Trang chủDestinationsGia Lai'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà |...

‘Tổ quốc nhìn từ biển…’: Chung tay bảo vệ sơn hà | Báo Gia Lai điện tử



Một trong những kỷ niệm mà Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái – nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhớ nhất trong hành trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa là câu chuyện về cựu thiếu úy biệt động quân Nguyễn Ngọc Lập của chế độ Việt Nam Cộng hòa hiện đang sinh sống tại Mỹ. Trong suốt chuyến đi năm đó, ông Lập luôn mang theo mặc cảm hận thù. Thế nhưng một ‘biến cố’ xảy ra đã khiến người này thay đổi.

Với chủ đề “Tổ quốc niềm tin và khát vọng – Lần thứ 10, kiều bào về Trường Sa”, chuyến hải trình mang con số ý nghĩa là thành quả sau 11 năm hoạt động tích cực của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNN về NVNONN) và Bộ tư lệnh Hải quân. Hai trong số những người có đóng góp lớn trong những hành trình này từ những ngày đầu là ông Nguyễn Thanh Sơn – nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm UBNN về NVNONN và Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái – nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân. Đây cũng là hai vị khách đặc biệt trên chuyến tàu 571 lần này.

Cảm hóa và hòa hợp

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà ảnh 1

Đại biểu đoàn công tác số 4 tặng sách, truyện, bánh kẹo cho các em nhỏ ở đảo Trường Sa lớn. Ảnh: Nguyễn Minh

Gắn bó với mặt trận ngoại giao hàng chục năm, nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Thanh Sơn cho biết ông là người đưa ra ý tưởng này từ năm 2012, sau nhiều năm khảo sát, đánh giá tình hình và nghiên cứu tâm tư, nguyện vọng của bà con kiều bào. Ông kể: “Đây là công việc rất có lợi cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia cũng như phục vụ rất tốt trong thông tin tuyên truyền đối ngoại về vùng Biển Đông của chúng ta thông qua hải trình Trường Sa. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng này và kiến nghị với Chính phủ. Sau khi nghe chúng tôi trình bày, Thủ tướng cũng như các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước hoàn toàn ủng hộ và cho làm thí điểm chuyến đi đầu tiên vào năm 2012”.

“Quan điểm nhìn nhận của những người có tư tưởng cực đoan chống đối chúng ta thay đổi một cách rất rõ ràng ngay sau khi thăm Trường Sa là bởi vì họ tận mắt chứng kiến sự thật chứ không còn nghe những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc như trước đây”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn

Theo ông Sơn, một trong những lập luận được ông trình bày với Chính phủ khi đó là vùng Biển Đông là vùng lãnh hải của chúng ta. Việc đưa bà con kiều bào tới tận mắt chứng kiến công tác bảo vệ chủ quyền đang được thực hiện một cách vững chắc là minh chứng sống để bà con thấy những luận điệu xuyên tạc về việc “dâng biển, bán đất cho nước ngoài” là hoàn toàn không đúng. Đồng thời cũng sẽ đập tan những xuyên tạc về chính sách đối ngoại cũng như chính sách về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

“Chuyến đi đầu tiên năm 2012 có thể nói đã đem lại sự ngỡ ngàng cho cả trăm kiều bào từ hàng chục quốc gia trên thế giới tham gia hành trình. Bà con ngỡ ngàng khi thấy chúng ta đang xây dựng và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng trên vùng lãnh hải, lãnh thổ của Tổ quốc rất tốt. Sau chuyến đi này, kiều bào đã có các triển lãm trưng bày những hình ảnh sống động đầu tiên về việc chúng ta vẫn giữ nguyên từng mét đất trên đảo, từng sải nước trong những vùng lãnh hải mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền”, ông Sơn nói.

Trong bốn chuyến đưa kiều bào ra thăm Trường Sa mà nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn trực tiếp tham gia hành trình, chuyến đi năm 2014 (thăm 9 đảo và 2 nhà giàn) được ông đánh giá mang ý nghĩa rất sâu sắc, vừa mang tính chất đoàn kết dân tộc, đồng thời cũng thể hiện bản chất rất bao dung, độ lượng của người dân trong nước, của Đảng, Chính phủ Việt Nam. Trong hải trình năm ấy, nhiều thành phần tham gia vào các tổ chức chống Cộng cực đoan và những trường hợp trực tiếp tổ chức các hoạt động chống phá đất nước cũng đã được mời tham dự.

“Một trong những người có hận thù, chống đối quyết liệt là kiều bào Davis Đức ở Mỹ. Sau khi thăm đảo Trường Sa lớn – đảo cuối cùng trước khi về đất liền, tại buổi giao lưu với cán bộ, chiến sĩ của đảo, anh ấy đã xúc động nói: Thực tế lần này tôi về là tôi muốn xem Chính phủ Việt Nam có che giấu không, nói đúng hay sai… nhưng đến bây giờ tôi muốn đứng trong hàng ngũ cán bộ, chiến sỹ ngoài đảo cùng cầm súng bảo vệ vững chắc lãnh hải của chúng ta”, ông Sơn nhớ lại.

Đồng tâm nhất trí

Quyết định hủy bỏ chuyến đi du lịch tới Maroc cùng bạn bè và người thân để tham gia hành trình đặc biệt này, Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái cho biết đây là lựa chọn mà ông tâm đắc bởi nhiều lý do. Trong đó, có một chi tiết mà ông nhiều lần nhắc lại trong cuộc trò chuyện với tôi là chuyến đưa kiều bào đầu tiên và lần thứ 10 tới thăm Trường Sa cũng được thực hiện bởi chính con tàu mang tên Trường Sa 571.

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà ảnh 2

Lãnh đạo Quân chủng Hải quân và kiều bào trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ đảo chìm Len Đao. Ảnh: Nguyễn Minh

Nhập ngũ năm 17 tuổi, ông Thái từng tham gia bảo vệ quần đảo Trường Sa trong màu áo Hải quân vào năm 1989 – một năm sau khi diễn ra sự kiện bi tráng 14/3/1988. Gắn trọn đời binh nghiệp với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, vị tướng Hải quân có trí tuệ mẫn tiệp với học hàm, học vị Phó Giáo sư – Tiến sĩ luôn đau đáu về việc củng cố và gia tăng sức mạnh vững chắc của quân dân Trường Sa và nhà giàn DK1 bằng nhiều nguồn lực, biện pháp.

Theo ông Thái, sau năm 1975, giữa cộng đồng NVNONN và trong nước có một khoảng cách trong nhận thức, hiểu biết về tình hình đất nước nói chung và vấn đề chủ quyền biển đảo nói riêng. Thậm chí, điều này cũng xảy ra trong nước. Ông nói: “Biển Đông là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới. Bản thân vấn đề đã khó, cho nên nhận thức của từng người dân về vấn đề biển đảo cũng khác nhau. Có người nhận thức đầy đủ, có người nhận thức phiến diện. Chính vì vậy, khi kiều bào ra Trường Sa, DK1 họ sẽ thấy được những năm qua đất nước đã làm được những gì trong vấn đề khẳng định chủ quyền, thực thi chủ quyền và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông”.

Một trong những kỷ niệm mà ông Thái nhớ nhất trong hành trình đưa kiều bào thăm Trường Sa là câu chuyện về cựu thiếu úy biệt động quân Nguyễn Ngọc Lập của chế độ Việt Nam Cộng hòa đang sinh sống tại Mỹ. Trong suốt chuyến đi ấy, ông Lập luôn mang theo mặc cảm hận thù. Thế nhưng một “biến cố” xảy ra đã khiến người này tâm phục, khẩu phục. Chuyện là gần cuối hành trình, ông Lập bị viêm cầu thận cấp, khi tàu về gần đảo Trường Sa thì một chiếc thủy phi cơ DHC-6 của Không quân Hải quân bay từ Cam Ranh ra làm nhiệm vụ. Ông Thái (khi đó là Đại tá, Phó Tham mưu trưởng Hải quân) đã báo cáo tình huống lên cấp trên và đề nghị cho ông Lập bay về đất liền chữa trị rồi sau đó bay tiếp vào TPHCM bằng máy bay dân dụng…

“Khi đoàn về tới TPHCM và gặp ông Lập ở đó, ông ấy đã nói với tôi: “Chúng tôi thua các ông là đúng rồi”. Và khi trở lại Mỹ, ông Lập có những phát ngôn vô cùng thuận lợi cho chúng ta trong việc đàm phán những chính sách. Nếu chúng ta cởi mở, chân thành, sẵn sàng chia sẻ với nhau thì sẽ hiểu nhau hơn, đồng tâm nhất trí thì mới làm được”, ông Thái hồi tưởng lại.

(Còn nữa)

Link bài gốc: https://tienphong.vn/to-quoc-nhin-tu-bien-chung-tay-bao-ve-son-ha-post1536848.tpo



Source link

Cùng chủ đề

Đảo Trường Sa tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp

Đảo Trường Sa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác thủy sản; các nội quy, quy định của đảo, âu tàu, Đồn biên phòng 394 Trường Sa cho ngư dân vào neo đậu.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc và Philippines tôn trọng chủ quyền ở Trường Sa

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Nguyễn Đức Thắng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan đến tình hình gần đây tại Biển Đông. Về đề nghị nêu quan điểm của Việt Nam về một số hoạt động của Trung Quốc và Philippines ở khu vực Sandy Cay, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng cho biết: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam...

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.

Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ngày 23/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt...

Vùng 4 Hải quân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ anh dũng hy sinh tại Trường Sa

Đúng ngày này 36 năm trước, tại khu vực quần đảo Trường Sa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đảo, sải biển của Tổ quốc thân yêu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Vụ nổ súng ở Khánh Hòa: Nghi phạm là con rể ‘hờ’ | Báo Gia Lai điện tử

Nghi phạm vụ nổ súng bắn người ở Khánh Hòa đang chung sống như vợ chồng với con gái của nạn nhân.

Đã mắt xem biểu diễn dù lượn trên biển Đà Nẵng | Báo Gia Lai điện tử

Giải dù lượn Đà Nẵng mở rộng với 120 vận động viên trong và ngoài nước tham gia, đã mang lại cho người dân, du khách khu vực biển Đà Nẵng những màn trình diễn đã mắt.

Bài đọc nhiều

Người hâm mộ "đội nắng" xếp hàng mua áo đấu của HAGL

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam (GLO)- Chiều 9-4, Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã mở bán áo đấu mẫu mới của đội bóng với giá khuyến mãi chưa bằng 1/3 giá gốc đã thu hút người hâm mộ Phố núi chen chúc xếp hàng để mua áo đấu được bán giới hạn. Theo dự kiến, HAGL sẽ bán khoảng 5.000 chiếc áo đến tay người hâm...

Gia Lai đứng thứ 3 toàn đoàn ở Giải Vô địch Karate Miền Trung-Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam (GLO)- Sáng 17-4, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Gia Lai cho biết, đoàn vận động viên (VĐV) Gia Lai thi đấu xuất sắc và đã giành 20 tấm huy chương tại Giải Vô địch Karate Miền Trung-Tây Nguyên lần thứ IX năm 2023. Giải được Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp cùng Sở...

Nợ công toàn cầu tăng phi mã | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)-Dưới tác động của một loạt thách thức chồng chéo, mức nợ của chính phủ tính theo tỷ trọng GDP tăng ở hơn 100 quốc gia đang phát triển. Ðể đạt mục tiêu phát triển bền vững, Liên hợp quốc kêu gọi thế giới cùng tìm ra các giải pháp đa phương mạnh mẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công mà các nước đang phát triển phải đối mặt.

Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai điều động cán bộ | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Ngày 17-5, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã trao các quyết định điều động cán bộ tại một số đơn vị trực thuộc.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/5 và ngày mai 19/5 | Báo Gia Lai điện tử

Cập nhật lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/5 và ngày mai 19/5: Lịch thi đấu Ngoại Hạng Anh, La Liga, Bundesliga, Serie A.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Họp báo Thường kỳ Quý III năm 2021

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quán triệt phương châm hành động năm 2021 của Chính phủ là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ...

Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. ...

Nhiều điểm mới trong Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu

Tại Họp báo thường kỳ được Bộ Công Thương tổ chức vào chiều 29/3, phóng viên các cơ quan báo chí quan tâm đến những điểm mới được nêu tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Theo bà Vũ Thuý Hiền, đối với cơ chế giá xăng dầu,...

Để mỗi phong trào thi đua thật sự trở thành động lực nâng cao tinh thần làm việc

Đó là phát biểu của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Khối trưởng Khối thi đua tại Hội nghị tổng kết hoạt động thi đua năm 2023 và triển khai...

Bệnh viện Quân y 175 tổ chức khám, phát thuốc chữa bệnh cho bà con nghèo tỉnh Phú Yên

Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng tỉnh Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2015), hưởng ứng chuỗi hoạt động kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 - 22/12/2024). Đồng thời, đây cũng là 1...

Mới nhất