gia nhập NATO. “Chúng ta phải cẩn thận khi làm điều này”, ông nói.

Các đảm bảo an ninh của Mỹ và châu Âu đối với Ukraine có thể sẽ thay đổi bức tranh chiến lược ở Tây Âu, theo Collinson. Chúng sẽ được thực hiện mà không có gì đảm bảo Điện Kremlin sẽ trở nên mềm mỏng hơn với phương Tây trong những thập kỷ tới.

Nguy cơ đụng độ với Nga trong tương lai đã đè nặng tâm trí của nhiều nhà phân tích.

“Mỹ không nên đảm bảo an ninh cho Ukraine. Chúng tôi không nên làm như vậy ngay lúc này, dù thông qua NATO hay một số loại đảm bảo an ninh song phương. Chúng tôi cũng không nên làm vậy như một phần thỏa thuận hòa bình”, Ben Friedman, giám đốc chính sách tại tổ chức Defense Priorities ở Mỹ, nói.





Xe tăng quân đội Ukraine gần thành phố Bakhmut ngày 12/5. Ảnh: Reuters

Xe tăng quân đội Ukraine gần thành phố Bakhmut ngày 12/5. Ảnh: Reuters

Friedman lập luận rằng bất chấp sự phản kháng mạnh mẽ của Ukraine trước Nga, Washington cần ưu tiên những lợi ích lớn hơn của Mỹ. “Đảm bảo an ninh cho Ukraine sẽ làm xói mòn an ninh Mỹ bởi nguy cơ chiến tranh với Nga ngày càng tăng. Tất nhiên, điều đó chứa đựng cả nguy cơ leo thang hạt nhân”, ông nói.

Cả Tổng thống Biden và các quan chức Nhà Trắng đều không đưa ra được lý do cho thấy 330 triệu người dân Mỹ cuối cùng sẽ hưởng lợi nếu gây chiến với Nga để bảo vệ Ukraine. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ đã ngầm nhấn mạnh rằng mối quan tâm cốt lõi của ông là tránh đụng độ trực tiếp với Nga.

Một vấn đề khác khi các thành viên NATO cung cấp đảm bảo an ninh cho Ukraine là nguy cơ ý chí thực thi chúng giảm dần trong tương lai. Thất bại trong những đảm bảo như vậy sẽ làm dấy lên nghi ngờ về nguyên tắc phòng thủ chung hiện có của NATO và cuối cùng có thể làm suy yếu tính toàn vẹn của liên minh, theo giới quan sát.

Nhà phân tích của CNN cho rằng ngay cả khi ông Biden thay đổi lập trường và đẩy nhanh quá trình kết nạp Ukraine, ông cũng khó có thể đảm bảo người kế nhiệm sẽ tôn trọng các nghĩa vụ trong hiệp ước.

“Những bất định trong tương lai chính trị Mỹ có thể là lý do khiến ông Zelensky cố tìm kiếm sự đảm bảo an ninh khẩn cấp từ NATO”, Collinson nhận định. “Nhưng sự không chắc chắn đó càng khiến NATO lúng túng hơn với bất cứ đảm bảo an ninh nào cho Kiev”.

Thanh Tâm (Theo CNN, WP)




Source link

Cùng chủ đề

Nga đề nghị Telegram chú ý hơn sau vụ khủng bố ở Moscow

Chia sẻ với truyền thông, người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin cho biết Nga không có kế hoạch chặn Telegram sau vụ khủng bố, tuy nhiên yêu cầu CEO Pavel Durov của Telegram chú ý hơn. "Chúng tôi mong đợi sự chú ý nhiều hơn từ Pavel...

Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Các kênh Telegram theo dõi chiến sự Ukraine cho biết, Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) thời gian gần đây đang tập trung lượng lớn thiết bị của phương Tây gần Kharkov. Theo lời lãnh đạo vùng Kharkov, Vitaly Ganchev, tình báo Nga đang tích cực theo dõi động tĩnh trên và tổ chức nhiều đợt tấn công tên lửa nhằm phá hủy các vị trí kho tàng và tập trung lực lượng của AFU. “Một lượng...

Ba Lan thông báo đột kích mạng lưới gián điệp Nga

Cơ quan an ninh Ba Lan cho biết đã đột kích một mạng lưới gián điệp của Nga nhờ hợp tác với tình báo Czech. "Cơ quan An ninh Nội địa Ba Lan đang tiến hành các hoạt động nằm trong cuộc điều tra về hoạt động gián điệp của Nga nhằm vào những quốc gia và tổ chức thuộc Liên minh châu Âu (EU)", người phát ngôn cơ quan Jacek Dobrzynski ngày 28/3 viết trên mạng xã hội. Sĩ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyền Chủ tịch nước: ‘Quốc tế đánh giá cao phục hồi kinh tế của Việt Nam’

BÌNH ĐỊNH-Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết Việt Nam là điểm sáng trong phục hồi kinh tế, thu hút đầu tư, được quốc tế đánh giá cao. Thông điệp được bà Võ Thị Ánh Xuân đưa ra tại Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 cụm các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, được tổ chức tại TP Quy Nhơn, ngày 29/3. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu...

Nuôi đá làm thú cưng

Hàn QuốcLee So-hee sống một mình ở Seoul nhưng gần đây có niềm vui mới là chăm sóc viên đá nhỏ được bạn tặng. Nữ nhân viên văn phòng 30 tuổi coi viên đá như một thú cưng. "Trò chuyện, mua đồ dùng cá nhân cho viên đá có thể khiến bạn bớt cô đơn và vui vẻ hơn chút", Lee nói.Nuôi đá làm thú cưng là trào lưu kỳ lạ từng xuất hiện ở Mỹ từ những năm...

Ý Nhi: ‘Không buồn trước bình luận chưa xứng thi Miss World’

AustraliaMiss World Vietnam Ý Nhi nói thoải mái trước ý kiến chê bai, học được cách cân bằng cảm xúc sau những ồn ào. Thông tin Ý Nhi sẽ tham gia Miss World lần thứ 72 khiến khán giả chú ý, tạo tranh luận trên các diễn đàn nhan sắc. Bên cạnh sự ủng hộ, người đẹp đối mặt bình luận "chưa xứng đáng". Các ý kiến cho rằng cô từng vướng scandal về phát ngôn không chính chắn,...

Trung Quốc tuyển người giám sát quan chức bóng đá

Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc thông báo tuyển giám sát viên xã hội, nhằm tăng cường quản lý quan chức, cầu thủ sau loạt bê bối tham nhũng. Theo thông báo tuyển dụng được Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) đăng ngày 28/3, những người được tuyển có nhiệm vụ giám sát các quan chức làm bóng đá, các hoạt động bóng đá, lấy ý kiến từ công chúng về sự phát triển của hệ sinh thái...

Các bài tập thể dục giúp phái đẹp sống khỏe

Phụ nữ trung tuổi nên bắt đầu thể dục với tốc độ chậm, kết hợp rèn luyện nâng cao sức mạnh với bài tập tim mạch để tăng cường sức khỏe. Một số thói quen tập luyện có thể giúp phái đẹp giữ dáng, xương khớp khỏe mạnh và săn chắc hơn khi về già.Tập luyện nâng cao sức mạnh Tỷ lệ mất xương ở phụ nữ độ tuổi 40 và mãn kinh khoảng 0,75-1% mỗi năm. Thực hiện...

Bài đọc nhiều

Ông Trump cảnh báo về ‘bể máu’ với ngành ôtô Mỹ nếu thất cử

Cựu tổng thống Trump nói nếu ông không giành chiến thắng cuộc bầu cử tháng 11, sẽ có "bể máu" với ngành ôtô và toàn bộ nước Mỹ. Phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại Dayton, Ohio hôm 16/3, Donald Trump cam kết áp thuế 100% đối với ôtô sản xuất bên ngoài nước Mỹ, nhấn mạnh rằng chỉ khi ông đắc cử, ngành sản xuất ôtô trong nước mới được bảo vệ."Họ sẽ không thể bán...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2024, Việt Nam xếp thứ mấy?

Mới đây, báo cáo Quốc gia Hạnh phúc Thế giới năm 2024 được công bố và một lần nữa, 11 quốc gia Bắc Âu lại đang đạt điểm cao nhất. Phần Lan tiếp tục được xướng tên và giữ vững vị trí dẫn đầu trong 7 năm liên tiếp. Đáng chú ý trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam tăng 11 bậc so với năm 2023 và lên vị trí thứ 54. Theo đánh giá, Phần Lan có...

Cùng chuyên mục

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.

Trung Quốc tuyển người giám sát quan chức bóng đá

Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc thông báo tuyển giám sát viên xã hội, nhằm tăng cường quản lý quan chức, cầu thủ sau loạt bê bối tham nhũng. Theo thông báo tuyển dụng được Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) đăng ngày 28/3, những người được tuyển có nhiệm vụ giám sát các quan chức làm bóng đá, các hoạt động bóng đá, lấy ý kiến từ công chúng về sự phát triển của hệ sinh thái...

Tổng thống Nga Putin vừa trấn an vừa cảnh báo NATO

Mối đe dọa rằng Nga có thể có hành động chống lại các nước khác sau khi đánh bại Ukraine đã trở thành một trong những lý lẽ chính được Kiev và những người ủng hộ quốc gia Đông Âu này sử dụng để thuyết phục Mỹ gửi thêm viện trợ quân sự. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong một cuộc phỏng vấn với CBS News công bố hôm 28/3, nhắc lại rằng chiến tranh “có thể đến...

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí “cây nhà lá vườn”

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí kết hợp với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu trên thực địa.

Mới nhất

Báo Hàn Quốc làm rõ khả năng HLV Park Hang Seo trở lại tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Chosun (Hàn Quốc) khẳng định HLV Park Hang Seo không trở lại dẫn dắt đội tuyển Việt Nam như đồn đoán thời gian qua. Sau khi HLV Troussier mất việc ở bóng đá Việt Nam, người hâm mộ đã kêu gọi HLV Park Hang Seo trở về giúp sức cho đội tuyển quốc gia. Chiến lược gia...

Việt Nam nỗ lực hiện thực hóa cam kết Net Zero vào năm 2050

Tại Hội nghị thượng đỉnh COP26, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050, cam kết này đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Qua đó, khai thông cơ hội cho quốc gia tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít...

Hà Nội tăng hiệu quả hoạt động hệ thống văn hóa nông thôn

Chiều 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua quy định một số nội dung chi, mức chi hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025....

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 3 năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao ban tháng 3/2024 nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng tháng 3 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4/2024. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy...

Bộ Công Thương lấy ý kiến quyết định số phận Quỹ bình ổn xăng dầu

Cụ thể, liên quan đến việc để doanh nghiệp xăng dầu tự quyết định giá và việc giữ Quỹ Bình ổn xăng dầu sau khi có nhiều lỗ hổng được chỉ ra, bà Nguyễn Thuý Hiền - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, cho biết, Bộ Công Thương và các bộ ngành khác đang xây dựng...

Mới nhất