Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrung Quốc 'trỗi dậy' trên các bảng xếp hạng ĐH thế giới

Trung Quốc ‘trỗi dậy’ trên các bảng xếp hạng ĐH thế giới


Trung Quốc 'trỗi dậy' trên các bảng xếp hạng ĐH thế giới - Ảnh 1.

Sinh viên quốc tế học tập tại ĐH Trung Quốc

Thăng hạng học thuật

Tổ chức Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc) hôm 15.8 công bố bảng xếp hạng học thuật các ĐH thế giới năm 2023. Trong đó, ba vị trí đầu không thay đổi so với năm trước, lần lượt thuộc về các đại diện đến từ Mỹ là ĐH Harvard, ĐH Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts.

Trung Quốc đại lục là cái tên nổi bật khi chiếm tổng cộng 191 thứ hạng ở tốp 1.000, đánh dấu việc lần đầu vượt qua Mỹ (187 trường). Nhưng trong danh sách 100 tổ chức giáo dục tốt nhất, Mỹ vẫn dẫn đầu với 38 ĐH, theo sau là Trung Quốc đại lục với 10 đại diện. ĐH Thanh Hoa giữ vị trí cao nhất ở hạng 22 và đây cũng là ngôi trường có thứ hạng cao nhất tại châu Á.

Không chỉ ĐH Thanh Hoa, tất cả trường ĐH Trung Quốc đều tăng thứ hạng, trừ ĐH Khoa học và công nghệ Trung Quốc giảm 2 bậc, rơi xuống vị trí thứ 64. Ngoài ra, Trung Quốc đại lục còn ghi nhận có 35 trường ĐH lần đầu lọt tốp 1.000, và ĐH Trung Nam (hạng 95), ĐH Nam Kinh (hạng 96) lần đầu tiến vào danh sách 100 trường tốt nhất thế giới, theo tờ China Daily.

Trung Quốc 'trỗi dậy' trên các bảng xếp hạng ĐH thế giới - Ảnh 2.

Năm 2023 có 10 ĐH Trung Quốc lọt tốp 100 trường tốt nhất theo bảng xếp hạng học thuật các ĐH thế giới

Những thành tích trên phản ánh sự thăng hạng của Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục ĐH, trang University World News nhận xét. Cách đây 20 năm, khi bảng xếp hạng học thuật các ĐH thế giới lần đầu ra mắt, không có đại diện nào của quốc gia này lọt tốp 100 và chỉ 9 đơn vị nằm trong danh sách 1.000 trường tốt nhất.

Sự thăng hạng của Trung Quốc cũng là xu hướng chung trên các bảng xếp hạng ĐH toàn cầu uy tín. Chẳng hạn, bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024 của tổ chức QS (Anh) ghi nhận có 71 ĐH Trung Quốc trong danh sách 1.500 trường tốt nhất, tăng 20 ĐH so với năm 2021. Trong đó, có 5 đại diện thuộc tốp 100, dẫn đầu là những cái tên quen thuộc như ĐH Bắc Kinh (hạng 17), ĐH Thanh Hoa (25).

Còn trong bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2023 của tạp chí Times Higher Education (Anh), Trung Quốc có 95 cái tên xuất hiện trong danh sách 2.345 trường đứng đầu, với 7 đại diện vào tốp 100. Cách đây 12 năm, vào 2011, quốc gia này chỉ có 6 ĐH được xếp hạng trong danh sách 200 trường tốt nhất thế giới, với 3 đại diện trong tốp 100.

Lưu ý gì khi du học Trung Quốc?

Sự thăng hạng của các ĐH Trung Quốc cùng cơ hội làm việc rộng mở sau khi về nước là những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều du học sinh Việt chọn quốc gia này làm điểm đến, thay vì các thị trường truyền thống như Úc, Mỹ hay Canada, theo chuyên gia.

Trung Quốc 'trỗi dậy' trên các bảng xếp hạng ĐH thế giới - Ảnh 3.

Sự thăng hạng của các ĐH khiến Trung Quốc trở thành một trong những “điểm đến” phổ biến với du học sinh Việt

Cụ thể, thạc sĩ Nguyễn Duy Việt, Giám đốc Công ty TNHH Du học Hoa Ngữ (Hà Nội), khẳng định chưa bao giờ số học sinh Việt du học Trung Quốc cao như hiện tại. Đây là đúc kết sau khi anh Việt lắng nghe chia sẻ từ các đơn vị tư vấn du học lẫn trường ĐH Trung Quốc.

“Rất nhiều trường nói rằng phần lớn hồ sơ xin học bổng của họ đến từ Việt Nam. Có thể nói, đây là năm bùng nổ của du học Trung Quốc khi mức độ quan tâm lớn hơn cả thời điểm trước dịch”, anh Việt đánh giá.

Tuy nhiên, số du học sinh tăng mạnh cũng khiến quy trình tuyển sinh lẫn xét duyệt học bổng nghiêm ngặt, cạnh tranh hơn. Cụ thể, rất nhiều trường ĐH Trung Quốc năm nay yêu cầu ứng viên chứng minh tài chính và có chứng chỉ năng lực tiếng Trung (HSK), dù trước đây rất hiếm nơi yêu cầu. Với học bổng chính phủ Trung Quốc, có những trường bắt buộc thí sinh trải qua 3-4 vòng xét duyệt như phỏng vấn, làm bài kiểm tra đầu vào.

“Tuy còn khá nhiều trường sẵn sàng chấp nhận sinh viên quốc tế không có HSK, nhưng các bạn sẽ có ít lựa chọn về chuyên ngành hay khu vực. Vì thế, nếu có dự định du học Trung Quốc, các bạn nên sớm bắt đầu học tiếng Trung và đạt trình độ HSK4 trở lên”, anh Việt khuyên.

Trung Quốc 'trỗi dậy' trên các bảng xếp hạng ĐH thế giới - Ảnh 4.

Sinh viên quốc tế đón tết tại ĐH Trung Quốc

Cũng theo nam giám đốc, bên cạnh các chuyên ngành quen thuộc như Hán ngữ, Trung y, kinh tế, truyền thông…, du học sinh Việt gần đây dành nhiều quan tâm đến các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, kỹ thuật. “Bậc học phổ biến nhất là cử nhân, tuy nhiên các chương trình sau ĐH hoặc ngắn hạn như một năm tiếng, một kỳ tiếng, trại hè… cũng ngày càng thu hút”, anh Việt thông tin.

Chia sẻ thêm về thị trường lao động, chuyên gia du học cho rằng Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp đến từ các quốc gia, nền kinh tế nói tiếng Trung bên cạnh Trung Quốc như Đài Loan, Singapore, Malaysia…, với đa dạng lĩnh vực như xuất nhập khẩu, may mặc, điện tử. Ngoài ra, tiếng Trung ngày càng phổ biến cũng kéo theo cơ hội việc làm mở rộng ở những lĩnh vực như sư phạm, biên phiên dịch, du lịch.

“Cơ hội rất rộng mở cho các bạn du học sinh Việt chọn về nước. Song song đó, tuy Trung Quốc là đất nước tỉ dân với thị trường lao động lớn và cạnh tranh, nhưng các bạn có trình độ tốt vẫn còn cơ hội ở lại làm việc trong các ngành nghề như xuất nhập khẩu tại các công ty có đối tác Việt Nam, hay du lịch, giáo dục…”, thạc sĩ Việt nêu quan điểm.

Theo thống kê từ Đại sứ quán Trung Quốc, năm 2022 có 27.000 du học sinh Việt theo học tại các cơ sở giáo dục của quốc gia này. Con số trên tăng gấp đôi so với năm 2018 là hơn 11.000 người.



Source link

Cùng chủ đề

Du học sinh Việt không về nước sau khi học: Bộ trưởng Ngoại giao nêu lý do

Chiều 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao. Đặt câu hỏi tại phiên chất vấn, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực trạng không ít du học sinh, giảng viên các trường đại học trong nước được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài nhưng không về nước, làm ảnh hưởng đến các đối tượng khác...

Đường đến Google của cựu học sinh trường Ams

Giữa lúc thị trường việc làm công nghệ ở Mỹ khó khăn, Bùi Quang Huy, 23 tuổi, trúng tuyển vào Google nhờ tích lũy kinh nghiệm từ sớm. Huy chính thức gia nhập đội ngũ kỹ sư phần mềm, bộ phận Search Experience (trải nghiệm tìm kiếm cho người dùng) của Google, Mỹ, từ tháng 2. Đây là một trong những bộ phận nổi bật của Google, sở hữu thanh công cụ tìm kiếm đạt hơn 84 tỷ lượt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Cùng chuyên mục

Top 3 vị trí việc làm lương cao dành cho người biết tiếng Hàn

Bên cạnh nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào nước ta thì làn sóng văn hóa du nhập thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là lý do tiếng Hàn ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là gợi ý top 3 vị trí công việc lương cao dành cho người biết tiếng Hàn, bạn có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp.Hướng dẫn viên du...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Mới nhất

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung...

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì

(Dân trí) - Thế núi Ba Vì vững trãi, sừng sững như một điểm tựa của Hà Nội. Các đỉnh nhọn như mác, núi Ba Vì vừa có dáng hùng vĩ lại vừa có thảm thực vật xanh mướt quanh năm. Theo các nghiên cứu khoa học, dãy núi Ba Vì được tạo lập bởi sự xâm thực, chia cắt...

Ông Kim Jong-un kêu gọi sư đoàn thiết giáp Triều Tiên sẵn sàng chiến đấu

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát một đơn vị xe tăng ở tỉnh miền nam giáp Hàn Quốc và kêu gọi tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/3 thăm sư đoàn thiết giáp đầu tiên của nước này được thành lập năm 1948, có trụ sở tại tỉnh Hwanghae Bắc,...

Vì sao nhiều phụ huynh cho trường quốc tế vay hàng tỷ đồng không lãi?

Miễn học phí 12 năm - cao hơn mức lãi đầu tư bất động sản, vàng, trái phiếu - khiến phụ huynh sẵn sàng cho trường quốc tế vay 3-5 tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều phụ huynh chật vật đòi lại số tiền đã cho trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vay nhưng bất thành. Năm 2018,...

Mới nhất