Trang chủNewsThời sựThủ lĩnh Tống Giang của Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy hử...

Thủ lĩnh Tống Giang của Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy hử có thật không?


Chính vì muốn lấy lòng triều đình mà Tống Giang dẫn các huynh đệ đi đánh quân Phương Lạp, để rồi bị thương vong nặng nề, những người còn lại cuối cùng cũng bị đám người của thái sư Sái Kinh hạ độc.

Nhân vật có thật

Thực ra trong lịch sử, Tống Giang là nhân vật có thật. Ông đã từng lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nông dân, nhưng bị đánh bại và đầu hàng trong vòng chưa đầy ba năm, và ông không phải là người đi chinh phạt Phương Lạp.

Thủ lĩnh Tống Giang của Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy hử có thật không? - 1

Diễn viên Lý Tuyết Kiện vai Tống Giang (phim Thủy hử 1996)

Năm 1119, triều đình nhà Tống ra trát nói rằng vùng Lương Sơn Bạc “thuộc sở hữu của triều đình”, và những người kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá hay hái sen phải nộp thuế. Tháng 11 năm ấy, Tống Giang và một số người nổi dậy, phất cờ khởi nghĩa ở Lương Sơn. Vì Tống Giang tính tình cương trực, lại hay giúp đỡ dân địa phương nên khi khởi nghĩa nổ ra, rất nhiều ngư dân và các đối tượng khác cũng lên núi hưởng ứng.

Triều đình nhà Tống rất lo ngại việc này, cử đại binh đi trấn áp, còn quân Lương Sơn thì tỏ ra thiện chiến, linh hoạt. Dưới sự bao vây của quân triều đình đông hơn nhiều lần, Tống Giang đã dẫn quân nổi dậy liên tiếp tấn công Thanh Châu, Tế Châu, Bạc Châu và Vận Châu, mở rộng phạm vi hoạt động từ Sơn Đông đến khắp các vùng của Hà Bắc, kéo dài hàng trăm dặm, như chốn không người.

Vào mùa đông năm 1120, khi quân khởi nghĩa Tống Giang đang dần lớn mạnh, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Chiết Giang là Phương Lạp cũng dẫn quân công phá Sở Châu và Tú Châu. Triều đình hoảng sợ. Đầu năm 1121, Tống Giang dẫn quân khởi nghĩa tiến vào vùng Giang Tô, bị Trương Thúc Dạ bao vây. Quân Tống Giang mặc dù chiến đấu dũng cảm, gây cho quân địch nhiều tổn thất nặng nề. Nhưng đối mặt với vòng vây, chiến thuyền bốc cháy, đường rút lui bị cắt đứt, Tống Giang phải đầu hàng Trương Thúc Dạ, chấp nhận chiêu an.

Nhiều nhà sử học cho rằng, trong thực tế, sau khi đầu hàng, Tống Giang không dẫn quân đi chinh phạt Phương Lạp. Ông ta không thực sự đầu hàng, mà chỉ để bảo toàn sức mạnh của mình.

Vì vậy, khi thời cơ thích hợp, Tống Giang lại dấy binh, nhưng cuộc khởi nghĩa này sớm thất bại. Vào năm 1122, cuộc nổi dậy của Tống Giang bị Chiết Khắc Tồn đàn áp, Tống Giang và nhiều người khác bị giết.

Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của Tống Giang có tác động sâu rộng và quân khởi nghĩa có thời điểm sắp lật đổ được nhà Tống. Triều đình đã không thể thu thuế được ở rất nhiều vùng lãnh thổ. Ngay sau đó, quân Kim tiến xuống phía nam xâm lược nhà Tống và triều Tống về cơ bản đã bị tiêu diệt mà không có bất kỳ sự phản kháng nào.

Anh hùng trong mắt “lục lâm thảo khấu”

Tống Giang là thủ lĩnh của cuộc nổi dậy nông dân trong thời kỳ nhà Bắc Tống. Sau đó ông đầu hàng nhà Tống và bị giết sau một cuộc binh biến khác. Vào thời điểm đó, hoàng đế nhà Tống là Triệu Cát, tên hiệu là Tống Huy Tông. Ông là một hoàng đế mờ nhạt trong lịch sử Trung Quốc. Vua nhu nhược, chơi bời phóng đãng, lẳng lơ, ham mê hưởng lạc theo đúng chất một công tử phong lưu thời bấy giờ. Trong khi đó, việc triều chính bị Sái Kinh và tay chân lũng đoạn. Các cuộc nổi dậy của nông dân lần lượt nổ ra ở nhiều nơi. Trong số đó, cuộc nổi dậy của Tống Giang năm 1119 ở Lương Sơn Bạc mạnh mẽ hơn cả và có ảnh hưởng rộng lớn.

Sử sách Trung Quốc nói Tống Giang (?—1122), sinh ra ở thôn Tống Gia, làng Thủy Bảo, huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Đông, là nguyên mẫu lịch sử của Tống Giang trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Thủy hử được xem là một trong “tứ đại danh tác” của văn học cổ điển Trung Quốc (ba tác phẩm còn lại gồm Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký và Hồng lâu mộng).

Năm 1119, Tống Giang lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nông dân, nhưng so với cuộc khởi nghĩa Phương Lạp cùng thời thì quy mô nhỏ hơn nhiều.

Trong tiểu thuyết Thủy hử (tạm dịch: Bên bờ nước), Tống Giang là thủ lĩnh nghĩa quân Lương Sơn Bạc. Tống Giang lấy tên hiệu là Công Minh, ngoài ra ông còn có hai biệt danh là Hô Bảo Nghĩa (Người kêu gọi chính nghĩa) và Cập Thời Vũ (Mưa kịp thời). Tống Giang nổi tiếng khắp thiên hạ, được giới “lục lâm thảo khấu” khắp nơi ngưỡng mộ.

Nhưng chúng ta hãy trở lại chính sử để hiểu bối cảnh cuộc khởi nghĩa của Tống Giang, cũng như những gì diễn ra trong thực tế mà dựa vào đó, nhà văn Thi Nại Am đã hư cấu thành các nhân vật, chi tiết trong tiểu thuyết. Huy Tông của triều Tống là một vị hoàng đế nổi tiếng ham vui và lơ là triều chính trong lịch sử Trung Quốc. Có thể nói Huy Tông rất đa tài, làm thơ, vẽ tranh, đặc biệt thích chơi đàn, giỏi về âm luật, thư pháp, hội họa, kỳ hoa dị thảo… Bất cứ ai có thể chiều theo ý mình thích, dù là đại thần trong triều, thái giám hay người đi chợ đều được Huy Tông tin tưởng và trọng dụng. Trong số đó, sáu người được Tống Huy Tông tin tưởng, nhất là Sái Kinh, Chu Mẫn và Đồng Quán. Nhóm này bị thiên hạ gọi là “lục tặc” (sáu tên giặc) vào thời điểm đó.

Những kẻ thống trị của triều đại Bắc Tống chủ yếu dành thời gian để uống rượu, ăn chơi, trong khi bách tính lầm than, đói rét. Trước hành vi vơ vét, tham nhũng của Sái Kinh và đồng bọn, người dân ta thán nhiều, và dần họ cho rằng cần phải đứng lên diệt Sái Kinh, Đồng Quán, vì vậy các cuộc nổi dậy của nông dân lần lượt nổ ra ở nhiều nơi. Trong số đó, có cuộc nổi dậy ở Lương Sơn Bạc năm 1119.

Thủ lĩnh Tống Giang của Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy hử có thật không? - 2

Đinh Hải Phong vai Võ Tòng (Thủy hử 1996)

Tin tức về khởi nghĩa Tống Giang truyền đến kinh đô, nhưng triều đình Bắc Tống lúc đầu không mấy để ý. Tháng 12/1119, Tống Huy Tông ban chỉ dụ, nói rằng có loạn ở Kinh Đông lộ, hạ lệnh bắt giết phản tặc. Vua quan nhà Tống nghĩ rằng quân nổi dậy có thể bị quét sạch dễ dàng, nhưng tình hình khác xa dự kiến của họ. Vì quân Tống đã lâu không đánh trận, thiếu huấn luyện nên hiệu quả chiến đấu cực kỳ kém, còn quân Tống Giang thì tài giỏi mạnh mẽ, 36 thuộc hạ của ông đều tỏ ra uy dũng.

Một số sách cổ Trung Quốc có ghi rằng Tống Giang và Quan Vũ (Quan Vân Trường, một tướng của Lưu Bị thời Đông Hán) có nét tương đồng về ngoại hình. Cả hai đều có “mắt phượng”, tai có phần giống nhau. Điểm khác biệt là Quan Vân Trường mặt đỏ còn Tống Giang mặt đen. Nhưng Tống Giang là một nhân vật rất phức tạp. Ông chưa bao giờ thực sự chống lại triều đình, ngay cả khi bị bắt giam, ông vẫn nghĩ về chuyện luật pháp, kỷ cương của đất nước. Ông rất hiếu thảo, không quên người cha già ở quê trong khi mình đang được hưởng phú quý. Rất nhân từ và nghĩa khí, ông có thể làm bất cứ điều gì cho huynh đệ của mình. 

(Còn nữa)

Nguyễn Xuân Thủy(Nguồn: Thám bí chí)


Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo



Nguồn

Cùng chủ đề

Khám phá quy trình cà phê rang củi độc đáo giữa lòng Hà Nội

Đứng trước làn sóng tiêu thụ cà phê mới, vẫn có những người trẻ tìm cách bảo lưu giá trị của những tách cà phê phin. Nhiều người sành cà phê Hà Nội sẽ không xa lạ gì với thương hiệu “Cà phê Thái”, một trong ít quán vẫn còn giữ công thức rang củi để cho ra những mẻ hạt đượm mùi khói. Nguyễn Đức Hiếu (36 tuổi) là thế hệ thứ tư trong gia đình đứng ra quản lý...

Ngây ngất trước non nước như tiên cảnh của Tràng An – Ninh Bình

Nếu có dịp đi du lịch Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khu du lịch Tràng An - nơi được mệnh danh là tiên cảnh chốn nhân gian. Laodong.vn Nguồn

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị thế của Việt Nam trên toàn cầu. Thứ ba là cách khai thác và tận dụng các chìa khóa thành...

Ngoạn mục lễ diễu hành trên đầm Thị Nại của các tay đua mô tô nước thế giới

Chiều 24/3, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cùng 55 tay đua mô tô nước giương cao lá cờ tổ quốc diễu hành trên đầm Thị Nại. NGUYỄN GIA - DŨNG NHÂN - TRÀ LYvtcnews.vnNguồn

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, người đã “làm việc suốt ngày đêm với chúng tôi để đảm bảo sự trở về an toàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoạn mục lễ diễu hành trên đầm Thị Nại của các tay đua mô tô nước thế giới

Chiều 24/3, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cùng 55 tay đua mô tô nước giương cao lá cờ tổ quốc diễu hành trên đầm Thị Nại. NGUYỄN GIA - DŨNG NHÂN - TRÀ LYvtcnews.vnNguồn

Trung Quốc cấm chip Intel và AMD trong cơ quan nhà nước

Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba...

Yêu cầu xử phạt hãng bay tăng giá vé trái quy định

Trong Văn bản gửi Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, để giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng đối với hành khách, Bộ yêu cầu Cục Hàng không chỉ đạo các hãng hàng không khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khai thác, bổ sung tàu bay để đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và giai đoạn cao điểm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, người đã “làm việc suốt ngày đêm với chúng tôi để đảm bảo sự trở về an toàn...

Tai nạn xe đầu kéo và ô tô tải trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn, giao thông ùn tắc

Chiều 24/3, Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị biết, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15h10 cùng ngày, tại Km35+935 tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua cầu Mỹ Chánh (địa phận huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị). Thông tin ban đầu cho biết, thời...

Thông tin về mống mắt được thu thập, cập nhật khi đổi, cấp lại thẻ căn cước

Kể từ ngày 1.7.2024, Luật Căn cước năm 2023 chính thức có hiệu lực thi hành.Luật này gồm 7 chương, 46 điều, quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và có nhiều điểm mới so với Luật Căn cước công...

Hai ngày để sửa cầu ở Cần Thơ bị lìa nhịp do va chạm với sà lan chở đá

Chiều 24/3, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thành...

Mới nhất

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Trung Quốc cấm chip Intel và AMD trong cơ quan nhà nước

Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở...

Mặt cỏ sân Mỹ Đình xanh mướt trước trận đội tuyển Việt Nam – Indonesia

(Dân trí) - Hàng chục công nhân đang có mặt trên sân Mỹ Đình gấp rút chuẩn bị cho trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia trong khuôn khổ bảng F vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á (19h ngày 26/3). Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong buổi sáng 24/3, sân vận động Mỹ...

Mới nhất