Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVì một Hà Nội phát triển xứng tầm, bền vững

Vì một Hà Nội phát triển xứng tầm, bền vững



Baoquocte.vn. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch có tầm bao quát lớn, tích hợp đồng bộ các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn toàn thành phố, gắn với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng.

Lập quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
UBND TP. Hà Nội triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Nguồn: UBND TP. Hà Nội)

Ðiều chỉnh để Thủ đô phát triển xứng tầm

Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 5/5/2022 đặt ra mục tiêu: Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực; đến năm 2045, Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển… Để thực hiện mục tiêu này, việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể Thủ đô là rất cần thiết.

Sau 10 năm thực hiện Quy hoạch Thủ đô năm 1998, Hà Nội một lần nữa trở nên chật chội. Để mở ra cơ hội phát triển và giải quyết những vướng mắc, ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, cụ thể là sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vào thành phố Hà Nội, nâng diện tích Thủ đô lên 3.344km2. Việc này đặt ra yêu cầu phải có quy hoạch mới.

Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050”. Mục đích của quy hoạch là xây dựng Hà Nội là thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại và Bền vững”. Các chuyên gia đã đánh giá “quy hoạch có những đột phá, đó là phát triển các đô thị vệ tinh”.

Hà Nội ngày nay hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được nhiều giá trị truyền thống. Phố cổ, phố cũ và phố mới hòa vào nhau, xuất hiện thêm nhiều công trình có kiến trúc hiện đại. Trục đường Nội Bài – cầu Nhật Tân nối trung tâm Thủ đô với cửa ngõ phía Bắc. Khu vực phía Đông (bờ tả sông Hồng) được đô thị hóa mạnh với quy mô, cảnh quan như các quốc gia phát triển. Nhưng trong quá trình thực hiện, Đồ án quy hoạch được phê duyệt năm 2011 còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Trong đó, nhiều tiềm năng, lợi thế của Thủ đô vẫn chưa được khai thác, phát huy đầy đủ. Phát triển đô thị chưa toàn diện, thiếu đồng bộ; nhiều dự án lớn chậm được triển khai, gây lãng phí nguồn lực; việc quy hoạch xây dựng các đô thị vệ tinh không đạt kế hoạch… Để hóa giải những hạn chế này, ngày 25/5/2021, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 129/KH-UBND nhằm triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể “Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050”.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận định: “Việc nghiên cứu, điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô để phù hợp với tình hình thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trước mắt và lâu dài là rất cần thiết”.

Đáp ứng mục tiêu phát triển đô thị bền vững

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, UBND Thành phố sẽ khẩn trương triển khai các bước tiếp theo như lựa chọn tư vấn; thành lập nhóm chuyên gia, nhà khoa học phản biện, nghiên cứu sâu các động lực phát triển cho Thủ đô. Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng; thu thập, chuẩn hóa số liệu… Đặc biệt, quá trình nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch được triển khai song song, tích hợp liên thông với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng.

Chia sẻ góc nhìn của mình, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, việc rà soát, đánh giá lại Quy hoạch chung là việc hết sức cần thiết đối với Hà Nội. Để từ đó đưa ra dự báo chiến lược về ngành, kinh tế – xã hội, vừa là định hướng cho quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, vừa làm nền tảng tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tuy nhiên, ngoài định hướng, chương trình mục tiêu, cần có tư vấn tốt để có chất lượng quy hoạch tốt, xây dựng ý tưởng quy hoạch, khai thác triệt để về tài nguyên thiên nhiên, con người cũng như các nguồn lực khác, giúp xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm. Nhiệm vụ quy hoạch lần này cũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu định hướng quy mô dân số vì trong những năm gần đây, việc quản lý, kiểm soát dân số tại đô thị trung tâm và giãn dân khu vực nội đô gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hạ tầng đô thị bị quá tải, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, tình trạng khói bụi, không khí ô nhiễm… Với tốc độ gia tăng nhanh ngoài dự báo, việc định hướng dân số trong các giai đoạn sau này cũng là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi thành phố có sự quản lý chặt chẽ.

Ông Trần Ngọc Chính đánh giá, UBND thành phố Hà Nội lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch có tầm bao quát lớn, tích hợp đồng bộ các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn toàn thành phố, gắn với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng.

“Do đó, việc lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội bảo đảm sự đồng thời, đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cũng như các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch Thủ đô đang nghiên cứu”, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh.

Với những yêu cầu thực tiễn nêu trên, việc UBND thành phố Hà Nội giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 là cần thiết và cấp bách.

Bày tỏ quan điểm của mình, ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, những điểm mới như tầm nhìn quy hoạch, chỉ tiêu dân số, mô hình thành phố trong Thủ đô là những định hướng lớn, phức tạp tác động nhiều đến điều chỉnh quy hoạch lần này. Do đó, thành phố cần tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu để đưa ra những dự báo, bảo đảm đồ án quy hoạch điều chỉnh có chất lượng và tính khả thi cao.

Lập quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050: Vì một Hà Nội phát triển xứng tầm, bền vững
Thủ đô Hà Nội được định hướng trở thành thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. (Nguồn: Hanoimoi)

Cơ hội và thách thức lớn với Hà Nội

Thủ đô Hà Nội với vai trò và vị thế là trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… nên mỗi lần lập hoặc điều chỉnh quy hoạch là một dấu mốc phát triển quan trọng của Thủ đô. Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với nhiều yêu cầu mới luôn song hành cả cơ hội lẫn thách thức rất lớn với Hà Nội.

Trong thực tiễn giai đoạn từ năm 2011 đến nay, một số quy định pháp luật liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như Luật Xây dựng 2014, Luật Quy hoạch 2017 cùng những điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cấp quốc gia, cấp vùng và phát triển đô thị, nông thôn đã ảnh hưởng tới tính chất, chức năng, định hướng phát triển Thủ đô. Đặc biệt, hàng loạt các nghị quyết của Bộ Chính trị ban hành gần đây cùng các quy hoạch ngành quốc gia… đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với quy hoạch và phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội cần phải xem xét rà soát điều chỉnh cho phù hợp.

Bám sát và cụ thể hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị có liên quan đến phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội; các luật, nghị định, thông tư liên quan đến quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị, các quyết định phê duyệt quy hoạch cấp trên có liên quan, Hà Nội đã có đầy đủ cơ sở thực tiễn và pháp lý để thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch 1259).

Thủ đô Hà Nội được định hướng trở thành thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế; có môi trường sống, làm việc tốt, sinh hoạt giải trí chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi. Mô hình phát triển chùm đô thị được đưa ra gồm 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái, thị trấn và vùng nông thôn; được kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và quốc gia.

Đặc biệt, Hà Nội có cơ sở pháp lý điều chỉnh quy hoạch khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TƯ về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững, có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, phát triển hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử, với phát triển kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh theo hướng liên kết vùng, quốc gia, quốc tế.

Đưa ra khuyến nghị, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho hay: “Từ những hạn chế được nhìn nhận, trong đợt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội lần này, ngoài việc xem xét các yếu tố mới, phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch, việc nghiên cứu quy hoạch có tính khả thi, phù hợp với xu thế phát triển chung, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế đô thị cũng cần được các cấp, ngành xây dựng cơ chế, hoàn thiện quy trình, tránh vướng mắc ngay từ khâu lập quy hoạch”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

TPO - Chớm hè, cây gạo cổ thụ trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở hoa rực rỡ, tạo vẻ đẹp linh thiêng trong không gian ngôi cổ tự nghìn năm tuổi. Tháng 3 về, cây gạo cổ thụ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) lại bắt đầu nở hoa, đỏ rực trong không gian ngôi cổ tự đã nghìn năm tuổi. Hoa gạo nở phủ kín sân chùa Cả, soi bóng hồ Long Trì. Hoa...

Taxi tông bay hai người chờ đèn đỏ

Taxi lao nhanh, tông trúng xe máy chở hai người đang chờ đèn đỏ ở ngã tư Ngô Gia Tự - Đặng Vũ Hỷ, quận Long Biên, tối 22/3. Khoảng 23h10, taxi chạy từ dốc đường tàu theo hướng về Đặng Vũ Hỷ. Trước khi vượt qua ôtô dừng đỗ bên lề đường, taxi đâm trúng xe máy chở đôi nam nữ đang chờ đèn đỏ ở ngã tư Ngô Gia Tự - Đặng Vũ Hỷ - Nguyễn Cao...

Hơn 3.000 người tập diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-Hàng nghìn người thuộc nhiều đơn vị quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 22/3. Buổi diễn tập tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 với hơn 3.000 người, thuộc nhiều lực lượng quân đội như Khối nữ Quân nhạc, khối sĩ quan Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Bài đọc nhiều

Người đàn ông có 4 quả thận

Hà NộiBệnh nhân 35 tuổi đi khám sỏi thận do đau dữ dội vùng thắt lưng, bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể của anh, được coi là hiếm gặp. Ngày 22/3, TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết người bệnh nhập viện khi đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả kiểm tra phát hiện...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Cùng chuyên mục

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Trời nắng nóng, trẻ em miền Tây vào viện nhiều hơn

Các bệnh thường gặp thời điểm nắng nóngTại khoa khám Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, hiện nay mỗi ngày khu khám tiếp nhận khoảng 1.600 - 1.900 lượt bệnh nhân đến khám. Trong đó khoảng 700 trường hợp liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp (chiếm tỉ lệ 40 - 45% lượng bệnh khám), nhiễm khuẩn đường ruột khoảng 200 trường...

Dưới 35 tuổi có nên chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú?

Tôi 32 tuổi, đi khám phát hiện u ở ngực, siêu âm kết quả BIRADS 2, lành tính. Tôi có nên chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú? (Ngọc Duyên, Đăk Lăk) Trả lời:Chụp nhũ ảnh là kỹ thuật sử dụng tia X để khảo sát ngực nhằm tầm soát hoặc chẩn đoán ung thư vú, có giá trị tầm soát ung thư vú không triệu chứng. Phương tiện này giúp phát hiện các dấu hiệu mà...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất