Trang chủDestinationsBình PhướcThủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá tình hình, tháo gỡ...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá tình hình, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản


Hội nghị được kết nối trực tuyến đến trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự Hội nghị tại trụ sở Văn phòng Chính phủ có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng thương mại, các chuyên gia kinh tế.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

14:02 ngày 3-8-2023

Thông điệp của Hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thông điệp của Hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Trong 7 tháng vừa qua của năm 2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do tác động từ bên ngoài và nội tại bên trong, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, tình hình kinh tế – xã hội vẫn đạt được các kết quả cơ bản: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần, các cân đối lớn được bảo đảm, kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Trong kết quả chung về kinh tế xã hội có đóng góp rất quan trọng của lĩnh vực bất động sản.

Thủ tướng chia sẻ và cảm ơn sự nỗ lực, cố gắng của các chủ thể liên quan trong phát triển thị trường bất động sản. Theo Thủ tướng, cũng như các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác, thị trường bất động sản có lúc thuận lợi và lúc khó khăn, các doanh nghiệp có lúc lãi và có lúc lỗ, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta cần phát hiện kịp thời các vấn đề nổi lên, các khó khăn, vướng mắc, đánh giá đúng nguyên nhân, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, triển khai quyết liệt, hiệu quả.

Tiếp theo Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 17-2, để tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản đã được Chính phủ ban hành thời gian qua, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thị trường bất động sản – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, trong đó có những vấn đề đã kéo dài hàng chục năm không thể xử lý trong “một sớm một chiều”. Song tinh thần là rõ đến đâu xử lý đến đó, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, các chủ thể có liên quan (các cơ quan quản lý, các địa phương, các bộ, các ngành, các doanh nghiệp, khách hàng và người dân có nhu cầu mua bán bất động sản) cùng nhau chung tay giải quyết, đề cao trách nhiệm mỗi chủ thể vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích chung, hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng phân tích, đánh giá khách quan, trung thực tình hình thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ và thị trường bất động sản hiện nay; phân tích kỹ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thị trường bất động sản, tập trung vào các vấn đề liên quan tới pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch, tài chính, ngân hàng, thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền…

14:14 ngày 3-8-2023

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 của Chính phủ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, trong quý II/2023, nguồn cung bất động sản, nhà ở vẫn hạn chế hoàn thành có 7 dự án với 2.424 căn (852 căn hộ; 1.572 căn nhà ở riêng lẻ), số lượng dự án chỉ bằng khoảng 50% so với Quý I/2023 và bằng khoảng 29.17% so với Quý II/2022, việc triển khai bị chậm hoặc bị dừng hẳn do nhiều dự án gặp khó khăn vướng mắc về pháp lý, về nguồn vốn…

Về lượng giao dịch bất động sản, theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo (58/63 tỉnh), trong quý II/2023 có 96.977 giao dịch thành công, trong đó: Lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ: có 29.725 giao dịch thành công và bằng khoảng 75,61% so với quý I/2023, bằng khoảng 43,03% so với quý II/2022; lượng giao dịch chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền với 67.525 giao dịch thành công và bằng khoảng 99,98% so với quý I/2023, bằng khoảng 31,57% so với quý II/2022.  

Về giá giao dịch bất động sản, trong quý II/ 2023 giá giao dịch chung cư mới ở một số thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là có những khu vực tăng dù thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại; giá bán bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên mức độ giảm không nhiều như thời điểm cuối năm trước do các chi phí vốn hiện nay vẫn ở mức cao; giá bán của phân khúc biệt thự, đất nền dự án ở nhiều địa phương trong quý tiếp tục có xu hướng giảm khoảng 2% đến 5% so với quý trước (cá biệt có dự án sản phẩm liền kề shophouse của dựng án được rao bán giảm khoảng 10-15% số với giá gốc).

Báo cáo của Bộ Xây dựng

14:44 ngày 3-8-2023

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú báo cáo tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú báo cáo kết quả triển khai các giải pháp nhằm cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ thúc đẩy thị trường bất động sản; kết quả triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng; các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất một số giải pháp.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thị trường bất động sản có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ với nhiều ngành sản xuất. Trong năm 2022, thị trường bất động sản (BĐS) đã có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như: Quy định pháp luật về đất đai, về quy hoạch, về đầu tư, về xây dựng, về nhà ở và trình tự, thủ tục đầu tư dự án; tình trạng mất cân đối cung-cầu sản phẩm BĐS, dư thừa nguồn cung cao cấp trong khi thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá rẻ và khó khăn về nguồn vốn. Trong đó, vướng mắc chủ yếu, cốt lõi là về vấn đề pháp lý.

Trước những khó khăn của thị trường, kể từ cuối năm 2022 và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ Công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp; thành lập đoàn Công tác của thành viên Chính phủ tại các địa phương. Nhiều văn bản đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành như Nghị quyết số 33/NQ-CP và nhiều văn bản khác.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, lĩnh vực bất động sản trong quý II/2023 đã từng bước được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022, đồng thời còn nhiều khó khăn thách thức, cụ thể như về thể chế, về pháp lý của các dự án, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu,… và việc tổ chức, triển khai, thực thi của địa phương.

Về tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS rất đa dạng như nguồn vốn FDI, vốn huy động trên thị trường Quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc vay các tổ chức nước ngoài, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân, trong đó vốn tín dụng cũng là một trong những nguồn vốn có đóng góp lớn đối với thị trường BĐS. Triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động, kịp thời điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai đồng bộ, tối ưu các công cụ và giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Cụ thể một số các nội dung đã được triển khai trong thời gian vừa qua như sau:

Về điều hành lãi suất, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 04 lần các mức lãi suất điều hành của NHNN trong 6 tháng đầu năm với mức giảm 0,5-2,0%/năm cho các loại trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng cao và neo ở mức cao; điều đó tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng.

Qua sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã cùng với các ngân hàng thương mại cũng đã trao đổi cũng như tìm nhiều giải pháp để giảm chi phí và các ngân hàng thương mại cũng đã giảm lãi suất, đến nay, mức lãi suất trung bình giảm của ngân hàng thương mại giảm từ 1,5 đến 2% tùy theo từng loại. Nhiều ngân hàng có những khoản vay ưu tiên, ưu đãi. 

Về điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15% (cao hơn tăng trưởng các năm trước), có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, ngay đầu năm, NHNN đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD. Đầu tháng 7 vừa qua, NHNN đã điều chỉnh tăng hầu như toàn bộ các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14% giao cho tất cả các tổ chức tín dụng. Thanh khoản hiện nay của các tổ chức tín dụng rất dồi dào.

Về triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng, đến nay, có 09 UBND tỉnh gửi văn bản công bố danh mục dự án tham gia Chương trình tới NHNN với 23 dự án và 01 UBND tỉnh công bố trên Cổng thông tin điện tử (Phú Thọ) với 03 dự án; tổng nhu cầu vay vốn của 26 dự án này là khoảng 12,8 nghìn tỷ đồng. Ngày 16/6/2023, BIDV đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 01 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ tham gia chương trình với số tiền cấp tín dụng khoảng 95 tỷ đồng và đã giải ngân 20,5 tỷ đồng. Agribank cũng đã cấp tín dụng đối với 01 dự án với số tiền cam kết cấp tín dụng là 950 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong quý III. Đồng thời hiện nay, các NHTM đang chủ động tiếp cận với khoảng 16 dự án thuộc danh mục được công bố.

Quan điểm của NHNN là bám sát các chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ, hướng đến việc hỗ trợ cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững theo hướng phục vụ đa số người dân, đặc biệt là người có nhu cầu nhà ở thực, hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá, trục lợi.

Đối với lĩnh vực BĐS, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án có hiệu quả, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; hướng tín dụng vào đáp ứng các nhu cầu thiết thực của người dân về nhà ở. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,…

Tiếp tục chỉ đạo các NHTM triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại theo đúng chỉ đạo của Chính phủ…

Phó Thống đốc NHNN kiến nghị, đề xuất UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư, trong đó, các dự án được công bố phải đảm bảo đúng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 1551/BXD-QLN cả về nội dung và hình thức công bố tránh tình trạng như thời gian qua công bố dự án rất nhiều nhưng tỉ lệ giải ngân lại chưa được nhiều.

Bộ Xây dựng tổng hợp, thông báo danh mục những dự án đủ điều kiện thuận lợi cho các NHTM tra cứu, xem xét cho vay theo đúng quy định (trên cơ sở danh mục do UBND tỉnh công bố).

Các bộ, ngành rà soát, sửa đổi hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến vướng mắc hiện nay trong vấn đề pháp lý.

Có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển, thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS để giảm bớt áp lực đối với tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cho thị trường BĐS.

Cuối cùng, chúng tôi kiến nghị chính các doanh nghiệp, các tập đoàn bất động sản cũng phải khẩn trương cơ cấu lại sản phẩm của mình, khẩn trương cơ cấu lại nguồn hàng, cơ cấu các nguồn lực, vấn đề vốn, vấn đề thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và cũng phải chia sẻ với những khó khăn của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Không chỉ riêng bất động sản khó khăn mà các lĩnh vực khác cũng rất khó khăn.

15:19 ngày 3-8-2023

Ông Lê Tự Minh, Chủ tịch Công ty CP đầu tư IMG – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Lê Tự Minh, Chủ tịch Công ty CP đầu tư IMG: Bản chất của việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS mà Chính phủ đang quan tâm  nằm ở 3 vấn đề.

Thứ nhất là chống đầu cơ đất. Hiện nay, việc đầu cơ đất và lũng đoạn thị trường BĐS đang ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Người dân mua đất chờ thời cơ tăng giá, khiến một bộ phận lực lượng sản xuất “nằm ngủ” không phát huy tác dụng, rất phí phạm.

Kinh nghiệm của các nước là dùng thuế để điều chỉnh sự đầu cơ. Chúng tôi có dự án ở Australia, mỗi năm chúng tôi phải nộp thuế đất 2%. Giá đất là do cơ quan thuế định giá hằng năm một cách độc lập. Mỗi năm, chúng tôi phải đóng thuế đất 700.000-800.000 đô la khi chưa thực hiện dự án. Năm nay, chính quyền địa phương quyết định tăng mức thuế này lên 4%, rất cao.

Nếu Việt Nam thực hiện chính sách này thì chỉ có những người thật sự làm dự án mới dám giữ đất và khi giữ đất thì phải làm dự án rất nhanh. Biện pháp này không chỉ chống đầu cơ đất mà còn giúp cho Bộ Tài chính có một nguồn thu lớn.

Chúng tôi kiến nghị Ban soạn thảo Luật Đất đai bổ sung và áp dụng mức thuế 2% thuế đất hằng năm và áp dụng thuế lũy tiến khi các khu đất không đưa vào kinh doanh, không sinh lời, giống như nước ngoài đang thực hiện.

Thứ hai, chúng tôi cảm ơn NHNN đã có những biện pháp kịp thời để bình ổn thị trường BĐS, tuy nhiên việc tăng lãi suất nên có thời hạn và có định lượng.

Đã đến lúc giảm lãi suất trung hạn xuống dưới 10% vì với lãi suất trung hạn trên 10% thì không có nền kinh tế nào khỏe mạnh. Các nước phát triển áp dụng lãi suất trung hạn từ 3 đến 5%.

Hiện nay, lãi suất trung hạn ở Việt Nam cao, 5 đến 6 tháng trước khoảng 12 đến 14%, các doanh nghiệp không muốn vay, không dám vay và khách hàng mất niền tin vào thị trường BĐS, họ dồn tiền cho lĩnh vực khác.

Kiến nghị, nên hạ lãi suất trung hạn xoay quanh 8,5% cộng trừ như 2 năm trước đây, để Việt Nam tiếp tục là một con rồng của châu Á.

Quy định biên độ 12 tháng dưới 3%, vì biên độ trên 3% của 12 tháng thì các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.

Nên có biện pháp không cho hoặc hạn chế các doanh nghiệp BĐS tham gia ngân hàng và ngược lại vì các doanh nghiệp tham gia cả 2 lĩnh vực này huy động vốn xã hội chủ yếu cho chính doanh nghiệp mình và ít có tác dụng với xã hội, thậm chí tạo nên những tài phiệt lũng đoạn nền kinh tế.

Thứ ba, tháo gỡ vướng mắc pháp lý và xử lý hành chính. Khó khăn nhất hiện nay của các doanh nghiệp BĐS là pháp lý chứ không phải vấn đề ngân hàng. Pháp lý có sự chồng chéo, cùng 1 vấn đề, 1 quy định nhưng nhiều cách hiểu, cấp thực thi không thực hiện và không dám làm, chủ yếu là cấp địa phương.

“Lệ làng” ở nhiều nơi rất to, không làm cũng không sao và các doanh nghiệp rất cơ cực.

Ở doanh nghiệp, chúng tôi giao việc kèm deadline, cán bộ sai deadline mà không có lý do chính đáng, không được cấp trên đồng ý điều chỉnh thì sẽ bị phạt hoặc chuyển công tác. Tuy nhiên cán bộ nhà nước có chậm hoặc không làm cũng không sao. Chúng ta hiểu rõ, thất thoát do chậm trễ tiến độ lớn hơn thất thoát do tham ô.

Kiến nghị, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý để cán bộ yên tâm làm việc. Cần có nghị định rõ ràng về việc phân quyền và trách nhiệm của các cấp, trong đó quy định rõ: nội dung hoàn thành, thời gian hoàn thành, trách nhiệm nếu để quá hạn.

Lãnh đạo IMG cũng đề nghị Bộ KH&ĐT cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được áp dụng Điều 44.3 Luật Đầu tư và Điều 126 Luật Đất đai, kéo dài thời hạn thuê đất hoặc cho doanh nghiệp được trả tiền đất 70 năm để các khu công nghiệp có đủ độ dài của thời hạn, đủ sức hấp dẫn đối tác thuê đất. Việc này vừa đúng luật vừa tăng thêm nguồn thu cho địa phương.

15:28 ngày 3-8-2023

Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Corp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Corp: Nghị quyết 33 của Chính phủ đã đi vào thực tế , doanh nghiệp chúng tôi rất cảm ơn Thủ tướng và tổ công tác đã có những chương trình giúp cho doanh nghiệp chúng tôi trong thời gian khó khăn vừa qua. Tuy nhiên có một số vấn đề chúng tôi xin kiến nghị ở đây để làm sao thúc đẩy nhanh hơn.

Thứ nhất, một dự án phát triển đến được giai đoạn có giấy phép xây dựng để thi công mới tạo ra công ăn việc làm, tạo ra đơn đặt hàng cho hàng trăm ngành nghề liên quan. Trong khi thực tiễn hiện nay quy trình thủ tục để có được giấy phép xây dựng chưa đảm bảo vì nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan. Chúng tôi mong rằng các cơ quan ban ngành từ Chính phủ đến các tỉnh, thành có giải pháp hỗ trợ đặt mục tiêu doanh nghiệp được cấp phép xây dựng để đưa dự án vào triển khai.

Thứ hai, hiện chủ đầu tư được tiếp cận vốn vay ngân hàng khi đã hoàn tất thủ tục đất đai và thủ tục xây dựng dự án, do tình trạng pháp lý khó khăn thì những quy định về tiếp cận vốn sẽ là tạo khó khăn trong công tác tiếp cận vốn vay ngân hàng thực hiện dự án theo quy định.

Chúng tôi kiến nghị, trong ngắn hạn Ngân hàng cần điều chỉnh điều kiện cho vay linh hoạt theo từng giai đoạn như dự án có chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thể được phép tiếp cận vốn vay. Những vấn đề này giúp doanh nghiệp, ngân hàng, người tiêu dùng luân chuyển dòng tiền, tạo thành khoản… tạo ra công ăn việc làm, tăng chi tiêu của người dân.

Thứ ba, liên quan đến mục tiêu chung tay tạo ra 1 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) vào năm 2030 như Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã đăng ký tham gia. Có một vấn đề chúng tôi đề xuất: Cần phải cho phép người mua NOXH được phép chuyển nhượng bất động sản của mình tự do; trường hợp này có thể quy định bên nhận chuyển nhượng lại phải nộp thêm khoản tiền tương ứng phần giá trị tiền sử dụng đất nhưng người sử dụng tài sản có thể trong hoàn cảnh khó khăn họ bán được bất động sản để lo cho gia đình mình và Nhà nước có thể thu ngay được tiền mà do họ chuyển nhượng tương đương giá trị sử dụng đất.

Thứ tư, hiện các dự án BĐS đang tính tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư;  đây là phương án tốt nhất cho đến hiện nay, trong đó việc áp dụng chỉ số CPI trong tính tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư là hợp lý. Tuy nhiên nhiều địa phương không áp dụng chỉ số CPI của địa phương mà áp dụng theo CPI quốc gia. Quan điểm của nhiều chuyên gia cần áp dụng CPI của địa phương nhằm phản ánh đúng tăng trưởng và tình trạng kinh tế của địa phương, tránh tình trạng giá bất động sản ở một số nơi cao. Cuối cùng, chúng tôi kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng nên tính tới giải pháp sử dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (hay còn gợi là phương pháp hệ số K) như nhiều chuyên gia và Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã kiến nghị. Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể tính toán được tiền sử dụng đất mình phải đóng trước khi quyết định đầu tư và hợp tác đầu tư. Nhà nước không khó khăn trong việc định giá đất. Và khi áp dụng phương pháp hệ số K, để đảm bảo nguồn thu ngân sách và hài hoà lợi ích: Người dân – Nhà nước – Doanh nghiệp, chúng tôi kiến nghị tăng thuế TNDN của ngành nghề kinh doanh bất động sản lên từ 20% tăng lên 28-30% dưới mức thuế khai thác tài nguyên quý hiếm hiện là 32-50%. Khoản thuế này đánh trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản chứ ko phải ở chi phí đầu vào mà người tiêu dùng phải gánh. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho đại đa số người dân tiếp cận nhà với giá hợp lý. Doanh nghiệp bất động sản có thể đạt lợi nhuận thấp hơn, nhưng mọi việc sẽ thuận lợi, góp phần bài toán giải quyết việc làm, đóng góp vào dòng chảy phát triển kinh tế đất nước. Một lần nữa, chúng tôi trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ban ngành và các địa phương đã có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thời gian vừa qua.

15:34 ngày 3-8-2023

“Nghị quyết 33/NQ-CP – nguồn oxy quý báu đúng thời điểm”

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) Bùi Thành Nhơn – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) Bùi Thành Nhơn gửi lời cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Đặc biệt kể từ sau hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường Bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững ngày 17-2-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 33 và nhiều thông tư, nghị định, công điện hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc khó khăn.

Nghị quyết 33 của Chính phủ ban hành ngày 11-3-2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường Bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Đây là một quyết sách chiến lược, kịp thời, thể hiện sự điều hành sáng suốt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một Chính phủ năng động vì dân.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp bị bào mòn do dịch bệnh, do lạm phát, do bất ổn toàn cầu, Nghị quyết 33 của Chính phủ ban hành như một nguồn oxy quý báu đúng thời điểm, giúp cộng đồng doanh nghiệp không rơi vào bất ổn, kịp thời ngăn chặn nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính, đến đà phát triển của quốc gia, đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và an sinh xã hội.

Chủ tịch Novaland gửi lời cảm ơn chân thành đến Thủ tướng Phạm Minh Chính, đến Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đến Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số 1435 của Thủ tướng Chính Phủ, đến các bộ, ban ngành đã rất công tâm, tận tình và vô cùng trách nhiệm giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã gọi điện trực tiếp đến lãnh đạo của từng địa phương, đến doanh nghiệp; lắng nghe báo cáo chi tiết về tiến độ tháo gỡ và những vấn đề còn tồn tại, những khó khăn còn vướng mắc.

Ông Bùi Thành Nhơn cũng gửi lời cảm ơn đến Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhận sự ủy quyền của Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, gửi các đoàn công tác về các dự án vướng mắc và Phó Thủ tướng đã trực tiếp về các địa phương để nghe báo cáo và trực tiếp hướng dẫn giải quyết kịp thời.

Cho đến nay, các dự án của Novaland căn bản đã có hướng giải quyết cụ thể và đang trong tiến trình tháo gỡ. Các dự án tại Bà Rịa Vũng Tàu hầu hết đã được Lãnh đạo tỉnh phê duyệt giải quyết. Các dự án tại TPHCM, Đồng Nai, Bình thuận đã được Tổ Công tác và các bộ ban ngành tận tình hướng dẫn và địa phương đang tập trung tháo gỡ.

Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới đã dần hồi phục, rất nhiều quốc gia đã đề ra các biện pháp phát triển đột phá để bù đắp và khẩn trương lấy lại nhịp độ phát triển sau suy thoái trì trệ trong những năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lạm phát và dịch bệnh.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt vô cùng biết ơn sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, của Quốc hội và sự điều hành năng động, sâu sát của Chính phủ. Đồng thời doanh nghiệp luôn ý thức được trách nhiệm của mình cố gắng bật lên để góp phần phát triển đất nước.

Với lòng nhiệt huyết muốn được chung tay cùng Chính phủ góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045, Tập đoàn Novaland xin được kiến nghị Chính phủ: 

Thứ nhất, đẩy nhanh hơn nửa tiến độ tháo gỡ triệt để các vướng mắc về pháp lý cho toàn bộ các dự án trên cả nước trong thời gian nhất định ngắn nhất trên nền tảng pháp luật nhất quán thông suốt từ Địa phương – Chính phủ – Quốc hội.

Thứ hai, làm rõ hơn kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để cán bộ địa phương có cơ sở pháp lý rõ ràng, nhằm an tâm quyết liệt hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sáng tạo đột phá góp phần cho một nước Việt Nam phát triển.

Thứ ba, tăng cường xây dựng bảo đảm pháp lý cho kinh tế tư nhân yên tâm phát triển. Không hình sự hoá kinh tế trên cơ sở ban hành các văn bản pháp lý. Bảo vệ quyền tài sản của doanh nghiệp tư nhân và quyền lợi ích của doanh nhân theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, tăng cường hỗ trợ chính sách để kinh tế tư nhân phát triển bền vững nhằm nâng cao tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Không phân biệt doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế.

Thứ năm, có chính sách khuyến khích hỗ trợ, đặc biệt cho các doanh nghiệp phải trực tiếp làm hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội tại các dự án ở những vùng khó khăn, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, đô thị xanh giúp giảm phát thải, giúp phát triển địa phương tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân; góp phần vào an sinh xã hội.

15:40 ngày 3-8-2023

Chủ tịch HĐQT Sun Group Đặng Minh Trường – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch HĐQT Sun Group Đặng Minh Trường: Sự ra đời của Nghị quyết số 33/NQ-CP thực sự cần thiết và đã đi vào cuộc sống.

Chúng tôi đánh giá cao Nghị định số 10/2023/NĐ-CP và số 35/2023/NĐ-CP. Nghị định số 10/2023/NĐ-CP đã tháo gỡ được rất nhiều pháp lý liên quan đến các công trình xây dựng gắn với đất sử dụng vào mục đích thương mại, cụ thể ở đây là các condotel, biệt thự nghỉ dưỡng. Nghị định số 35/NĐ-CP bổ sung một số điều thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng đã tăng cường phân cấp thẩm quyền cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thẩm định báo cáo khả thi, quyền thẩm định thiết kế xây dựng… Do đó rút ngắn rất nhiều các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

Đối với doanh nghiệp Sun Group, chúng tôi tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch. Chúng tôi thấy có 2 chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có tác động rất tích cực:

Thứ nhất là Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam mới được thông qua, ngày 15/8 mới có hiệu lực. Tuy nhiên, do công tác truyền thông, rất nhiều đối tác, cơ sở lưu trú đã dự đoán tăng trưởng của du lịch trong 5 tháng cuối năm rất cao. Bảy tháng đầu năm chúng ta đón khoảng 6,6 triệu lượt khách quốc tế, khoảng 83% kế hoạch 8 triệu lượt khách.

Thứ hai là việc khởi công, khánh thành một loạt hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các vùng du lịch. Điều này tạo lực đẩy, thúc đẩy phát triển bất động sản, các ngành dịch vụ, thương mại. Vừa rồi tôi đến Phan Thiết, hầu như các khách sạn, nhà hàng kín chỗ vào những dịp cuối tuần. Đấy là tín hiệu rất vui cho bất động sản du lịch và du lịch nói chung.

Chúng tôi có 3 đề xuất sau đây:

Thứ nhất, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu và mở rộng danh sách được miễn thị thực cho các thị trường như châu Âu, Ấn Độ.

Thứ hai, Bộ Giao thông vận tải thúc đẩy, tăng cường cấp thêm các slot chuyến bay quốc tế để đưa khách thị trường trọng điểm về Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục tăng cường phân cấp thẩm quyền hơn nữa hoặc kiến nghị Quốc hội phân cấp thẩm quyền đối với các lĩnh vực, thí điểm ở một số địa phương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng trong lĩnh vực xây dựng, phân cấp thẩm quyền về thiết kế cơ sở, điều chỉnh quy hoạch cục bộ… và tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cấp phép đối với lĩnh vực bất động sản.





Source link

Cùng chủ đề

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháy, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Video: Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháyTối 23/3, lực lượng Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) thông tin đang phong toả hiện trường để điều tra vụ cháy xảy ra tại nhà sách Tuấn Minh ở thị xã Phước Long.Thông tin ban đầu, khoảng 19h30, một số người dân thấy khói bốc lên bên trong nhà sách Tuấn Minh (phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước). Sau đó,...

Xe tải chở cát gây sập cầu dân sinh ở Bình Phước

TPO - Chiếc xe ben chở cát lật nhào khi đang di chuyển thì chiếc cầu bị sập. Vụ việc khiến tài xế bị thương. Chiều 20/3, chiếc xe ben chở cát di chuyển trên đường, khi đang trên cầu Ba Ven (ấp Ba Ven, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) thì bất ngờ cầu sập. Khi chiếc xe ben lật nhào xuống bờ suối, nam tài xế nhanh chóng phá cửa chạy thoát...

Cựu giám đốc CDC Bình Phước liên quan Việt Á lĩnh án 3 năm tù

Ngày 20/3, sau nhiều ngày nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Sáu (56 tuổi, cựu Giám đốc CDC Bình Phước) 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, áp dụng theo khoản 3 Điều 222, các điểm b, s, t, v, khoản 1, khoản 2, Điều 51, các Điều 38, 50, 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi...

Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, các tỉnh, thành phía Nam, gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó Chủ tịch HĐND TPHCM Sáng 14/3, tại Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND TPHCM đã miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND TPHCM...

Chơi ở cửa xả lòng hồ thủy điện, 3 bé gái bị nước cuốn trôi

Đến trưa nay (18/3), lực lượng cứu nạn cứu hộ của Công an tỉnh Bình Phước và Công an huyện Bù Đốp vẫn đang tổ chức tìm kiếm bé gái bị nước cuốn trôi, còn mất tích. Trước đó, vào sáng cùng ngày, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã tìm thấy thi thể bé T.T.M.D. và bé T.T.Y. N. (cùng 15 tuổi, ngụ huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) cách khu vực mất tích 2km và 200 mét. Theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Võ tướng Tây Sơn nào được mệnh danh “thần côn”, sức địch nghìn người?

Một mình Võ Đình Tú có khả năng đánh cả hàng ngàn người. Bà Bùi Thị Xuân có tặng Võ Đình Tú một lá cờ đào thêu bốn chữ vàng "Thiết côn tướng quân”... Võ Đình Tú, người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn. Con nhà giàu, tính hào phóng, lòng dạ chân thật, can đảm hơn người. Từ thuở nhỏ, gia đình đã rước thầy về nhà dạy Võ Đình Tú học văn lẫn võ. Năm 14 tuổi, trong...

Sức mạnh từ cơ sở của ngành nông nghiệp

Vai trò hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiTrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hội nông dân các cấp ngày càng được ghi nhận và thể hiện rõ nét qua các phong trào, chương trình hoạt động. Điển hình là Hội Nông dân huyện Phú Riềng, không chỉ tập trung chăm lo phát triển kinh tế mà việc phát huy vai trò của hội trong xây dựng...

Quân khu 7 xây dựng 411 căn nhà liền kề biên giới

Tham dự hội nghị có đại diện Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7, chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghịQua hơn 3 năm triển khai đề án, với quyết tâm chính trị cao của Quân khu 7, sự ủng hộ, đồng thuận cao của các tỉnh...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Ngành điều Bình Phước phát triển bền vững

Bình Phước là nơi có thổ nhưỡng thích hợp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây điều và được xem là thủ phủ trồng điều khi chiếm gần 50% diện tích và hơn 54% sản lượng điều của cả nước...Theo mục tiêu của tỉnh Bình Phước đặt ra, địa phương này sẽ xây dựng ngành điều phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm mang lại giá...

Sức mạnh từ cơ sở của ngành nông nghiệp

Vai trò hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiTrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hội nông dân các cấp ngày càng được ghi nhận và thể hiện rõ nét qua các phong trào, chương trình hoạt động. Điển hình là Hội Nông dân huyện Phú Riềng, không chỉ tập trung chăm lo phát triển kinh tế mà việc phát huy vai trò của hội trong xây dựng...

Quân khu 7 xây dựng 411 căn nhà liền kề biên giới

Tham dự hội nghị có đại diện Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7, chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghịQua hơn 3 năm triển khai đề án, với quyết tâm chính trị cao của Quân khu 7, sự ủng hộ, đồng thuận cao của các tỉnh...

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Minh bạch trong giao dịch mua bán

Hóa đơn điện tử. Ảnh minh họa: Thanh Vân/TTXVNSố lượng doanh nghiệp cá nhân tham gia kinh doanh đăng ký sử dụng hình thức này chưa sát với thực tế. Ngành thuế đang nỗ lực đưa hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền vào cuộc sống - đây cũng là một trong những giải pháp để tăng thu ngân sách trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.Hóa đơn điện tử đã được triển...

Các trường mong có nghị quyết riêng về giáo dục đại học

Các đại biểu tham dự cuộc họp. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: Cần có nghị quyết riêng về giáo dục đại học là kiến nghị của các trường tại phiên họp chủ đề “Định hướng báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục đại học theo Nghị quyết số 29/NQ-TW” của Tiểu ban giáo dục đại học, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực chiều ngày...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất