Trang chủNewsThời sựTừ cảm xúc đến hành động

Từ cảm xúc đến hành động


Tám giờ tối ngày 18/12, khi chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Nhật Bản trong cái lạnh 2 độ và những cơn gió hun hút thổi qua sân bay quốc tế Haneda, có những điều rất ấm lòng…

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản.  (Ảnh: Nhật Bắc)
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản. (Ảnh: Nhật Bắc)

Diễn ra trong bốn ngày với khoảng 40 hoạt động của lịch trình “không còn một khoảng trống”, chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và hoạt động song phương tại Nhật Bản từ ngày 15-18/12 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đạt những kết quả vừa mang tính chiến lược, dài hạn vừa rất cụ thể.

Dấu ấn Việt Nam

Trong các phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng luôn nhấn mạnh quan hệ với Nhật Bản là một trong những mối quan hệ thành công nhất của ASEAN. Theo Thủ tướng, “trước những cơn gió ngược, những thách thức chưa từng có tiền lệ, ASEAN và Nhật Bản càng cần củng cố đoàn kết, tăng cường hợp tác đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN – Nhật Bản trở thành hình mẫu nhân tố tích cực, đóng vai trò quan trọng cho môi trường hòa bình ổn định cùng phát triển và cùng thắng ở khu vực”.

Trên cơ sở tổng kết, đúc rút ba bài học sâu sắc trong chặng đường 50 năm qua, Thủ tướng đề xuất ba phương hướng lớn và bốn kết nối cụ thể, tăng cường hơn nữa phối hợp chiến lược ASEAN-Nhật Bản, cùng nhau thúc đẩy xây dựng cấu trúc khu vực mở dựa trên luật lệ với ASEAN đóng vai trò trung tâm.

Thủ tướng nhấn mạnh, “giờ đây, nhiệm vụ của chúng ta là cụ thể hóa quan hệ từ trái tim đến trái tim trở thành quan hệ từ hành động đến hành động và từ cảm xúc đến hiệu quả với các dự án, chương trình, kế hoạch hợp tác thiết thực cụ thể để khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN – Nhật Bản với nền tảng vững chắc như núi Phú Sĩ và cơ hội hợp tác rộng lớn như Biển Đông, thực sự đi vào cuộc sống”.

Có thể nói rằng, sự tham gia của Thủ tướng đã góp phần vào thành công chung của Hội nghị. Hai bên đạt nhất trí cao về các biện pháp hợp tác “đồng kiến tạo” kinh tế và xã hội tương lai, đẩy mạnh thương mại và đầu tư đi đôi với củng cố các chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi hơn cho hàng hóa xuất khẩu vào thị trường của nhau, thúc đẩy hơn nữa các lĩnh vực hợp tác mới nổi… Thủ tướng và lãnh đạo ASEAN đánh giá cao việc Nhật Bản công bố khoản hỗ trợ 40 tỷ Yen cho các chương trình giao lưu nhân dân trong 10 năm tới, 15 tỷ Yen cho chương trình trao đổi và nghiên cứu quốc tế chung và cam kết sẽ huy động 35 tỷ USD trong vòng năm năm tới từ các quỹ công – tư để thúc đẩy hợp tác kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu…

Đáng chú ý, hai bên thống nhất làm sâu sắc hơn nữa hợp tác chính trị – an ninh, tăng cường phối hợp trên các vấn đề quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu. Nhật Bản khẳng định ủng hộ nỗ lực của ASEAN triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Những đóng góp và kiến nghị cụ thể của Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã nhắm “đúng” và “trúng” nhu cầu của hợp tác ASEAN-Nhật Bản trong giai đoạn phát triển mới, được Hội nghị đánh giá cao, thể hiện trên nhiều nội dung trong “Tuyên bố Tầm nhìn” và “Kế hoạch triển khai Tuyên bố” được thông qua tại phiên bế mạc Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm ASEAN - Nhật Bản.  (Ảnh: Nhật Bắc)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm ASEAN – Nhật Bản. (Ảnh: Nhật Bắc)

Tạo sóng đầu tư mới

Trên bình diện song phương, đây là chuyến công tác đầu tiên đến Nhật Bản của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam diễn ra chỉ sau hai tuần từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Đây cũng là lần thứ hai trong năm, Thủ tướng đến đất nước Mặt trời mọc dự hội nghị quốc tế lớn. 30 cuộc gặp, làm việc giữa Thủ tướng với chính giới và giới kinh tế Nhật Bản diễn ra trong bầu không khí chân thành, tin cậy, thực chất và hiệu quả.

Tại các diễn đàn, buổi làm việc, Người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn đề nghị Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam “ưu đãi hơn, thủ tục đơn giản hơn, triển khai nhanh hơn”. Đề cập một số dự án hợp tác cụ thể còn tồn tại, vướng mắc giữa hai nước, Thủ tướng khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tích cực với các đối tác giải quyết dứt điểm, như việc tái cơ cấu dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, quyết tâm triển khai dự án khí Ô Môn lô B, sớm triển khai giải ngân khoản vốn vay thứ tư cho dự án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh đoạn Bến Thành – Suối Tiên…

“Tôi trông đợi hành động của các bạn”, Thủ tướng hối thúc các nhà đầu tư đến từ xứ sở Phù Tang đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào Việt Nam trong các ngành công nghệ mới, công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghệ môi trường… đặc biệt là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho rằng, có lẽ điều lớn nhất có thể cảm nhận được qua chuyến công tác lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là bầu không khí chân thành, tình cảm, tin cậy, thực chất và hiệu quả trong quan hệ hai nước. Đồng thời, chuyến công tác của Thủ tướng đã đạt nhiều kết quả thực chất, quan trọng, làm sâu sắc hơn nữa tin cậy chính trị, củng cố quan hệ cá nhân tốt đẹp với lãnh đạo chính giới của Nhật Bản, đồng thời là bước triển khai đầu tiên đối với việc cụ thể hóa khuôn khổ hợp tác mới.

Trong hợp tác kinh tế, thông qua các phát biểu, đề xuất của Thủ tướng, sẽ tạo cú hích mới, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, điện tử, thiết bị y tế, dệt may… Trong hội đàm và tiếp xúc, Thủ tướng và lãnh đạo các giới Nhật Bản đều khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản: Từ cảm xúc đến hành động
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Tokyo, ngày 16/12/2023. (Ảnh: Nhật Bắc)

Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nhật Bản với sự tham gia của gần 600 doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng thẳng thắn đề nghị doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam. Thủ tướng chứng kiến các Bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước trao đổi hơn 30 văn kiện hợp tác, trị giá gần 3 tỷ USD, ký kết ba dự án hợp tác ODA hơn 200 triệu USD, đưa tổng giá trị hợp tác ODA giữa hai nước trong năm 2023 đạt gần 800 triệu USD, cao nhất kể từ năm 2017.

Bên cạnh đó, chuyến công tác của Thủ tướng còn thúc đẩy liên kết nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân hai nước. Với tinh thần “từ cảm xúc đến hành động”, ngay khi đến Nhật Bản, Thủ tướng đã thăm tỉnh Gunma, nơi có đông đảo lao động Việt Nam, cùng Thống đốc tỉnh Gunma dự diễn đàn kinh tế tại đây. Thủ tướng đã tiếp Thống đốc năm tỉnh của Nhật Bản – những địa phương có quan hệ kinh tế mật thiết với Việt Nam nhằm thúc đẩy, khuyến khích địa phương hai nước tăng cường hợp tác không chỉ về đầu tư, thương mại, lao động mà còn đẩy mạnh thiết lập các cơ sở sản xuất của Nhật Bản tại các địa phương Việt Nam.

Trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo… thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ quan tâm cao đến các chính sách, nhu cầu của Việt Nam và cam kết mạnh mẽ về thúc đẩy đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực mới. Hơn một nửa số văn kiện ký kết giữa các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản thuộc các lĩnh vực hợp tác mới, trong đó có các dự án như xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, logistics, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot…

Đây có thể là bước khởi đầu cho một làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào các lĩnh vực mới tại Việt Nam trong tương lai gần.

Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản: Từ cảm xúc đến hành động
Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản, sáng 17/12, tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính ăn sáng làm việc với Thủ tướng CHDCND Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Manet. (Ảnh: Dương Giang)

Với gia đình ASEAN

Nhân dịp cùng dự Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet; tiếp xúc với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr., Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah và Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin.

Qua các cuộc gặp gỡ, Thủ tướng và các nhà lãnh đạo ASEAN tiếp tục trao đổi về những phương hướng thúc đẩy kết nối và hợp tác kinh tế, các chương trình hợp tác ba nước, bốn nước về du lịch… Thủ tướng Việt Nam và Singapore nhất trí mở rộng mạng lưới các khu công nghiệp VSIP sang các địa phương xa trung tâm của Việt Nam, khuyến khích chuyển đổi các khu VSIP truyền thống sang khu công nghiệp kết hợp năng lượng (VSEP) thông minh, xanh, phát thải carbon thấp…

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính và hai người đồng cấp Lào, Campuchia đã trao đổi về việc thiết lập cơ chế họp ba Thủ tướng nhằm hiện thực hóa các kết quả đạt được tại Cuộc gặp cấp cao Người đứng đầu ba đảng Campuchia-Lào-Việt Nam.

Với những kết quả đạt được thiết thực, hiệu quả và cụ thể, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính khép lại năm 2023, năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản thành công rực rỡ với khoảng 500 sự kiện được tổ chức tại cả hai nước. Đồng thời, đây là một trong những sự kiện đối ngoại cấp cao quan trọng cuối cùng của năm 2023, một năm sôi động và thành công của Ngoại giao Việt Nam, tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.





Nguồn

Cùng chủ đề

113.000 đại biểu dự Hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết 46, Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam

Đồng chí Lương Quốc Đoàn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự, chỉ đạo và trực tiếp quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết tại điểm cầu Trung ương...

Không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22 ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Theo đó, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Để tăng cường các biện pháp quản lý và phát triển thị...

Thủ tướng: Xử lý ngay chênh lệch giá vàng miếng trong nước với thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Trong thời gian qua, Thủ tướng đã có chỉ đạo về các giải pháp quản lý thị trường vàng, Chính phủ đã có Nghị quyết chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để kịp thời thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường...

Nguồn tiếp sức cho nhà báo, hội viên cống hiến sáng tạo

Tham dự Hội nghị có: nhà báo Lê Quốc Minh - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo...

Tận hưởng những giai điệu tuổi thơ trong Đêm nhạc Ghibli

Vừa qua, Đêm nhạc Ghibli - chương trình số 24 trong chuỗi hòa nhạc sân vườn đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Sáng 23/3, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu phát triển Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ...

Chặng đường mới cho Đắk Nông sau 20 năm tái lập tỉnh

Đắk Nông kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, lịch sử cách mạng của vùng đất và con người Đắk Nông, tạo sự phát triển hài hòa và bền vững.Đặc biệt là địa phương có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, tỉnh cần tập trung các nguồn lực...

Cùng chuyên mục

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do ông Hoàng Mạnh Tiến làm thuyền trưởng cùng 8 thuyền viên, có hành trình từ Hải Phòng đi Chu Lai,...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được phát hành nhằm tuyên truyền tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng Điện Biên Phủ...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Mới nhất

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội

DNVN - Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không "lỡ hẹn" thì các...

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi...

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu...

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định -...

Mới nhất