Trang chủDestinationsGia LaiBài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử



Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật “ngủ yên” trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) ảnh 1

Tượng Phật A di đà-Bảo vật quốc gia tại chùa Dạm (Bắc Ninh) với phiên bản thu nhỏ bằng đồng dùng làm đồ thờ tự, trang trí, lưu niệm.

Đa dạng hình thức quảng bá

Bảo tàng Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều Bảo vật quốc gia. Dù chưa hoàn thiện khâu trưng bày, nhưng toàn bộ Bảo vật quốc gia được trưng bày, giới thiệu ở sảnh trung tâm. Ở giữa không gian là trống đồng Cổ Loa, chung quanh là các Bảo vật: Chuông đồng Thanh Mai, long đình gốm Bát Tràng, sưu tầm lưỡi cày đồng… Được trưng bày tại sảnh trung tâm nên bất kỳ khách tham quan nào đến Bảo tàng đều được chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia trước khi đến với các phần trưng bày, giới thiệu khác. Từ cuối năm 2022, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức chuyên đề giới thiệu Bảo vật quốc gia trên không gian số (https://bthn3d.maiatech.com.vn/). 24 hiện vật thuộc bốn nhóm Bảo vật quốc gia được chụp ảnh 3D, với nội dung phong phú, gồm phần giới thiệu tổng quát, các hình ảnh, clip, tư liệu liên quan. Đặc biệt nhất là phần tương tác 3D. Người xem có thể xoay từng hiện vật ở mọi góc độ để quan sát cũng như phóng to để xem từng chi tiết.

Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà chia sẻ: “Chúng ta đang bước vào thời đại số hóa, mọi người đều dễ dàng tiếp cận đủ loại thông tin thông qua các phương tiện của mình. Chúng tôi coi đây là một cơ hội không thể bỏ qua để quảng bá những giá trị Bảo vật quốc gia, qua đó, quảng bá văn hóa Việt Nam, văn hóa Thăng Long-Hà Nội”. Ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ 3D được nhiều đơn vị triển khai như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam… Người xem chỉ cần một máy tính hay thiết bị thông minh là có thể “tham quan”, khám phá các bảo vật.

Đây chỉ là một trong nhiều hình thức quảng bá Bảo vật quốc gia. Hội quán Di sản – tập hợp của một nhóm kiến trúc sư, nhà thiết kế tâm huyết với bảo tồn di sản đã có sáng kiến “thu nhỏ” một số bảo vật quốc gia Phật giáo, gồm tượng A-di-đà chùa Phật Tích, cột đá chùa Dạm (đều ở Bắc Ninh) để làm vật phẩm thờ cúng trong gia đình, đồ trang trí hay lưu niệm. Kiến trúc sư Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán Di sản cho biết: “Mỹ thuật Phật giáo thời Lý ở đẳng cấp rất cao. Nhưng không phải ai cũng biết điều đó. Với việc làm những phiên bản thu nhỏ, chúng tôi mong muốn đem nét đẹp văn hóa thời Lý, đem giá trị Bảo vật quốc gia gần gũi đến cộng đồng. Chúng tôi làm các phiên bản khác nhau, tùy điều kiện kinh tế mà ai cũng có thể “thỉnh” về, bằng các chất liệu bạc, đồng, composite. Việc tạo ra các phiên bản Bảo vật quốc gia không đơn thuần là “thu nhỏ”. Chúng tôi phải điều chỉnh tỷ lệ để khi trưng bày phiên bản thu nhỏ, các hiện vật vẫn tạo ấn tượng thẩm mỹ cao nhất”. Phương án tạo ra sản phẩm lưu niệm từ Bảo vật quốc gia được nhiều nhà khoa học ủng hộ bởi cách làm này đem lại giá trị kép giữa văn hóa và kinh tế. Ngoài Hội quán Di sản, một số đơn vị khác cũng triển khai cách làm tương tự. Song, không phải đơn vị nào cũng tạo ra sản phẩm có chất lượng mỹ thuật cao.

Năm 2023 cũng là lần đầu tiên trọn bộ Bảo vật quốc gia được đưa lên lịch, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thực hiện. Bộ lịch Bảo vật quốc gia giới thiệu hình ảnh, thông tin về 238 Bảo vật quốc gia (số Bảo vật được công nhận tính đến đầu năm 2022). Những người yêu mến di sản có thể chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia suốt 365 ngày trong năm. Các Bảo vật được giới thiệu một cách khéo léo cùng với các mốc thời gian trong năm. Từ đó, 365 ngày là mảnh ghép giúp tạo nên một bức tranh toàn cảnh về mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đây là cuốn bách khoa tổng hợp về các bảo vật quốc gia và người sở hữu có thể giữ lại từng tờ lịch để đưa vào bộ sưu tập theo chủ đề, nhờ vậy chúng không còn là “xác của thời gian” mà sẽ tiếp tục một đời sống khác.

Ngoài ra, còn nhiều hình thức quảng bá khác như: Đưa bảo vật lên tem thư, tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề…

Để bảo vật quốc gia không “ngủ yên”

Theo quy định của Luật Di sản Văn hóa, Bảo vật quốc gia cần được bảo quản theo một chế độ đặc biệt. Song thực tế, trong khi những Bảo vật quốc gia thuộc quyền quản lý của các cơ quan trung ương, các Bảo tàng, di tích lớn được quan tâm xây dựng chế độ bảo quản, phát huy giá trị tương xứng thì tại nhiều địa phương, nhiều Bảo vật quốc gia không những ít được biết đến mà còn chịu cảnh “phơi nắng, phơi sương” dẫn đến xuống cấp. Điển hình trong số này là cột đá chùa Dạm (Bắc Ninh). Cột đá chùa Dạm nằm trong quần thể Đại Lãm Tự, một đại danh thắng thời Lý, nay đã trở thành phế tích. Sau khi trở thành Bảo vật quốc gia, cột đá chùa Dạm vẫn chưa nhận được biện pháp bảo quản nào và thời gian tiếp tục phủ rêu phong, bào mòn hiện vật. Thậm chí, năm 2022, người dân tự ý gắn “dị vật” lên Bảo vật quốc gia này, với việc tạo một ban thờ vào phần chân đế cột đá. Cơ quan chức năng buộc phải vào cuộc để tháo dỡ. Những hiện vật nằm trong di tích có nhiều khách tham quan lại đối mặt với một vấn đề khác là sự tác động của con người. Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) thường xuyên đối mặt với nạn “xoa đầu rùa”. Trong khi đó bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ tại đền Quán Thánh thì bị người dân cầm tiền xoa đến nhẵn bóng bàn chân Đức Thánh trước khi xoa lên mặt…

Đối với những bảo vật quốc gia ngoài trời mà điều kiện không cho phép xây nhà để che mưa, che nắng, các nhà khoa học đề xuất cơ quan quản lý tham khảo việc bảo tồn Long sàng tại đền thờ Đinh Tiên Hoàng (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, ngành văn hóa tỉnh Ninh Bình đã quyết định phủ nano thay vì cho vào trong “lồng kính” hay xây mái che. Cách làm này giúp cho khách tham quan vẫn được tận mắt chiêm ngưỡng bảo vật mà không có thêm những hạng mục kiến trúc ảnh hưởng đến không gian của đền thờ. Ngoài những hiện vật bị phơi nắng, phơi sương, còn không ít hiện vật lại “ngủ quên” tại các bảo tàng, khu di tích do chưa được quan tâm đúng mức.

Để Bảo vật quốc gia được gìn giữ bền vững cho mai sau, được lan toả giá trị đến công chúng, các đơn vị, cá nhân phụ trách quản lý, hoặc sở hữu hiện vật cần xây dựng kế hoạch bảo quản, khai thác, phát huy giá trị ngay từ khi xây dựng hồ sơ công nhận Bảo vật quốc gia. Phó Giáo sư Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia chia sẻ: “Một khi đã xây dựng hồ sơ để Nhà nước công nhận hiện vật là Bảo vật quốc gia thì các đơn vị chủ quản phải có ý thức. Nhưng phần lớn là chạy theo danh hiệu, chỉ muốn có công nhận là Bảo vật quốc gia, còn trách nhiệm đi kèm theo quy định pháp luật thì chưa được chú ý thực hiện một cách nghiêm túc”. Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa của Bảo vật quốc gia, nếu không bảo quản, khai thác hợp lý, thì chúng ta đang có lỗi với cả quá khứ và tương lai.

Link bài gốc: https://nhandan.vn/bai-4-lan-toa-nhung-gia-tri-den-cong-dong-tiep-theo-va-het-post763169.html



Source link

Cùng chủ đề

Cấm xuất khẩu di vật, cổ vật

Chỉ quy định cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc giaCăn cứ các quy định và để đảm bảo phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, nhằm khuyến khích mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong nước để gia tăng giá trị...

Trưng bày tranh khắc gỗ đất nước Việt Nam trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn

Hoạt động được Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với PGS.TS Trang Thanh Hiền - Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cùng nhóm cộng sự tổ chức nhân chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024); đồng thời hưởng...

Có nên cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia?

Cấm thì không xin danh hiệu bảo vật quốc giaChuyên gia chính sách công Nguyễn Quang Đồng - viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) - đồng tình việc cấm kinh doanh bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước nhưng không nên cấm kinh doanh bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân....

Trưng bày 21 bảo vật quốc gia trong 7 tháng

21 bảo vật quốc gia ở TP Hải Phòng sẽ được trưng bày tại Bảo tàng thành phố để người dân tiếp cận, tham quan từ tháng 5 đến hết tháng 12. Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch TP Hải Phòng, cho biết 21 bảo vật cùng 300 cổ vật khác trong bộ sưu tập An Biên sẽ bắt đầu được trưng bày dịp Lễ hội hoa phượng đỏ diễn ra vào tháng 5.Lần đầu tiên cơ quan...

Đề xuất cấm dùng bảo vật quốc gia để kinh doanh

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng cho rằng quy định cấm kinh doanh giúp ngăn chặn nguy cơ mất mát, hủy hoại hoặc lợi dụng danh hiệu bảo vật quốc gia để trục lợi. Ngày 12/3, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).Điều 41 dự thảo nêu bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Vụ nổ súng ở Khánh Hòa: Nghi phạm là con rể ‘hờ’ | Báo Gia Lai điện tử

Nghi phạm vụ nổ súng bắn người ở Khánh Hòa đang chung sống như vợ chồng với con gái của nạn nhân.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Mới nhất

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất