Trang chủNewsThời sựTừ Thanh Niên, Báo chí Cách mạng được khai sinh

Từ Thanh Niên, Báo chí Cách mạng được khai sinh


Chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành được một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện” – từ khẳng định ấy của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngày 21/6/1925, tờ báo mang tên Thanh Niên đã ra đời, mang trên mình sứ mệnh “làm cơ quan ngôn luận với nhiệm vụ tuyên truyền tập thể”. Và cũng chính từ Thanh Niên, nền Báo chí Cách mạng Việt Nam chính thức được khai sinh…

Từ nỗi đau “Có miệng không được nói, có tư tưởng không được giãi bày”

“…Có miệng không được nói, có tư tưởng không được giãi bày, đó là cái số kiếp của 25 triệu đồng bào ta. Lịch sử báo giới ta trải qua mấy chục năm nay, những người làm báo hoàn toàn là những người miệng câm, tai điếc. Họ là những người chính phủ Pháp đào tạo cho báo giới ta. Mỗi khi ta cầm đến ngòi bút, cầm đến tờ báo, không khỏi bầm gan tím dạ, thẹn ruột đau lòng!”. Đó là những lời mang đậm vẻ ca thán được nhà văn hóa, nhà sử học, nhà báo Trần Huy Liệu – một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu ở thế kỷ XX – viết ra để cáo biệt độc giả vào thời điểm Pháp Việt nhất gia – tờ báo mà ông là người sáng lập, từng góp phần vạch trần chủ trương “Pháp Việt đề huề” của Đảng lập hiến do Bùi Quang Chiêu làm lãnh tụ, bị đình bản năm 1927 và bản thân ông bị bắt tù 6 tháng tại khám lớn Sài Gòn với tội danh có chân trong tổ chức yêu nước.

tu thanh nien bao chi cach mang duoc khai sinh hinh 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập báo Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam.

“Cái cực khổ của người An Nam đã hết mức rồi! Không có dân nước nào mà khổ sở như vậy. Đồng bào ơi! Quyền tự do là trời cho mình. Người mà không được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, đập vỡ cái lồng Tây nó nhốt người mình đó. Đồng bào ơi! (Báo Thanh Niên số 63 ngày 3/10/1926).

Đúng như lời chủ bút Trần Huy Liệu, “lịch sử báo giới ta trải qua mấy chục năm nay”, từ trước tờ Pháp Việt nhất gia rất lâu, khoảng cuối thế kỷ 19, lịch sử báo chí nước nhà đã ghi nhận sự hiện diện của rất nhiều ấn phẩm báo chí xuất bản trên đất Việt Nam. Trong đó, giai đoạn trước 1881, báo chí ở Việt Nam có báo chữ tiếng Pháp như công báo Le Bulletin Officiel de l’Expédition de la Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo – BOEC) , Courrier de Saigon (Tin tức Sài Gòn) …, báo chữ Hán như Xã thôn công báo (Le Bulletin des Communes)… Nhưng phải đến tờ Gia Định báo (1865-1909), lịch sử báo chí mới ghi nhận đây là tờ báo chữ quốc ngữ (tiếng Việt) đầu tiên ở Nam Kỳ, cũng là đầu tiên của cả nước. Dù vậy, Gia Định báo thực chất là một cơ quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật do chính quyền thực dân Pháp lập ra ở thuộc địa Nam Kỳ, tham gia viết Gia Định báo toàn là công chức công tác phục vụ cho chính quyền thực dân Pháp.

Sau Gia Định báo, trong mấy thập niên cuối thế kỷ 19, thêm nhiều tờ báo xuất hiện nhưng những tờ báo xuất bản bằng tiếng Việt rất ít ỏi. Sang những năm 1920 của thế kỷ 20, báo chí bằng tiếng Việt có bước phát triển rõ rệt, cho dù số lượng báo tiếng Pháp xuất bản ở Việt Nam vẫn chiếm ưu thế. Theo nhiều tài liệu, Từ 1865 đến cuối năm 1918, có khoảng hơn 20 tờ báo tiếng Việt xuất bản trong cả nước, gồm các tờ như: Gia Định báo (1865-1910), Nhật trình Nam Kỳ (1883 – ?), Thông loại khóa trình (1888-1889), Đại Nam Đăng cổ tùng báo (1892-1907), Phan Yên báo (1898-1899), Nông cổ mín đàm (1901- 1924), Đại Việt tân báo (1905-1908), Nhật báo tỉnh (1905 -?), Lục tỉnh tân văn (1907-1944), Nam Kỳ địa phận (1908-1943), An Hà nhật báo (1917- 1933), Đông Dương tạp chí (1913-1919), Trung bắc tân văn (1913-1941), Công luận báo (1916-1939), Nam trung nhật báo (1917-1921), Nam Phong tạp chí (1917-1934), Nam Việt tế gia nhật báo (1917-1918), Đại Việt tập chí (1/1918-7/1918), Nữ Giới Chung (2/1918-7/1918), Quốc dân diễn đàn (10/1918-10/1919), Đèn nhà Nam (12/1918-1/1919)… Sau đó, những năm 1923-1926, có thể xem là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của báo chí Nam Kỳ với những tờ báo như Jeune Annam (An Nam trẻ), La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè), L’Indochine (Đông Dương), Pháp Việt nhất gia, Đông Pháp thời báo…

Điều dễ dàng ghi nhận nhất với báo chí Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, là dù vẫn còn nhiều tờ báo nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Ngu Ý là giai đoạn lệ thuộc (do người Pháp chủ trương) cũng đã dần xuất hiện những tờ báo dám cất lên tiếng nói phản kháng của một dân tộc bị áp bức, bị đô hộ, dám bộc lộ lập trường rõ ràng và táo bạo, dám tạo ra những cuộc đối đầu công khai với chế độ thực dân cho dù nhiều chủ bút liên tục bị chính quyền bắt bớ, nhiều tờ báo bị yêu cầu đình bản. Nổi bật trong đó là La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè) khi công khai tuyên ngôn trên mặt báo: La Cloche Fêlée tức quả chuông rè, nhạc cụ có âm thanh nghịch tai này sẽ luận chiến cho đến khi bị đập tan nát… Dẫu biết rằng có thể sẽ bị tống vào tù nhưng chúng tôi không hề e sợ… Với cương lĩnh rõ ràng, chúng tôi sẵn sàng sống chết với nó như đã từng và chấp nhận hy sinh mọi thứ cho tương lai… Cho dù, rốt cuộc, bởi sự đàn áp, chống phá quyết liệt của chính quyền thực dân, La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè) cũng phải chịu cảnh đình bản.

tu thanh nien bao chi cach mang duoc khai sinh hinh 2

“Thanh Niên” – tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam.

… Có miệng không được nói, có tư tưởng không được giãi bày” – lời cảm thán của ông Trần Huy Liệu là từ thực trạng ấy của báo chí Việt Nam thời kỳ đó. Và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, năm 1924, dù ở xa đất nước hàng vạn dặm, cũng đã phải thốt lên: “Giữa thế kỷ 20 này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi. Chính quyền Pháp quyết định, không một tờ báo tiếng An Nam được xuất bản nếu không được toàn quyền cho phép… Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở châu Âu và một số nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca ngợi công ơn của nền khai hóa ra ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Ðông Dương cũng có đến ba hay bốn tờ đấy”.

Sự cấp thiết phải có tờ báo cách mạng

Ngay từ khi còn hoạt động trên nước Pháp, với tinh thần: Cách mệnh muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mệnh… Đảng có vững cách mệnh mới thành công, Nguyễn Ái Quốc đã nỗ lực không ngừng xúc tiến công việc chuẩn bị về mọi mặt để thành lập một đảng cộng sản ở một xứ thuộc địa để có thể đảm nhận vị trí lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, Người cũng nhận diện rất rõ thời điểm những năm 20 của thế kỷ XX, chưa thể thành lập được Đảng Cộng sản ở Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân. Trước hết phải xây dựng những hạt nhân đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, và họ sẽ truyền bá những quan điểm, học thuyết Mác – Lênin vào Việt Nam, giúp quần chúng nhân dân đặc biệt là giai cấp công nhân Việt Nam hiểu được sứ mệnh và trách nhiệm lịch sử trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Từ quan điểm đó, tháng 6/1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc cùng với nhóm thanh niên “Cộng sản đoàn” quyết định thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để mở rộng tổ chức và chuẩn bị gây cơ sở trong nước. Cũng ngay thời điểm đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định, bước thực tiễn đầu tiên để tiến tới thành lập một tổ chức chính trị như mong muốn là cần phải thành lập ngay một tờ báo làm cơ quan ngôn luận với nhiệm vụ tuyên truyền tập thể, không có báo thì không thể chuyển tải được các chủ trương, quan điểm đến tận các tổ chức cơ sở, các hội viên, đặc biệt là trong điều kiện hoạt động bí mật và điều quan trọng hơn, tờ báo ấy – theo quan niệm của Lenin sẽ như một bộ phận của cái lò rèn khổng lồ thổi cho mỗi tia lửa của cuộc đấu tranh giai cấp và của sự phẫn nộ trong nhân dân bùng lên thành một đám cháy lớn.

Thanh Niên và sứ mệnh lịch sử

Và tờ báo lĩnh sứ mệnh lịch sử “thổi bùng sự phẫn nộ thành đám cháy lớn” ấy đã gọi tên Thanh Niên.

Ngày 21/6/1925, sau thời gian nỗ lực chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc, số báo đầu tiên của tuần báo Thanh Niên ra đời. Là cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc chọn tên tờ báo là Thanh Niên. “Trụ sở tòa soạn” là ngôi nhà số 13 (nay là số 248 – 250), đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Đây cũng là nơi thành lập và là trụ sở của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Báo phát hành vào ngày chủ nhật hàng tuần, khổ khoảng 18 x 24cm, có số 4 trang, số 2 trang, viết bằng bút sắt trên giấy sáp. Trên mặt báo có các mục: xã luận, bình luận, phụ nữ đàm, vấn đáp, thơ ca, phê bình, trả lời bạn đọc… Báo Thanh Niên thời gian đầu ra một tuần một kỳ trên 100 bản. Về sau, do gặp nhiều khó khăn nên số sau cách số trước từ 3 đến 5 tuần. Măng sét của báo viết hai chữ Thanh niên bằng Hán văn và Việt văn. Số mỗi tờ báo viết trong ngôi sao năm cánh.

tu thanh nien bao chi cach mang duoc khai sinh hinh 3

Căn nhà số 13 (nay là 248 – 250) đường Văn Minh, Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh).

“Cách mệnh là sự biến đổi xấu thành tốt, đó là căn nguyên của mọi hoạt động, nhờ đó mà một dân tộc bị áp bức được giải phóng, trở nên giàu mạnh. Lịch sử các nước đã dạy chúng ta rằng chỉ bằng con đường cách mệnh thì mới có thể tiến tới hình thành được một chính thể có nền giáo dục, công nghiệp, tổ chức phục vụ xã hội tốt đẹp hơn” (Báo Thanh Niên số 2 ngày 28/6/1925).

Nội dung chính trị cơ bản của Báo Thanh Niên là: Vạch rõ mâu thuẫn giữa dân tộc ta và các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc là không thể điều hoà được; Khẳng định con đường của cách mạng Việt Nam; Lực lượng cách mạng là toàn dân, lấy công nông làm nền tảng; Người cách mạng phải hy sinh vì sự nghiệp và phải có phương pháp cách mạng đúng; Cần có Đảng Cộng sản lãnh đạo và tổ chức quần chúng cách mạng; Cách mạng Việt Nam đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga mới giành thắng lợi. Trên các số báo, hầu hết các bài đều có mục đích khơi sâu lòng căm thù quân cướp nước, kích thích tinh thần độc lập dân tộc và lòng ái quốc để cổ vũ nhân dân nổi dậy làm cách mạng.

Không chỉ là người sáng lập, Nguyễn Ái Quốc còn là cây bút chủ lực của tờ Thanh Niên, viết rất nhiều tin bài cho tờ báo. Người vẽ cả tranh phê bình, châm biếm cho tờ báo. Trên báo người ta thấy nhiều bút danh khác nhau của Nguyễn Ái Quốc: Hạ Sĩ, Đội trưởng, Hương Mộng, HT, HL… Ngoài Nguyễn Ái Quốc còn có các cộng sự tích cực là các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Trương Vân Lĩnh… Các tác giả bài viết và những người thực hiện tờ báo đều cố gắng sử dụng những từ ngữ giản dị, quen thuộc, dễ hiểu nhất có thể để chuyển tải trọn vẹn thông tin tới bạn đọc.

Chỉ từ ba đến năm tuần sau khi ấn hành, Báo Thanh Biên được chuyển đến Hồng Kông (Trung Quốc), Thượng Hải để từ đó chuyển về nước bằng hệ thống giao liên bí mật trên các tuyến tàu thủy. Công việc chuyển báo do các thủy thủ người Việt yêu nước đảm nhận. Báo được bí mật đưa về lưu hành trong các chi bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, trong những người có cảm tình với Hội, trong các cơ sở cách mạng của Việt kiều ở Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. Ở Việt Nam, các số báo Thanh Niên được các cơ sở cách mạng chép tay thành nhiều bản rồi chuyền tay nhau cho các đồng chí của mình đọc và truyền đạt tới nhân dân. Tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội ở trong nước còn dùng tờ báo để vận động, tuyên truyền, giác ngộ và huấn luyện kết nạp hội viên.

Cần phải nói ngay rằng tờ báo của Nguyễn Ái Quốc được tất cả đảng viên ở nước ngoài, ở trong nước và đông đảo người cảm tình đọc, những người đọc này chẳng những tự mình đọc báo Thanh Niên mà còn chép đi chép lại nhiều lần để cho người khác đọc” – Chánh mật thám Pháp tại Đông Dương Louis Marty nhận xét. Cũng chính Louis Marty, trong báo cáo gửi Bộ Thuộc địa Pháp đã nhận xét: Người chủ tờ báo này tỏ ra hết sức khôn ngoan, suốt 60 số đầu, không hề để lộ tính cách Mácxít của tờ báo mình, chỉ nói chuyện yêu nước, dân tộc và lòng căm thù chế độ thuộc địa của chúng ta, để rồi từ số 61 (ngày 18/12/1926), ông ta dẫn bạn đọc đến kết luận: muốn giành được độc lập, không có con đường nào khác là theo Lê-nin và Quốc tế III, lập Đảng Cộng sản…

Báo Thanh Niên được xuất bản đều đặn được 88 số (kỳ) cho đến tháng 4/1927 khi tình hình cách mạng Trung Quốc có nhiều biến chuyển bất lợi, những hoạt động cách mạng của Việt Nam trên đất Trung Quốc phải chuyển vào bí mật. Nguyễn Ái Quốc buộc phải rời khỏi Quảng Châu đến Vũ Hán rồi đi Liên Xô. Khi Tổng bộ Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí hội chuyển đến Hồng Kông, Báo Thanh Niên tiếp tục xuất bản ở đây, nhưng khoảng cách thời gian giữa các kỳ không đều và lưu hành cũng bí mật hơn vì bị mật thám Pháp theo dõi cùng sự trấn áp gắt gao của chính quyền sở tại. Các kỳ báo cuối cùng không được in trên giấy sáp mà xuất bản dưới hình thức những trang đánh máy. Cho đến cuối năm 1929, Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ngừng hoạt động, báo cũng ngừng xuất bản.

Hiện nay, di tích ngôi nhà số 13 (nay là số 248 – 250), đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc – nơi ra đời số báo Thanh niên đầu tiên rất được coi trọng, quan tâm, đầu tư, cải tạo nhiều lần. Từ năm 1971, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ địa chỉ này làm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích thuộc quyền quản lý của Bảo tàng Cách mạng Quảng Đông.

Với tổng cộng khoảng 200 kỳ báo đã được xuất bản, so với các báo công khai khác của Đảng trong thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 – 1939): Dân chúng ra được 80 số, Báo Lao động ra được 30 số, Báo Tiền phong chỉ ra được 8 số, báo Thanh Niên xuất bản được nhiều số nhất. Báo Thanh Niên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử: trở thành kim chỉ nam cho những thanh niên Việt Nam yêu nước thời kỳ này, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, chuẩn bị về tư tưởng, lý luận và tổ chức cho sự ra đời của các nhóm cộng sản vào cuối năm 1929 và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Như Nguyễn Ái Quốc với bút danh “Diệu Hương” đã viết trong bài thơ in ở Báo Thanh Niên số 64: “Đã làm cách mạng chớ lôi thôi/Cách mạng thì ta cách đến nơi/ Trước phải giành quyền cho cả nước,/Sau ra cách mạng cả bầu trời”.

Và hơn thế nữa, sau Báo Thanh Niên mở đường, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lập ra báo Kông Nông (1926), báo Lính Kách Mệnh (1927), chính thức khơi dòng chảy của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nói, tờ báo Thanh Niên đã mở ra một dòng báo chí mới – Báo chí Cách mạng Việt Nam – là vì lẽ đó.

Hà Anh





Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa sôi nổi các hoạt động tháng Thanh niên

(HQ Online) - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hải quan Thanh Hóa: Dầu thô chiếm hơn 82% tổng nguồn thu ngân sách Hải...

Nhiều du khách thích thú xem biểu diễn đường phố

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động thanh niên năm 2024, Lễ hội Thanh niên (Youth Fest) lần 4 năm 2024 diễn ra từ ngày 22/3/2024 đến ngày 24/3/2024, tại khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé (quận 1) đã khai mạc thành công, thu hút nhiều sự chú của người dân và du khách. Hoạt động nhằm chào mừng Kỷ niệm...

Nhiều công trình, sáng kiến được trao Giải thưởng Hồ Hảo Hớn: Hòa nhịp hơi thở cuộc sống

Hàng chục sân chơi cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa được hình thành từ vật liệu sau sản xuất; Ứng dụng chuyển đổi số vào việc học tập các bài lý luận chính trị cho đoàn viên và thanh niên; Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh với thanh thiếu nhi được thực hiện từ năm 1999 đến nay; hay chương trình “Chuyến xe mùa xuân” đưa hàng chục ngàn...

Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chỉ trong khoảng thời gian gần 2 ngày (15 và 16/3), dưới sự điều hành, chia sẻ của các lãnh đạo báo chí, các nhà báo, chuyên gia truyền thông nổi tiếng, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo… Các phiên họp với nhiều ý kiến trao đổi đã mang...

Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Vinh danh những thành tựu to lớn, tinh thần cống hiến mạnh mẽ Hội Báo Toàn quốc lần thứ 7 năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Tiên phong, Đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” lần đầu tiên được Hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 phim được chiếu tại Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3. Liên hoan phim năm nay có chủ đề "Sự đa dạng và sức sống của Cộng đồng Pháp...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi một nhóm nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn. "Tôi vừa định bước vào trong thì tiếng...

Bài văn khấn ngày rằm tháng 2 năm Giáp Thìn đầy đủ và chi tiết nhất

Theo quan niệm dân gian, ngày rằm hay còn được biết đến là ngày Vọng - là thời điểm mặt trăng và mặt trời đạt đến hai cực xa nhất, tạo ra sự đối xứng. Do đó, đây là lúc mặt trăng và mặt trời có thể nhìn thấy lẫn...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Hai ngày để sửa cầu ở Cần Thơ bị lìa nhịp do va chạm với sà lan chở đá

Chiều 24/3, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thành...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất là 84,51. Smoky Mountains lưu ý rằng đối với những người đi du lịch một mình, cảm giác an toàn có...

Mới nhất

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải....

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Bình Định hướng tới “làm thương hiệu” từ các giải đấu thể thao quốc tế

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định khẳng định tỉnh sẽ nỗ lực "làm thương hiệu" bằng việc tổ chức các giải thể thao quốc tế, tiếp sau các giải đua môtô nước và thuyền máy F1 tại Quy Nhơn năm nay.Bùng nổ cảm xúc với Giải đua môtô nước Aquabike World Championship tại Bình ĐịnhPhát...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các...

Có một đời sống nhức buốt trong tranh của họa sĩ trẻ

Nhưng cuộc sống hôm nay dẫu nhiều mệt mỏi, vẫn còn đó những khoảng dịu dàng bé nhỏ. Những mảnh dịu dàng ấy cũng được một số họa sĩ trẻ nâng niu vẽ ra. Như khoảnh khắc cúi xuống...

Mới nhất