Trang chủNewsKinh tếThủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phải có những...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024



Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 với tinh thần đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong hành động, cơ hội phải nắm bắt,…

Chiều tối 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024.

Tại hội nghị, đại diện trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các bộ, ngành và doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đánh giá, thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo hết sức sát sao, quyết liệt của Đảng, Nhà nước, triển khai ngày càng đồng bộ, toàn diện, qua đó đóng góp trực tiếp vào các kết quả tích cực của kinh tế đối ngoại và hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu một số tồn tại, hạn chế và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi ân cần, lời chúc sức khỏe và thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các đại biểu, đại diện các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cho biết, Tổng Bí thư mong các đồng chí làm hết sức mình vì sự phát triển đất nước.

Thủ tướng nhất trí với các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị; đề nghị các chủ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trên tinh thần 3 cùng: Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển.

Thủ tướng cũng đề nghị các chủ thể đẩy mạnh “3 phát huy”: Phát huy thế và lực của đất nước để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư; phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, giao lưu nhân dân, phát triển du lịch; phát huy tính năng động, sáng tạo, linh hoạt, thông minh của người Việt Nam để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và phát huy tối đa hiệu quả từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 - Ảnh 2.

Phân tích tình hình thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, công tác ngoại giao kinh tế còn đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Bên ngoài, kinh tế thế giới phục hồi chậm; căng thẳng địa chính trị gia tăng, xu hướng chính trị hóa hợp tác kinh tế tiếp tục lan rộng; tình trạng phân hóa, phân mảnh, đứt gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng…

Trong khi đó, ở trong nước, sức ép lạm phát còn cao; tình hình sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn những khó khăn, điểm nghẽn, nhất là về thị trường, tiếp cận vốn, chi phí. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, nhất là cho các ngành, lĩnh vực mới nổi. Thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà. Một số cơ chế, chính sách chậm được sửa đổi. Hạ tầng chiến lược trên một số lĩnh vực còn hạn chế…

Trước tình hình đó, Thủ tướng đề nghị phải luôn giữ thăng bằng, “thắng không kiêu, bại không nản”, giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì; không quá say sưa với thắng lợi khi thuận lợi; không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức; tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình.

Thủ tướng chỉ rõ 4 định hướng lớn với ngoại giao kinh tế thời gian tới. Theo đó, phải tổ chức tốt các chương trình đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và hoạt động đối ngoại các cấp, đưa nội dung kinh tế tiếp tục trở thành một trọng tâm của các hoạt động đối ngoại; xác định rõ các sản phẩm, dự án, kế hoạch cụ thể, khả thi với từng đối tác để thúc đẩy triển khai.

 

Thứ hai, cùng nhau làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (thương mại, đầu tư, tiêu dùng), đồng thời phát huy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức), các lĩnh vực mới và mang tính đột phá (công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, hydrogen, AI…).

Thứ ba, khai thác tối đa tiềm năng của các khuôn khổ, quan hệ vừa được nâng cấp, các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Cần nghiêm túc rà soát, theo dõi và thúc đẩy quá trình triển khai các cam kết với các đối tác quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh huy động nguồn lực hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước. Phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để kiều bào được đóng góp vào quá trình phát triển đất nước, trở thành một chủ thể quan trọng trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới.

Về các biện pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu, tích cực, chủ động chuyển tải thông điệp tới các đối tác quốc tế về tinh thần cầu thị và cam kết của Chính phủ bảo đảm môi trường chính trị, đầu tư, kinh doanh an toàn, hấp dẫn tại Việt Nam; đôn đốc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã ký kết, trong quá trình xây dựng báo cáo định kỳ về tình hình triển khai Chỉ thị 15, Nghị quyết 21 về công tác ngoại giao kinh tế, các bộ, ngành, địa phương phải lượng hóa, báo cáo rõ về những kết quả cụ thể đã đạt được, nếu có khó khăn thì phải xác định rõ kiến nghị giải quyết, cấp có thẩm quyền giải quyết.

Củng cố quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các thị trường lớn, chủ chốt và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chú trọng hơn các địa bàn tiềm năng, còn nhiều dư địa hợp tác như UAE, Trung Đông – châu Phi, thị trường Halal…

 

Tạo đột phá trong thu hút đầu tư các lĩnh vực mới như bán dẫn, AI, năng lượng…; thúc đẩy và đón tiếp chu đáo đoàn công tác của các tổ chức doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới tới Việt Nam; nắm bắt và kiến nghị xử lý phù hợp, kịp thời các đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp….

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo tổ chức thiết thực, hiệu quả Diễn đàn trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài và Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài để các chuyên gia, trí thức Việt kiều chia sẻ, đóng góp cho những vấn đề về phát triển của đất nước; nâng cao chất lượng, tính nhạy bén, kịp thời của công tác nghiên cứu, thông tin, tham mưu chiến lược, nắm bắt xu thế, phản ứng chính sách kịp thời, phục vụ điều hành kinh tế – xã hội; tập trung vào các xu thế mới, xu hướng điều chỉnh chính sách, ưu tiên mới của các đối tác, “những thứ họ cần chứ không phải thứ mình có”.

Thủ tướng nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 với tinh thần: Đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong nhận thức và hành động; cơ hội phải nắm bắt, vướng mắc phải tháo gỡ, giải pháp phải đột phá, triển khai phải quyết liệt, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm và bền vững, nhất là trong điều kiện đất nước còn khó khăn.


Theo PV/VTV





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chiều tối 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất...

Chủ tịch TP.HCM: Kinh tế chưa phục hồi mạnh mẽ so với tiềm năng và lợi thế

Chiều 2/4, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị sơ kết tình hình kinh tế quý 1/2024, đề ra nhiệm vụ quý 2. Theo UBND TP, trong quý 1/2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng bức tranh kinh tế thành phố vẫn có nhiều gam màu sáng hơn. Trong đó, GRDP quý 1 ước tăng 6,54% so với cùng kỳ. Theo phân tích của Cục Thống kê, mức tăng trưởng GRDP của thành phố đứng thứ 2/5 thành phố trực...

Xuất khẩu tăng, doanh nghiệp da giày chưa hết lo

Xuất khẩu giày dép khởi đầu tích cực Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực Đơn hàng khởi sắc Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 3 đã hồi phục rất mạnh, thu về 1,7 tỷ USD, tăng hơn 600 triệu USD so với tháng trước đó. Con số này đưa tổng kim ngạch xuất...

Nha Trang – Khánh Hoà: Nỗ lực vươn tầm cao

Tại thời điểm bước ngoặt Nha Trang tròn 100 năm xây dựng và phát triển, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đang có cơ hội lịch sử to lớn khác thường, đồng nghĩa với việc đối mặt với thách thức chưa từng thấy. Khi nói đến thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hoà, ấn tượng của du khách lẫn người dân sinh sống nơi đây là thành phố biển thân thiện và bình yên, khí hậu ôn hoà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhận lương cao nhờ có kỹ năng AI

DNVN - Khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng rộng rãi, nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao hơn tới 36% cho người lao động trong khu vực ASEAN có kỹ năng và kinh nghiệm AI. ...

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 2023, tăng trưởng mạnh mẽ về doanh doanh thu và mạng bay quốc tế

DNVN - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, tăng trưởng mạnh so với năm 2022. ...

Đà Nẵng: Bảo đảm kinh doanh dịch vụ lưu trú đúng pháp luật

DNVN - Ngày 2/4, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng có văn bản yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đúng pháp luật, an ninh, an toàn, duy trì chất lượng dịch vụ, chất lượng phục...

Vì sao giá nhà ở Hà Nội liên tục tăng ‘phi mã’?

DNVN - Nguồn cung sơ cấp hạn chế, nhu cầu thị trường cao, cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng cải thiện đã thúc đẩy sự gia tăng giá bất động sản. ...

Cước vận tải biển tăng phi mã, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó

Cước vận tải biển quốc tế tăng phi mã đang là vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay. ...

Bài đọc nhiều

CenLand nói gì về việc chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hoàng Văn Thụ

CenLand nói gì về việc chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hoàng Văn ThụKinh doanh lao dốc trong năm 2023, CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenLand, mã CRE - sàn HoSE) còn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023. Trong Báo cáo kiểm toán năm 2023 của CenLand được kiểm...

Fanu Meal & HBR Hoidings đồng hành lan tỏa giá trị dinh dưỡng tới cộng đồng

Với sứ mệnh của mình là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, Công ty TNHH FANU Dinh dưỡng Gia đình số 1 đồng hành cùng HBR Holdings và vinh dự trở thành nhà tài trợ đồng hành với bữa ăn dinh dưỡng thay thế FANU MEAL trong lễ ra quân hành trình 60 ngày "Unlock Your Power".Sự kiện đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các đại diện từ...

Doanh nghiệp Đức muốn tăng đầu tư vào Bình Dương

Các doanh nghiệp Đức mong muốn đầu tư vào Bình Dương nhiều hơn vì địa phương có các khu công nghiệp cung cấp môi trường dịch vụ, hạ tầng tốt và gần TP.HCM.  Ngày 19/3, tại Bình Dương, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương đã gặp gỡ với Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam cùng đại diện 40 doanh nghiệp Đức đến...

Doanh nghiệp Shark Hưng làm lãnh đạo lợi nhuận lao dốc

Năm 2023, lợi nhuận sau thuế được kiểm toán của Cen Land - doanh nghiệp do ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng) làm phó chủ tịch - chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này cũng giảm hơn 466 triệu đồng so với lợi nhuận sau thuế của báo cáo tài chính tự lập trước đó. Cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế của Cen Land đạt hơn 194 tỷ đồng.  Theo Cen Land, năm 2023,...

Cùng chuyên mục

Asia New Generation đề xuất đầu tư dự án xử lý rác 40 triệu USD tại Đồng Nai

Asia New Generation đề xuất đầu tư dự án xử lý rác 40 triệu USD tại Đồng NaiCông ty Asia New Generation đề xuất đầu tư dự án xử lý rác thải phát điện với số vốn đầu tư 40 triệu USD tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Chiều 29/3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi làm việc với Công...

Mcredit đạt 240 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2023

Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) mới đây công bố thông tin tình hình tài chính năm 2023 với lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng. Trong mục tiêu chiến lược giai đoạn 2022 - 2026, Mcredit đặt mục tiêu đạt TOP 1 hiệu quả, TOP 2 quy mô trên thị trường tài chính tiêu dùng. Tại Đại hội cổ đông năm...

Giải ngân vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước​ đạt gần 13% kế hoạch

Kiểm soát chi qua KBNN (kế hoạch là 662.590,3 tỷ đồng), bằng 12,3% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn 2024 Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao, kiểm soát chi qua KBNN (kế hoạch là 697.337,4 tỷ đồng). Về công tác kiểm soát chi cho thấy, về chi thường xuyên, dự kiến đến ngày 31/3/2024, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát ước đạt 232.989 tỷ đồng, bằng 18,4% dự toán...

Bà Rịa – Vũng Tàu trao giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án

Ngày 30/3, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án, trong đó có 10 dự án trong nước và 5 dự án FDI. Ngày 30/3, trong khuôn khổ Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao...

Mới nhất

Chưa có nguồn đất đắp cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

TPO - Tỉnh Đồng Nai muốn dùng nguồn đất từ dự án Cảng HKQT Long Thành phục vụ cho cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu. Trong khi ACV lo ngại không đảm bảo nguồn đất đắp cho dự án sân bay Ngày 1/4, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản về việc khai thác vật...

Sạt lở bờ sông Lam nhiều năm ‘nuốt’ đất sản xuất, người dân lo lắng

29/03/2024 | 11:54 TPO - Sông Lam đoạn qua huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nhiều năm qua sạt lở, lấn sâu vào ruộng đồng. Người dân mất...

Bà Rịa – Vũng Tàu trao giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án

Ngày 30/3, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án, trong đó có 10 dự án trong nước và 5 dự án FDI. Ngày 30/3, trong khuôn khổ Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ...

Vị trí đắc địa siêu kết nối tạo sức hút vượt trội cho “đảo nhà giàu”

Vị trí đắc địa siêu kết nối tạo sức hút vượt trội cho “đảo nhà giàu”Sở hữu chất sống thượng lưu có 1-0-2, lại nằm ở “tọa độ kim cương” giữa khu vực có hạ tầng giao thông hiện đại bậc nhất, Thành phố đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island đang thu hút mạnh mẽ giới nhà giàu...

Canada tìm kiếm các nhà cung ứng hàng hoá tại Việt Nam

Phái đoàn gồm 250 thành viên, với gần 200 doanh nghiệp Canada đang có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 29/3/2024, nhằm gia tăng kết nối các cơ hội thương mại, đầu tư, tăng cường chuỗi cung ứng với Việt Nam. Canada...

Mới nhất

Kinh tế Nga tăng tốc