Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTổng kết hơn 2 năm thực hiện dự án “Nâng cao năng...

Tổng kết hơn 2 năm thực hiện dự án “Nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong giáo dục đại học hướng tới thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa”

Chiều 28/2/2024, đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong giáo dục đại học hướng tới thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa” (EWL). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp trực tuyến bởi Trung tâm Nghiên cứu về Liêm chính Tài chính & Doanh nghiệp, Đại học Coventry, Vương quốc Anh.

Dự án “Nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong giáo dục đại học hướng tới thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa” (EWL), được tài trợ bởi Hội đồng Anh và sự chủ trì tham gia của các cơ sở giáo dục đại học, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội (chủ trì), Đại học Coventry (Anh), Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

Dự án nhằm nâng cao năng lực cho các nữ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam; từ đó thúc đẩy trao quyền cho các nữ lãnh đạo trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Các mục tiêu của Dự án đều hướng tới thực hiện các chiến lược chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Dự án chính thức khởi động từ tháng 1/2022, sau gần 3 năm đã tổ chức thành công một chuỗi hoạt động gồm: Hội thảo quốc tế, chương trình đối thoại, các khóa đào tạo và cấu phần E-learning (gồm 6 module) trên hệ thống LMS của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thông qua quá trình thực hiện dự án, một mạng lưới nữ lãnh đạo đã được phát triển, đặt nền móng cho sự hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong tương lai. Đặc biệt, đã thành lập mạng lưới hơn 600 nhà nghiên cứu, các nữ lãnh đạo trong và ngoài nước nhằm trao đổi các kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số.

Trong hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thu hút nhiều đại biểu tham dự là các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các trường đại học, giảng viên, nhà nghiên cứu của các nước: Anh, Úc, Malaysia, Indonesia… và Việt Nam.

PGS.TS Trần Thị Thanh Tú – Trưởng ban KHCN ĐHQGHN, Trưởng nhóm Dự án trình bày báo cáo Tổng quan tình hình và kết quả thực hiện dự án.

Trưởng nhóm dự án, PGS.TS Trần Thị Thanh Tú đánh giá, dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề giới và thách thức mà các nhà lãnh đạo nữ phải đối mặt; nâng cao kỹ năng số cho lãnh đạo nữ ở cơ sở giáo dục đại học trong quản lý trường đại học số; phát triển mạng lưới hỗ trợ để không ngừng hỗ trợ các lãnh đạo nữ đạt được bình đẳng giới tốt hơn…

Dự án là hoạt động thực tiễn góp phần thực hiện sứ mệnh của CLB Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: kết nối các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt giữa các nhà khoa học, nữ lãnh đạo ở Anh và khu vực ASEAN, thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực, vai trò của nữ lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục đại học của Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới.

Ông Phùng Danh Thắng, Phó Trưởng Ban điều hành CLB Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Phùng Danh Thắng, Phó Trưởng Ban điều hành CLB Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, khía cạnh then chốt làm nên thành công của dự án nằm ở việc thiết lập mạng lưới lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục đại học để tạo điều kiện trao đổi kiến ​​thức, chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm trong nghiên cứu và quản lý, hỗ trợ các lãnh đạo nữ trong các trường đại học nâng cao năng lực thích ứng tốt hơn với quá trình số hóa và toàn cầu hóa tại Việt Nam.

“Đây là hội thảo cuối cùng trong khuôn khổ dự án, nhưng tôi tin tưởng rằng, sự kiện ngày hôm nay sẽ mở ra những cơ hội, những kết nối vô cùng mạnh mẽ của mạng lưới các đối tác, các nhà khoa học về những chủ đề kế tiếp, hướng tới các nhà nữ lãnh đạo, các nhà khoa học nữ thích ứng và hội nhập mạnh mẽ hơn nữa với những biến đổi xã hội tác động mạnh mẽ đến giáo dục đại học Việt Nam trong tương lai”, ông Phùng Danh Thắng nhấn mạnh.

Các đại biểu tham gia hội thảo tại đầu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam kết nối với Đại học Coventry – Vương quốc Anh qua nền tảng trực tuyến.

Tại hội thảo, sau khi nhóm các nhà khoa học thực hiện dự án trình bày báo cáo Tổng quan tình hình và kết quả thực hiện dự án, các đại biểu tham dự: PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ Giáo dục & Đào tạo; Bà Donna McGowan – Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam đơn vị tài trợ dự án, Bà Trần Bình Minh – Phó Trưởng ban Nghiên cứu Kinh tế Ngành và Lĩnh vực, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; PGS.TS Đỗ Anh Tài – Nguyên Chủ tịch Hội Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên; PGS.TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, GS.TS Trần Xuân Tú – Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin – ĐHQGHN cũng đã phát biểu tham luận nghiên cứu, đánh giá, nhận xét, đóng góp về quá trình thực hiện cũng như kết quả dự án và chia sẻ kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của các cơ sở giáo dục đại học đóng góp vào kết quả tổng kết chung của nhóm các nhà khoa học thực hiện dự án“Nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong giáo dục đại học hướng tới thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa” (EWL).

ThS. Hoàng Bảo Ngọc, ĐPV chính Dự án điều hành hội thảo kết nối điểm cầu Hà Nội – Việt Nam trực tuyến với điểm cầu Coventry – Vương quốc Anh.

Bằng cách xây dựng nền tảng kỹ thuật số và cung cấp không gian ảo, dự án đã và đang tạo ra mạng lưới giữa các lãnh đạo nữ trong các trường đại học để tham gia và trao đổi kiến thức, ý tưởng. Hơn nữa, kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực số hóa và toàn cầu hóa sẽ được các giáo sư đến từ các lãnh đạo Anh, ASEAN và Việt Nam chia sẻ trong mạng lưới nhằm giúp các nữ lãnh đạo nâng cao năng lực thích ứng tốt hơn với quá trình số hóa và toàn cầu hóa tại Việt Nam.

Sau khi dự án kết thúc, các thành viên sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển của mình và nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sư, lãnh đạo tại Anh và Việt Nam để hoàn thiện và triển khai kế hoạch của mình tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu ở nơi công tác mà vẫn nhận được sự hỗ trợ từ mạng lưới thông qua các nền tảng số hóa mà nhóm dự án đã xây dựng kết nối qua quá trình triển khai dự án.

PV

Cùng chủ đề

Tập huấn về chuyển đổi số và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí

Tham dự hội nghị có 184 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, nhân viên, phóng viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Chi hội Nhà báo phóng viên thường trú, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn...

Chuyển đổi số phục vụ người dân

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là công việc mới, khó, nhạy cảm. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển.

Chờ đợi các giải pháp cụ thể

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2024: Chờ đợi các giải pháp cụ thểKhông có lấn cấn nào về sự tiên phong của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thực hiện chiến lược xanh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn gửi đi thông điệp rất trông đợi các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ từ Chính phủ. ...

Thanh niên nông thôn tiếp cận chuyển đổi số, học bán hàng trên TikTok

17/03/2024 | 17:37 TPO - Tuổi trẻ Đà Nẵng triển khai nhiều mô hình đồng hành cùng thanh niên nông thôn tiếp cận chuyển đổi số, khởi nghiệp, lập nghiệp trong ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" năm 2024. ...

Chuyên gia FPT Software: ‘Chuyển đổi số trong y tế là tất yếu’

Nhờ công nghệ, ngành chăm sóc sức khỏe toàn cầu có nhiều thay đổi, giảm áp lực cho hệ thống, theo Giám đốc Global Healthcare Center (thuộc FPT Software). Tiến bộ công nghệ hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, thay đổi ngành y tế toàn cầu. Trước xu hướng này, ông Chu Cảnh Chiêu - Giám đốc đơn vị Global Healthcare Center của FPT Software có buổi trò chuyện cùng VnExpress về cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến giờ phút chót, một số tay đua không thể tham dự giải đấu này. Hiện chỉ có 55 tay đua...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Mới nhất

Nhận diện: Bác bỏ các luận điệu xuyên tạc ổn định chính trị ở Việt Nam

Đất nước chúng ta vừa trải qua một tuần có những sự thay đổi to lớn trong bộ máy chính trị. Và việc xử lý cán bộ vi phạm, khuyết điểm vừa qua một lần nữa cho thấy quyết tâm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng. Nói đi đôi với làm, Đảng đang thực sự cho...

Tai nạn xe đầu kéo và ô tô tải trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn, giao thông ùn tắc

Chiều 24/3, Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị biết, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15h10 cùng ngày, tại Km35+935 tuyến cao tốc Cam Lộ - La...

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Trung Quốc cấm chip Intel và AMD trong cơ quan nhà nước

Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở...

Mới nhất