Trang chủDestinationsNinh ThuậnTiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tăng cường bảo vệ trẻ...

Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tăng cường bảo vệ trẻ em

Ngày 19/6/2023, đồng chí Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký ban hành văn bản số 2460/UBND-VXNV của Chủ tịch UBND tỉnh gởi các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố về việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tăng cường bảo vệ trẻ em trên dịa bàn tỉnh trong thời gian đến.

Văn bản nêu rõ: Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị các cấp, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực: hệ thống các văn bản chỉ đạo dần được hoàn thiện; trẻ em thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo, cận nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và điều kiện vui chơi, giải trí đảm bảo an toàn và phát triển một cách bền vững.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các vụ việc xâm hại ở trẻ em có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng lớn đến tâm, sinh lý và thể chất của trẻ em; vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em. 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ xâm hại tình dục trẻ em, số trẻ em tử vong do đuối nước 13 em, tăng 6 em so với cùng kỳ năm 2022 … để lại hậu quả nặng nề cho trẻ em và gia đình, gây bức xúc trong dư luận. Gần đây nhất, trên địa bàn phường Bảo An, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã xảy ra một vụ đuối nước thương tâm, làm tử vong 03 chị em trong cùng một gia đình, rất thương tâm.

Trước tình hình trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, nhất là giảm thiểu trẻ em bị tổn hại do bạo lực, xâm hại, đuối nước trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, trong đó tập trung vào các nội dung:

– Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 69-CT/TU ngày 16/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong công tác phòng, chống xâm hại và đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 3126/KH-UBND ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Kế hoạch số 5334/KH-UBND ngày 05/10/2021 triển khai thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”; Kế hoạch số 4197/KH-UBND ngày 15/8/2021 của UBND tỉnh triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030; Công văn số 1575/UBND-VXNV ngày 17/4/2022 về việc tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích và phòng chống đuối nước trẻ em và các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống xâm hại, bạo lực, đuối nước trẻ em của Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện lồng ghép, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng ngành, từng địa phương. Khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai có hiệu quả công tác phòng chống xâm hại, đuối nước trẻ em phù hợp chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị (tổ chức thực hiện bằng các giải pháp cụ thể, sát thực, đồng bộ và bố trí nguồn lực để thực hiện các quyền trẻ em), giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan đến công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, đồng thời thường xuyên kiểm tra, xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em.

Các trẻ em tham quan, sinh hoạt hè tại vườn nho ở Thái An (Ninh Hải).Ảnh: Văn Nỷ

– Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền sâu rộng trong người dân, cơ sở giáo dục, nhà trường, nhất là đối với người làm cha, mẹ, người chăm sóc trực tiếp trẻ em và thành viên trong gia đình đề cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ trẻ em phòng, chống bị bạo lực, xâm hại, đuối nước; hướng dẫn cho người dân trong cộng đồng trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp) của Luật Trẻ em năm 2016.

– Phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, quảng bá Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 và đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ trẻ em của tỉnh (18008079). Chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh chủ động phối hợp, sẵn sàng kết nối với Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 trong việc tư vấn, hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại, bạo lực.

– Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh, các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, cách ứng xử và trách nhiệm nêu gương của người lớn trong gia đình; hướng dẫn gia đình, cơ sở giáo dục, nhà trường và trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại, đuối nước trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa tình trạng cha, mẹ, người thân, người chăm sóc trẻ em xâm hại tính mạng, sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em; phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện quyền trẻ em và chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

– Xây dựng các biện pháp chủ động phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trong nhà trường và các cơ sở giáo dục.

– Tăng cường công tác tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; quan tâm giáo dục, trang bị kiến thức về giới tính, giúp các em nhận diện, có kỹ năng phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân trước hành vi xâm hại, mạnh dạn tố giác những đối tượng có hành vi xâm hại tình dục.

– Phối hợp chặt chẽ với gia đình, phụ huynh học sinh trong việc quản lý con em nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại, đuối nước trẻ em nhất là trong thời gian nghỉ hè.

– Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục vào các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các tiết sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi họp hội đồng giáo dục. Tích hợp vào các môn học Giáo dục công dân, Sinh học; tổ chức các hội thi tìm hiểu về quyền trẻ em, trò chơi…, để truyền tải kiến thức phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ trẻ em nói chung cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường.

4. Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh:

Phối hợp chỉ đạo, tiếp nhận, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em,

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị – xã hội:

Tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và toàn xã hội tích cực tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; kịp thời phát hiện, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.

6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

– Quan tâm công tác kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời, loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn thương tích, đuối nước và các nguy cơ mất an toàn khác trên từng địa bàn cũng như tại các hộ gia đình, trường học, lớp học. Xây dựng biện pháp chủ động khắc phục, phòng ngừa, cảnh giới, nhắc nhở phụ huynh, người giám hộ của trẻ em giám sát chặt chẽ con em mình; hướng dẫn cho gia đình thực hiện các biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em, không để trẻ em rơi vào tai nạn thương tích, đuối nước, nhất là trong dịp hè.

– Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng ngừa trẻ em bị đuối nước. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em; chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương đối với các vụ việc gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước; xử lý nghiêm khắc và kịp thời đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.

– Ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại; Chỉ đạo cơ quan, đơn vị chức năng nâng cao trách nhiệm phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp, nhất là Ban chỉ đạo bảo vệ trẻ em cấp huyện, nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia nắm bắt tình hình về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn, kịp thời phát hiện các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, nhất là trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ đi làm ăn xa hoặc có người liên quan đến tệ nạn xã hội để xây dựng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

– Phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện kịp thời, hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.

Đề nghị các đơn vị, địa phương khẩn trương, nghiêm túc xây dựng các biện pháp triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả; báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất (nếu có) qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.



Source link

Cùng chủ đề

Phi công huấn luyện ném bom từ máy bay YaK 130

BẮC GIANG-Các phi công của trung đoàn Không quân 940 thực hiện bay huấn luyện, bắn, ném đạn thật từ máy bay chiến đấu YaK 130 ở sân bay Kép. Vnexpress.net

Chia sẻ hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam – Lào

(ĐCSVN) – Tại tọa đàm “Triển vọng hợp tác báo chí, truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp”, các đại biểu tập trung thảo luận, tìm biện pháp nhằm nâng cao đời sống của bà con vùng biên giới cũng như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của họ. Chiều 11/11, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong khuôn khổ chương trình "Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam...

Bắn gây mê hai con khỉ “đại náo” khu dân cư ở TPHCM

Ngày 11/11, Chi cục Kiểm lâm TPHCM vừa bắn thuốc gây mê hai con khỉ quậy phá, cắn người trong khu dân cư trên địa bàn quận 12 và huyện Hóc Môn.Theo thông tin ban đầu, nhiều tháng nay tại khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây (quận 12) xuất hiện một con khỉ quậy quá khu dân cư. Có ít nhất hai người bị con khỉ này tấn công, gây thương tích.Kiểm lâm đã dùng súng bắn...

Người Hải Phòng gạt lệ tiễn cố Phó thủ tướng Lê Văn Thành giữa trời mưa

Sáng 26-8, hàng trăm người dân Hải Phòng đội mưa tiễn biệt cố Phó thủ tướng Lê Văn Thành về nơi an nghỉ cuối cùng. Một người dân bật khóc khi linh cữu của cố Phó thủ tướng Lê Văn Thành đi qua - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Dự lễ truy điệu cố Phó thủ tướng Lê Văn Thành có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Nhiều nhà đầu tư tham gia, Đại hội bắt đầu lúc 8h30

ĐHĐCĐ Biwase: Nhiều nhà đầu tư tham gia, Đại hội bắt đầu lúc 8h30Sáng 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Ghi nhận...

Những cô nàng yêu màu áo xanh, đam mê nghiên cứu khoa học

Trong suốt thời gian học tập, Như nói chăm chỉ thôi là chưa đủ, mà cần có phương pháp khoa học. Ở mỗi thời điểm, cô xác định mục tiêu rõ ràng cho từng nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch khoa học,...

Intel, Google và Qualcomm tìm cách 'lật đổ' Nvidia bằng nền tảng lập trình mới

Nvidia đã trở thành hãng sản xuất chip đồ hoạ đầu tiên đạt cột mốc vốn hoá 2,2 ngàn tỷ USD. Các GPU của công ty này đang giữ vai trò quan trọng trong sự bùng nổ của những mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tổng hợp. Bên cạnh phần cứng, sức mạnh của công ty này...

Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, 1 cửa hàng bị xử phạt 70 triệu đồng

Trước đó, ngày 19/3/2024, Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tổ kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái, kiểm tra đột xuất Địa điểm kinh doanh Công ty Công ty TNHH Du lịch thế giới mới MC, địa chỉ: phường Trần Phú, thành phố Móng Cái, tỉnh...

Màn xuất hiện hài hước của Leonardo DiCaprio ở “Nữ hoàng nước mắt” của Kim Soo Hyun

Timothée Chalamet sinh năm 1995 đang là gương mặt hàng đầu được các nhà làm phim Hollywood săn đón, siêu phẩm “Dune 2” của anh được ví như hồi sinh dòng phim bom tấn, sử thi của Hollywood.Leonardo DiCaprio sinh năm 1974 là tài tử hàng đầu với tài năng xuất chúng trong điện ảnh. Anh khiến thế...

Mới nhất