Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThêm mô hình 'gỡ khó' cho dạy tiếng Anh bắt buộc từ...

Thêm mô hình ‘gỡ khó’ cho dạy tiếng Anh bắt buộc từ tiểu học


Mô hình iLink là việc dạy chương trình iSMART (chương trình dạy và học tiếng Anh thông qua môn toán và khoa học, các bài giảng số xây dựng theo khung chương trình của Bộ GD-ĐT) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Mô hình iLink đã được áp dụng thử nghiệm với hơn 9.000 học sinh khối 1 và khối 3 tại các huyện: Mù Cang Chải (Yên Bái), Nam Trực (Nam Định) và Thái Thụy (Thái Bình).

Mô hình mới 'gỡ khó' cho việc dạy tiếng Anh bắt buộc từ tiểu học - Ảnh 1.

Học sinh H.Mù Cang Chải học tiếng Anh trực tuyến kết hợp trực tiếp

Theo đó, vào một giờ cố định, giáo viên iSMART sẽ kết nối trực tuyến với các giáo viên đồng giảng tại địa phương để trực tiếp dẫn dắt buổi học cùng lúc cho hàng trăm lớp học, với hàng nghìn học sinh. Bài giảng số được cài đặt vào máy tính tại các lớp học ở địa phương.

Giáo viên đồng giảng không nhất thiết phải biết tiếng Anh, sẽ được tập huấn sử dụng phần mềm và quy trình vận hành một buổi học theo giáo án do iSMART cung cấp. Giáo viên iSMART giảng dạy, hướng dẫn trực tuyến cho tất cả các lớp, đồng thời có thể tương tác bổ trợ với một lớp học cụ thể. Giáo viên đồng giảng có thể cho học sinh học lại bao nhiêu lần tùy thích bằng cách lặp lại quy trình học theo kịch bản đã có. Học sinh có thể ôn bài hoặc học lại khi truy cập vào kho tài nguyên số của chương trình.

Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm định, mấu chốt của mô hình là việc tối ưu hóa được nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là giáo viên đồng giảng tại địa phương, chủ yếu là các giáo viên chủ nhiệm tiểu học.

Ông Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng ULIS, Trưởng nhóm chuyên gia thẩm định, chia sẻ: “Bài giảng số cũng có nhiều, phần mềm dạy trực tuyến cũng sẵn, nhưng kết hợp những thứ có sẵn để ra được một mô hình hiệu quả thì lại không dễ. iSMART đã làm được điều mà trước đây chúng tôi chưa từng nghĩ sẽ làm được, đó là tối ưu hóa được các nguồn lực tại địa phương bao gồm cả giáo viên và trang thiết bị để đưa vào một mô hình vận hành khá trơn tru”.

Cũng theo ông Tuấn Minh: “Giấy chứng nhận này đi kèm với báo cáo thẩm định dày 150 trang với các phân tích chi tiết các điểm hạn chế cần khắc phục cũng như các khuyến nghị của chuyên gia. Sau khi thực hiện được các khuyến nghị đó, tôi nghĩ mô hình này có thể nhân rộng được”.

Mô hình mới 'gỡ khó' cho việc dạy tiếng Anh bắt buộc từ tiểu học - Ảnh 2.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), trao cho ISMART Education giấy chứng nhận thẩm định mô hình dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

iLink nhận được sự quan tâm khá lớn của các địa phương, đại diện một số sở GD-ĐT khẳng định sẽ áp dụng mô hình này vì thấy phù hợp với điều kiện địa phương. Tuy nhiên, một số khác vẫn “lăn tăn” về cơ sở pháp lý để triển khai, nhất là các quy định của địa phương về mức thu học phí với các chương trình liên kết, tăng cường.

Ông Lê Trọng Khang, Chủ tịch UBND H.Mù Cang Chải, địa phương đầu tiên triển khai mô hình này, nói: “Tôi cho rằng, đây là mô hình rất hiệu quả và nếu được triển khai, duy trì thì không những Mù Cang Chải mà nhiều địa phương khác đang khó khăn về giáo viên tiếng Anh trước yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng được hỗ trợ rất tốt”.

Ông Bạch Ngọc Chiến, Phó chủ tịch Tổ chức giáo dục EQuest, người phụ trách phát triển và triển khai mô hình iLink , cho biết mô hình này sử dụng bài giảng số iSMART đã được sở GD-ĐT của 20 tỉnh thẩm định và triển khai từ hơn 10 năm qua tại hơn 400 trường học trên cả nước.

Tiếp thu các đánh giá và khuyến nghị của chuyên gia, ý kiến còn băn khoăn của đại diện ngành GD-ĐT các địa phương, ông Bạch Ngọc Chiến cam kết tiếp tục tinh chỉnh mô hình này để có thể phát huy hiệu quả cao nhất.

“Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là tạo cho tất cả các em học sinh tiểu học được tiếp cận phương pháp học tiếng Anh hiện đại và hiệu quả với chi phí thấp. Thực tiễn dạy và học vừa qua tại Mù Cang Chải và Nam Trực đã cho thấy chúng ta đã đi đúng hướng”, ông Chiến chia sẻ.

Như Thanh Niên đã thông tin về tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh tiểu học trầm trọng trên cả nước, đặc biệt từ năm 2022, theo quy định của Bộ GD-ĐT, 63 tỉnh, thành đồng loạt thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn tiếng Anh từ tự chọn trở thành bắt buộc với học sinh từ lớp 3, thời lượng 4 tiết/tuần. Nhiều địa phương gần như “trắng” giáo viên tiếng Anh, dù được giao biên chế hoặc hợp đồng nhưng không thể tuyển dụng do không có nguồn tuyển.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho biết, để dạy ngoại ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 3 năm học 2022 – 2023, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên, còn cho 2 năm tiếp theo lần lượt là 2.207 giáo viên và 2.061 giáo viên.

Để đủ cho cả 3 năm sẽ cần thêm 9.589 giáo viên, việc thiếu cục bộ xảy ra ở nhiều tỉnh (Yên Bái hiện thiếu 148 giáo viên, Tây Ninh thiếu 105 giáo viên, Lai Châu thiếu 164 giáo viên, Bình Phước thiếu 204 giáo viên, Hà Giang thiếu gần 300 giáo viên…).

H.Mù Cang Chải có 16 trường tiểu học với 9.235 học sinh nhưng năm học vừa qua chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh và đã nhận được sự hỗ trợ miễn phí của dự án CSR của iSMART dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến (mô hình iLink).

Giáo viên chính tại Hà Nội dạy trực tuyến qua ứng dụng Zoom tới 117 điểm cầu trên khắp H.Mù Cang Chải. Tại các lớp học trên địa bàn H.Mù Cang Chải, các trợ giảng là giáo viên địa phương sẽ hướng dẫn học sinh học với thao tác duy nhất là bấm nút.



Source link

Cùng chủ đề

Chậm cấp gạo hỗ trợ, nhiều trường học ở vùng cao Yên Bái phải vay gạo để nấu ăn cho học sinh

Các trường chỉ còn gạo đủ dùng hết tháng 3Ông Vũ Anh Thủy, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Vào thủ phủ hoa sơn tra Mù Cang Chải

YÊN BÁI-Tháng 3, bản Lùng Cúng, thủ phủ cây sơn tra của huyện Mù Cang Chải, vào mùa nở rộ, nhuộm trắng cả một vùng núi đồi. Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây...

Gọi tên người phụ nữ trong gia đình bằng tiếng Anh

Thứ sáu, 8/3/2024, 17:43 (GMT+7) Trong gia đình, "mother" là mẹ, "daugher" là con gái. Vậy bạn có biết cách gọi cháu gái, bác gái, bà ngoại trong tiếng Anh? Thầy Quang Nguyen, chuyên gia đào tạo nghe nói và phát âm tiếng Anh, hướng dẫn cách dùng một số danh từ để chỉ phụ nữ trong gia đình: Gọi tên chức danh của phụ nữ bằng tiếng Anh Quang Nguyen (Moon ESL) Source link

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

Cùng chuyên mục

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường cấp tài khoản, mật khẩu cho học sinh THPT; các đơn vị dự thi do Sở GD&ĐT quy định cấp tài khoản, mật khẩu cho thí sinh tự do. Nhằm hạn chế sai sót, nhầm lẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống...

Sinh viên có nên làm thêm ca đêm?

Khi lựa chọn công việc làm thêm vào buổi tối, đa phần sinh viên sẽ tìm đến các quán cafe, cửa hàng tiện lợi, quán game. Theo đặc thù, các dịch vụ này sẽ mở qua đêm để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vậy sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm không? Sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm?So với ca ngày thì công việc sắp xếp vào ca đêm sẽ có mức...

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích sàn dưới chuẩn đều là các trường công lập."Yêu cầu chỉ 2,8m² mà nhiều trường kêu tôi thấy cũng lạ....

Sở thích và năng khiếu không cùng ’hệ’, chọn ngành thế nào?

Chia sẻ thêm về ngành thiết kế đồ họa, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay ngành này thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các thủ pháp đồ họa,...

Mới nhất

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức...

Quyền Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Hội doanh nhân trẻ Việt Nam

Trải quả 30 năm hình thành và phát triển, đến nay tổ chức Hội Doanh nhân trẻ đã được thành lập tại 63 tỉnh, thành phố; có 15 câu lạc bộ trực thuộc với tổng số gần 19 nghìn hội viên. Các doanh nghiệp Hội viên của Hội đang tạo doanh thu hàng năm trên 40 tỷ USD...

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa...

Mới nhất