Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao các trường ĐH 'đua' xếp hạng?

Vì sao các trường ĐH ‘đua’ xếp hạng?


“ĐUA” GẮN SAO, XẾP HẠNG

Hồi tháng 9, THE của Anh, một trong 3 tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, công bố bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024. Theo đó, VN có 6 đại diện được xếp hạng gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Trong số này, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601 – 800 trong tổng số 1.900 ĐH của thế giới và dẫn đầu các trường ĐH VN, còn ĐH Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1.201 – 1.500. Trước đó, tại bảng xếp hạng này năm 2023, Trường Duy Tân và Trường Tôn Đức Thắng cũng dẫn đầu ở vị trí 401 – 500, ĐH Quốc gia Hà Nội ở nhóm 1.001 – 1.200. ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Huế xếp thứ 1.501+ cả trong hai năm 2023 và 2024.

Nhiều trường ĐH VN trong các bảng xếp hạng 

Vào tháng 7, Phòng Thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) cũng công bố bảng xếp hạng Webometrics lần thứ 2 năm 2023. VN có 186 trường tham gia thì có 5 đơn vị dẫn đầu gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và ĐH Bách khoa Hà Nội.

Gần đây nhất, ngày 8.11, VN cũng có 15 đại diện lọt vào bảng xếp hạng ĐH châu Á năm 2024 của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS, Anh), với tổng số 857 trường. Trong đó, Trường ĐH Duy Tân thứ 115, Trường ĐH Tôn Đức Thắng hạng 138, tiếp đến là ĐH Quốc gia Hà Nội hạng 187 và ĐH Quốc gia TP.HCM hạng 220. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nằm trong nhóm 291 – 300, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Giao thông vận tải và Trường ĐH Văn Lang lần lượt nằm trong các nhóm 401 – 450, 651 – 700 và 701 – 750, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội rơi vào nhóm 801+.

Ngoài ra, nhiều trường ĐH VN còn tham gia bảng xếp hạng các viện nghiên cứu, các trường ĐH trên thế giới do SCImago Institutions Rankings thực hiện và thứ hạng cao thuộc về các trường ĐH như Duy Tân, Tôn Đức Thắng, Quốc gia Hà Nội, Y Dược TP.HCM, Nguyễn Tất Thành…

Ngoài việc tham gia các bảng xếp hạng, nhiều trường ĐH còn được gắn sao bởi tổ chức QS, chứng nhận có giá trị trong 3 năm. Theo đó, QS Stars sẽ xếp hạng tổng thể từ 0 – 5 sao trở lên ở các tiêu chí gồm giảng dạy, tỷ lệ sinh viên có việc làm, quốc tế hóa, phát triển học thuật, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trách nhiệm xã hội và phát triển toàn diện. Việc đánh giá gắn sao hoàn toàn dựa vào hồ sơ, số liệu do các trường gửi tổ chức này.

Đến nay có hàng chục trường ĐH được QS Stars gắn sao như Tôn Đức Thắng, FPT, Công nghiệp TP.HCM, Hoa Sen, Kinh tế – Tài chính TP.HCM, Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Tất Thành, Anh quốc VN, Bà Rịa-Vũng Tàu… Trong đó chủ yếu 4 sao, riêng ĐH Anh quốc VN 5 sao.

Vì sao các trường ĐH 'đua' xếp hạng? - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, việc có tên trong bảng xếp hạng sẽ nâng cao thương hiệu của trường ĐH và VN trên trường quốc tế

NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU VỚI QUỐC TẾ

GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wale, Úc) cho rằng xếp hạng ĐH là một xu hướng chung và tất yếu, dù có nhiều người phản đối và chỉ ra những sai lầm trong phương pháp xếp hạng. “Qua các bảng xếp hạng ĐH, chúng ta biết được thế mạnh của các ĐH là gì, và sẽ giúp người học có được sự lựa chọn sáng suốt. Trong quá trình hội nhập thế giới, việc các trường ĐH VN tham gia các bảng xếp hạng cũng là điều bình thường”, GS Tuấn nhận định.

Theo ông, trường ĐH VN đa số vẫn có hạng thấp trên thế giới. Tuy nhiên, khi có tên trong bảng xếp hạng quốc tế thì cũng có một số tác động tích cực. “Thứ nhất, việc có tên trong bảng xếp hạng sẽ nâng cao thương hiệu của trường ĐH và VN trên trường quốc tế; thứ hai, có tên trong bảng xếp hạng ĐH cũng sẽ nâng cao cơ hội hợp tác với trường ĐH cùng đẳng cấp trên thế giới. Thông thường, các trường ĐH phương Tây thích hợp tác khoa học và đào tạo với các trường có tên trong bảng xếp hạng ĐH trên thế giới; thứ ba, tham gia xếp hạng ĐH cũng là cách để biết mình đứng vào vị trí nào về giáo dục ĐH và khoa học trên thế giới”.

Số lượng bài báo trong bảng xếp hạng là tiêu chí dễ bị tác động

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, chỉ số nào trong xếp hạng ĐH cũng có thể bị lạm dụng, nhưng trong đó tiêu chí về số lượng bài báo khoa học công bố là dễ bị tác động nhất.

“Một số trường ĐH lạm dụng quy ước về địa chỉ công tác và địa chỉ nghiên cứu để nâng số bài báo cho mình. Có trường bên Ả Rập Xê Út không làm nghiên cứu nhiều nhưng họ ký hợp đồng với các nhà khoa học nổi tiếng bên Mỹ để họ ghi địa chỉ nghiên cứu ở Ả Rập Xê Út, và thế là tăng số bài báo khoa học và nâng cao vị trí trong bảng xếp hạng. Đó là một sự lạm dụng mà chưa có cách để giải quyết”, GS Tuấn nêu.

THUẬN LỢI HƠN TRONG TUYỂN SINH

Lý giải cho việc thứ hạng của một trường ĐH cũng có thể khác nhau không ít giữa các bảng xếp hạng, GS-TS Lương Văn Hy, ĐH Toronto (Canada), Chủ tịch Hội đồng đạo đức nghiên cứu Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận định mỗi bảng xếp hạng đặt ra các tiêu chí khác nhau với những trọng số khác nhau cho những tiêu chí được lựa chọn.

“Tuy nhiên, những yếu tố liên quan đến nghiên cứu chiếm từ 60 – 62,5% tổng số điểm (trong bảng xếp hạng của QS và THE) và đến 90% tổng số điểm (trong bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải và U.S. News). Thậm chí ở bảng xếp hạng toàn cầu của ĐH Quốc lập Đài Loan, số bài đăng ở các tạp chí học thuật uy tín còn lên đến 100% tổng số điểm. Những yếu tố này gồm số bài đăng ở các tạp chí học thuật uy tín hay sách nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên, danh tiếng về học thuật hay nghiên cứu của ĐH, số giải thưởng Nobel và giải thưởng lớn khác của ban giảng huấn…”, GS Lương Văn Hy thông tin.

Do đó, theo ông Hy, chỉ có các ĐH nghiên cứu hay có định hướng nghiên cứu mới có cơ hội lọt vào những bảng xếp hạng toàn cầu này. Tuy nhiên, các trường ĐH không đặt trọng tâm vào nghiên cứu cũng có thể thực hiện rất tốt sứ mạng giảng dạy của mình, có thể có đầu vào rất cạnh tranh, và có thể được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng cấp quốc gia với các tiêu chí không liên quan đến nghiên cứu như bảng xếp hạng U.S. News của Mỹ, hay MacLean của Canada.

“Nhưng dù có những khác biệt, những bảng xếp hạng toàn cầu hay cấp quốc gia giúp các trường ĐH có một cái nhìn so sánh mình với các trường ĐH khác. Bảng xếp hạng cũng cho công chúng một cái nhìn nhanh gọn về các trường ĐH. Từ đó, chúng cũng giúp các trường có thứ hạng cao thuận lợi hơn trong công việc tuyển sinh cũng như việc vận động gây quỹ từ các doanh nghiệp và xã hội nói chung”, GS-TS Lương Văn Hy nhìn nhận. (còn tiếp) 

Trường ĐH có xếp hạng cao
sẽ kéo theo tuyển sinh đầu vào tốt

Trước thực trạng ở VN một số trường ĐH VN dù có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng nhưng tuyển sinh đầu vào điểm không cao, các chuyên gia có những chia sẻ .

Qua kinh nghiệm làm việc của mình, GS-TS Lương Văn Hy khẳng định: “Tôi chưa biết một ĐH nào ở phương Tây được xếp hạng cao hay khá cao mà có khó khăn trong việc tuyển sinh và thu hút những sinh viên, học viên, và nghiên cứu sinh giỏi. Rất bất thường nếu ĐH nào được xếp hạng cao hay khá cao mà có khó khăn trong việc tuyển sinh. Những trường được xếp hạng trong các bảng xếp hạng toàn cầu dành cho các ĐH nghiên cứu, hoặc trong các bảng xếp hạng cấp quốc gia bao gồm cả những trường không đặt trọng tâm vào nghiên cứu, thường là những trường có cạnh tranh cao hay rất cao trong đầu vào. Sinh viên vào được các trường hàng đầu này thường có nhiều người giỏi, với nhiều triển vọng thành đạt trong tương lai”.

GS Nguyễn Văn Tuấn cũng cho biết: “Ở Úc đã có một phân tích mối liên quan giữa thứ hạng ĐH và số sinh viên ghi danh, học phí. Kết quả phân tích này cho thấy các ĐH được xếp hạng cao thường có số lượng sinh viên tăng và học phí cũng tăng. Ngay cả lương bổng của hiệu trưởng cũng tăng theo hạng ĐH”. “Điều đó cho thấy một trường ĐH có xếp hạng cao sẽ kéo theo tuyển sinh đầu vào tốt. Nhưng có lẽ sẽ chỉ đúng với những trường xếp hạng cao bằng thực lực”, GS Tuấn nhìn nhận.



Source link

Cùng chủ đề

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Thua Indonesia, tuyển Việt Nam bị Thái Lan bỏ xa trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam thua Indonesia 0-1.Đội tuyển Việt Nam bị trừ điểm nặng sau trận thua Indonesia. Trước trận đấu, Indonesia đứng thứ 142 trong khi đội tuyển Việt Nam giữ vị trí 105 trên bảng xếp hạng FIFA. Do đó, khi thua trận, đội tuyển Việt Nam mất nhiều điểm.Cụ thể, theo công thức tính điểm Elo của FIFA, đội tuyển Việt Nam bị trừ 15,37 điểm, còn 1179 điểm và ngày càng cách xa top...

Những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2024

Theo báo cáo thường niên đánh dấu Ngày Quốc tế Hạnh phúc của Liên hợp quốc ngày 20/3, Phần Lan một lần nữa là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Không chỉ có thời tiết mát mẻ, nơi cực quang nhảy múa trên bầu trời mùa đông và...

Nghệ An bỏ phương thức xét tuyển theo chứng chỉ ngoại ngữ

Ngày 19/3, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, lớp 10 Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông và lớp 6 Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở năm học 2024- 2025.Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Nghệ An sẽ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều bất ngờ lớn xảy ra khi những tay đua có dự báo đạt thành tích cao như Jeremy Perez, Anthony...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Mới nhất

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến...

Giá như ngày xưa con xin tiền, hãy thông minh, sáng suốt mà nói câu này!

Ông Tô, Trung Quốc, năm nay 65 tuổi, có một cậu con trai hơn 30 tuổi....

Bình Định: Mãn nhãn với những màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Các tay đua tập luyện, làm quen với đường đua Trong ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, 55 tay đua đến từ 26 quốc gia đã có mặt ở khu vực thi đấu (Đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn, Bình Định) để tập luyện, làm quen với đường đua. Sáng 22/03, Aquabike Promotion – nhà quảng...

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!