Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức...

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức thành công phiên khai mạc cuộc gặp mặt luân phiên lần thứ 38 của SEAMEO SPAFA

Sáng ngày 12/9/2023, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-USSH) đã diễn ra phiên khai mạc và buổi nghị sự đầu tiên của cuộc gặp mặt luân phiên lần thứ 38 của tổ chức SEAMEO SPAFA – Trung tâm Đông Nam Á về Kiến thức Giáo dục và Nghệ thuật.

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có sự hiện diện của TS Nguyễn Thị Thanh Minh – Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế.

Về phía Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN có sự hiện diện của GS.TS Hoàng Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, PGS.TS Bùi Thành Nam – Phó Bí thư Đảng uỷ, Trưởng phòng Đào tạo, GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Nhân học, TS Nguyễn Minh Nguyệt – Phó phòng Hợp tác và Phát triển.

Đại biểu quốc tế có ông Khemchat Thepchai – Chủ tịch của Hội đồng Quản trị SPAFA, ông Jeremy R. Barns – Chủ tịch SEAMEO và bà Pintip Lamnirath – Thư kí của tổ chức SEAMEO. Cùng dự có các thành viên Ban điều phối hiện thời của SPAFA và đại diện của 10 quốc gia thành viên.

Cuộc họp diễn ra trực tiếp tại Hội trường VNU-USSH và trực tuyến trên nền tảng zoom

SEAMEO SPAFA được thành lập bởi Hội đồng các Bộ trưởng Bộ Giáo dục của 11 Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, với mục tiêu tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên và phát triển di sản văn hóa của khu vực thông qua giáo dục, nghiên cứu và dịch vụ chuyên môn. Việt Nam được Hội đồng SEAMEO công nhận là thành viên chính thức vào ngày 10/2/1992 và từ đó đến nay đã tham gia tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của tổ chức này.

Hàng năm, SEAMEO SPAFA tổ chức gặp mặt luân phiên tại các quốc gia thành viên để thảo luận về các sáng kiến gần đây, đánh giá kết quả các dự án hợp tác đang diễn ra và đề xuất kế hoạch hợp tác. Cuộc họp Hội đồng Quản trị lần thứ 38 (GBM) của SPAFA được tổ chức tại Hà Nội và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN vinh dự là đơn vị tổ chức buổi gặp mặt luân phiên năm 2023.

Phát biểu trong Lễ khai mạc, ông Khemchat Thepchai, Chủ tịch của Hội đồng Quản trị SPAFA gửi lời cảm ơn đến GS.TS Hoàng Anh Tuấn và Trường ĐHKHXH&NV đã chuẩn bị chu đáo cho sự kiện này, đồng thời dành cho đoàn sự đón tiếp rất nồng hậu.

Ông mong muốn rằng trong các cuộc thảo luận tại cuộc gặp lần thứ 38, Ban điều hành sẽ nhận được nhiều trao đổi cởi mở và mang tính xây dựng, đề xuất những ý tưởng mới cho hoạt động của SPAFA trong thời gian tới.

Bà Pintip Lamnirath – Thư kí SEAMEO đã nhấn mạnh ý nghĩa của những thành tựu SEAMEO SPAFA đã đạt được trong việc thúc đẩy khảo cổ học và mỹ thuật trong khu vực, từ đó giúp thế giới có thể hiểu sâu hơn về di sản văn hóa phong phú và đa dạng của Đông Nam Á, đồng thời góp phần bảo tồn chúng vì sự phát triển bền vững. Trong thời gian tới SEAMEO SPAFA sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đồng thời tập trung vào các vấn đề mới nổi như vấn đề toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, cùng với những mối quan tâm khác mà các nước thành viên đang phải đối mặt.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Thanh Minh đã gửi lời cảm ơn đến sự hỗ trợ, hợp tác của SEAMEO SPAFA với các trường đại học, tổ chức giáo dục và nghiên cứu tại Việt Nam trong thời gian qua, nhiều hoạt động nghiên cứu, đào tạo về nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ đã được triển khai rất hiệu quả mang lại nhiều giá trị thiết thực.

Cuộc họp thường niên của SEAMEO SPAFA là sự kiện quan trọng, và Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn toàn tin tưởng, yên tâm khi lựa chọn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN là đơn vị tổ chức sự kiện này. Mọi công tác chuẩn bị đã được Nhà trường thực hiện rất chu đáo, chuyên nghiệp.

PGS.TS Bùi Thành Nam – Trưởng phòng Đào tạo thay mặt trường ĐHKHXH&NV bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục từ các quốc gia Đông Nam Á, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã tin tưởng trao cho Nhà trường cơ hội quý báu này.

Trong phát biểu của mình, PGS.TS Bùi Thành Nam nhấn mạnh: những thành tựu của SEAMEO SPAFA về khảo cổ học, di sản và nghệ thuật đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong việc định hình cảnh quan trí tuệ và văn hóa của Đông Nam Á. SPAFA đã đóng vai trò là ngọn hải đăng cho các tổ chức học thuật trên toàn khu vực.

VNU-USSH có bề dày lịch sử với nền học thuật chân chính, là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng đội ngũ các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và những người có ảnh hưởng xã hội. Truyền thống đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn của Nhà trường luôn được các đối tác đánh giá cao.

“Cơ hội hợp tác với SEAMEO SPAFA là nền tảng quan trọng, không chỉ mở đường cho các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu học thuật độc đáo về những vấn đề văn hóa, lịch sử, nghệ thuật mà các quốc gia trong khu vực cùng quan tâm, mà còn giúp chúng tôi phát triển chương trình giảng dạy, mở rộng hoạt động trao đổi sinh viên và giảng viên.Chúng tôi cam kết sẽ đóng góp hết sức mình không chỉ cho sự thành công của sự kiện này mà còn cho sự hợp tác sâu rộng, mạnh mẽ và hiệu quả trong tương lai” – PGS.TS Bùi Thành Nam nhấn mạnh.

Sau phiên khai mạc, cuộc họp Hội đồng Quản trị của SPAFA lần thứ 38 (GBM) sẽ tiến hành các phiên trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất một số nội dung trọng tâm trong kế hoạch hoạt động của tổ chức vào năm 2024.

Trong khuôn khổ của phiên họp thường niên 2023 tại Việt Nam, đoàn công tác của Hội đồng Quản trị SEAMEO SPAFA sẽ tham quan các bảo tàng, di tích khảo cổ học, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở Hà Nội, như Bảo tàng Quốc hội, Văn Miếu Quốc tử giám, Hoàng Thành Thăng Long. Các đại biểu cũng dành thời gian để trải nghiệm văn hoá ẩm thực với những món ăn truyền thống của Việt Nam.

Chương trình nghị sự và kết quả của cuộc họp sẽ được USSH Media cập nhật trong các tin tiếp theo!

BTC

Cùng chủ đề

Sinh viên quốc tế háo hức đón Tết Việt

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục, ngày càng có nhiều du học sinh đến theo học tại các trường đại học ở TPHCM và nhiều trường khác trên cả nước. Những ngày cận tết, nhiều trường đại học đã lên kế hoạch tổ chức các chương trình, hoạt động vui xuân đón tết để du học sinh trải nghiệm và cảm nhận được hương vị, văn hóa ngày tết cổ truyền của Việt...

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội mở ngành Điện ảnh

Năm 2024, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, dự kiến mở ngành mới là Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng. "Trường dự kiến tuyển 50 sinh viên theo quy chế tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội, với các phương thức như năm học trước", ông Bùi Thành Nam, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết sáng 18/1.Theo ông Nam, trường mở ngành này nhằm đáp ứng...

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai”

Sáng ngày 03/11/2023, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-USSH) phối hợp với Trường Đại học Việt – Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực kỉ...

Bộ sách “Thời gian và nhân chứng”: Tập hồi ký của các nhà báo thế kỷ XX

Theo PGS. TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhân dịp kỷ niệm 98 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, nhằm tôn vinh các nhà báo đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp báo chí cách mạng, Nhà xuất...

Triển vọng nào cho Chiến lược Ấn Độ Dương

Vừa qua, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) đã phối hợp với Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (Đức) tổ chức Hội thảo khoa học "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU" nhằm đánh giá việc thực thi Chiến lược kể từ sau khi Chiến lược chính thức được công bố vào tháng 9/2021.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất