Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và...

Vì sao ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc?


Số liệu này khiến nhiều người băn khoăn, đặt câu hỏi về chất lượng thực sự của người học. PGS Nguyễn Phong Điền, Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng nếu có một hệ thống đánh giá nghiêm túc, khách quan, mà cơ sở đào tạo có được 70% sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc thì quá đáng mừng cho chất lượng đào tạo ĐH.

TỶ LỆ RẤT CAO, ĐẶC BIỆT NHÓM KINH TẾ

Thống kê của nhiều trường ĐH về xếp loại người học khi tốt nghiệp trong một vài năm gần đây cho thấy tình hình sinh viên (SV) giỏi và xuất sắc chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt là ở nhóm các trường khối kinh tế.

Chẳng hạn, tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân, trong đợt xét tốt nghiệp đợt tháng 4.2022 và tháng 1.2023, trường có 988 SV được công nhận tốt nghiệp. Gần 35% trong đó đạt loại xuất sắc và 41% loại giỏi, tỷ lệ SV xuất sắc và giỏi chiếm tới 76%. Chỉ 23% xếp loại khá và khoảng 1% trung bình. Tương tự, trong số 4.577 cử nhân tốt nghiệp đợt tháng 8 năm nay, trường cũng có tới 68% SV hạng cao nhất, gồm trên 26% SV xuất sắc và trên 42% SV giỏi.

Vì sao ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ? - Ảnh 1.

Có nhiều trường tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc chiếm trên dưới 70% (ảnh minh họa)

Cũng trong đợt trao bằng năm nay, Trường ĐH Ngoại thương có 1.791 SV tốt nghiệp đợt 2. Trong tổng số 1.655 SV chính quy tốt nghiệp có 21% đạt kết quả học tập loại xuất sắc, khoảng 48,2% loại giỏi. Trước đó ở đợt 1 vào tháng 4, số SV giỏi và xuất sắc của trường ĐH này tới 79,7%. Cụ thể, trong số 1.300 SV tốt nghiệp ĐH có 28,6% đạt xuất sắc và khoảng 51,1% loại giỏi.

Vào tháng 3 năm nay, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trao bằng tốt nghiệp cho 3.978 SV chính quy. Thống kê của trường này cho thấy có 43 SV xuất sắc, 1.994 SV giỏi, tỷ lệ SV xuất sắc và giỏi hơn 51%. Ở Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), tỷ lệ SV giỏi trở lên trên 45%.

Không chỉ khối ngành kinh tế, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) trong đợt xét tốt nghiệp tháng 6 năm nay cũng có trên 63% SV từ giỏi trở lên.

VẪN CÓ TRƯỜNG CHỈ TRÊN DƯỚI 20%

Theo PGS Nguyễn Phong Điền, ĐH Bách khoa Hà Nội năm ngoái có 25% SV đạt loại xuất sắc và giỏi, năm nay là 28%.

Đợt tốt nghiệp cuối năm 2022, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trao bằng cho 2.079 kỹ sư, cử nhân hệ chính quy. Trong đó, 3 SV tốt nghiệp loại xuất sắc (chiếm 0,14%); 397 SV xếp loại giỏi (chiếm 19,1%). Tỷ lệ SV tốt nghiệp giỏi và xuất sắc Trường ĐH Luật TP.HCM nhận bằng tháng 10.2022 chỉ 16%.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Truyền thông và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết trong vài năm gần đây, xếp loại tốt nghiệp trung bình của SV trường khoảng 75% khá, 20% giỏi và chỉ 0,5% xuất sắc. Tỷ lệ này của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM ở mức 23% (năm 2022) và 17,5% (năm 2021); Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tỷ lệ này ở mức 15 – 20% tùy năm…

Vì sao ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc? - Ảnh 2.

Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học vào ĐH Bách khoa Hà Nội. ĐH này năm ngoái có 25% SV đạt loại xuất sắc và giỏi, năm nay là 28%.

CÓ PHẢI DO CHẤT LƯỢNG TĂNG LÊN ?

Theo PGS Nguyễn Phong Điền, nếu căn cứ con số nhỉnh lên mấy phần trăm mà cho rằng chất lượng tăng lên thì đó là kết luận “hơi hồ đồ” do các con số đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Chẳng hạn như do thay đổi phương thức tuyển sinh, dành một lượng chỉ tiêu nhất định cho phương thức xét tuyển tài năng nên thu hút được rất nhiều đối tượng thí sinh giỏi. Có thể nói những em học giỏi nhất đã tề tựu về đây, đặc biệt với các ngành lĩnh vực 4.0. Nó cho thấy năng lực học tập sẵn có của SV ĐH Bách khoa Hà Nội rất tốt, và đó là điều kiện rất quan trọng để các em có được kết quả tốt khi ra trường.

Một yếu tố nữa, gần đây ĐH Bách khoa cũng đã có giải pháp giúp SV đạt được kết quả tốt, đó là hỗ trợ các em năm nhất, năm hai làm quen với cách học ở môi trường ĐH. Nhờ thế mà đã đẩy được kết quả tốt nghiệp khá, giỏi lên.

Theo ông Điền, loại khá của ĐH Bách khoa Hà Nội khoảng gần 60%, vẫn có một ít loại trung bình. Nhưng để đạt loại trung bình thì các em cũng phải rất chật vật nên ra trường các em vẫn làm việc tốt nếu có ý thức và trách nhiệm.

Tuy nhiên, theo ông Điền, không chỉ với ĐH Bách khoa Hà Nội nói riêng, hệ thống ĐH nói chung, mà cả với hệ thống giáo dục quốc dân thì việc đánh giá có phù hợp với thực tế không, cho đến nay đó vẫn là một câu hỏi cần có câu trả lời.

CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng đọc số liệu 60 – 70% SV tốt nghiệp giỏi và xuất sắc của một trường khiến nhiều người “lăn tăn”, nghi ngờ về mức độ giỏi thực chất. Ông Hạ cho rằng con số trên cho thấy kết quả xếp loại người học có nhiều thay đổi so với trước đây.

“Xếp loại người học thay đổi như vậy là do cách thức đánh giá thay đổi”, tiến sĩ Hạ nêu nguyên do. Lý giải nhận định trên, ông Hạ cho rằng trước đây việc đánh giá SV chỉ căn cứ trên điểm thi kết thúc học phần, thì nay có thêm cột điểm đánh giá quá trình. Tùy trường và đặc thù môn học, điểm quá trình có thể thông qua bài kiểm tra, làm bài tập, tiểu luận, thuyết trình, làm việc nhóm, thậm chí cả điểm chuyên cần… Với cách thức đánh giá mới, SV và giảng viên buộc phải làm việc nhiều hơn nhưng bù lại dễ dàng có kết quả cao hơn do điểm được rải ra nhiều hình thức thay vì phụ thuộc cứng vào một bài thi duy nhất như trước đây.

Vì sao ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc? - Ảnh 3.

Xếp loại người học thay đổi như vậy là do cách thức đánh giá thay đổi

Tiến sĩ Hạ phân tích thêm: “Cũng có thể, giảng viên hiện nay không còn khắt khe với SV trong đánh giá điểm số như trước đây. Thay vì cho 7 điểm họ sẵn sàng thoáng tay hơn để cho 8, điểm 9 – 10 cũng nhiều hơn trước. Khi điểm số cao hơn thì kết quả học tập toàn khóa và xếp loại của SV cũng tăng theo”. Tuy nhiên, ông Hạ cho rằng sự chênh lệch kết quả đánh giá xếp loại người học giữa các trường có lẽ còn tùy thuộc vào quy định của từng trường. Ví dụ, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM quy định 70% điểm học phần được tính từ kết quả thi cuối kỳ và 30% điểm quá trình.

Đồng quan điểm này, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Dù đánh giá cả quá trình nhưng giảng viên chỉ được chủ động đánh giá người học trong phạm vi 20% điểm số thông qua việc đánh giá thường xuyên, 30% điểm giữa kỳ và 50% điểm cuối kỳ thực hiện qua bài thi tập trung”. 

Nên xem xét lại khâu đánh giá người học

Từ nhiều năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội đã rất nỗ lực trong việc xây dựng một hệ thống đo lường đánh giá sát thực, trung thực. Tuy nhiên PGS Nguyễn Phong Điền cho rằng ĐH Bách khoa Hà Nội cũng chưa dám trả lời câu hỏi “các thầy đã thực sự đánh giá một cách khách quan, công bằng năng lực của SV chưa?”.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ cho rằng vấn đề là cần đánh giá cho đúng bản chất năng lực người học. “Năng lực thực sự của người học ở đâu thì cần đánh giá đúng ở đó. Do đó, cần phải trả đánh giá về đúng bản chất để người học biết mình đang ở đâu”, ông Hạ ý kiến.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cũng cho rằng trên một thang đo chung, tỷ lệ SV giỏi và xuất sắc có thể khác nhau tùy theo khối ngành đào tạo. Trong đó, khoảng 15% với lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và 30% với kinh tế, xã hội nhân văn là phù hợp và có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm SV giỏi so với các xếp loại khác. Muốn vậy, các trường cần phải xem xét lại khâu đánh giá người học.

Trưởng phòng Đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM cũng nêu ý kiến: “Bản chất của đánh giá là để SV biết năng lực thực sự của mình ở đâu. Từ đó, biết mình còn thiếu gì để bồi dưỡng thêm nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhà tuyển dụng. Việc đánh giá không thực chất ngược lại vô hình trung tạo nên sự ảo tưởng về năng lực bản thân của SV sẽ thực sự nguy hiểm”.



Source link

Cùng chủ đề

‘Khủng hoảng’ giúp nam sinh Bách khoa giành học bổng của Chính phủ Nhật

Có 6 bài báo quốc tế khi chưa tốt nghiệp đại học, trong đó 2 bài đạt “rank A”, Nguyễn Năng Hưng được xem là trường hợp “khủng” của ĐH Bách khoa Hà Nội. Mới đây, Nguyễn Năng Hưng (sinh năm 2000), tân kỹ sư ngành Công nghệ Thông tin Việt – Nhật, ĐH Bách khoa Hà Nội nhận tin giành học bổng toàn phần bậc thạc sĩ của Chính phủ Nhật Bản. 10X sẽ bắt đầu hành trình tại...

Nam sinh Bách khoa dùng AI giải bài toán đặt hàng của ĐH Y Hà Nội

Sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo để tính toán, Sơn chỉ mất vài giây đã cho ra kết quả đo độ rộng khoảng sáng sau gáy của thai nhi nhằm chẩn đoán trước các dị tật bẩm sinh. Mô hình này cũng được kiểm thử và đánh giá khả thi. Đây là bài toán do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đặt hàng, được Bùi Văn Sơn (sinh năm 2000, quê Thanh Hóa), tân kỹ sư ĐH...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Cùng chuyên mục

Học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Lãnh đạo trường THCS xã An Thượng cho biết, nữ sinh bị hành hung tại khu cánh đồng gần Trạm Y tế xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là em D. đang học lớp 7 tại trường.Vị lãnh đạo thông tin, trước đó, D. có xích mích với P., một nữ sinh lớp. Biết cháu xảy ra mâu thuẫn với bạn, chú của P. đã hành hung D.Thời điểm bị hành hung, D. chỉ biết...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Chàng trai vàng Vật lý giành học bổng 9,3 tỷ của MIT

Chủ nhân hai tấm huy chương vàng Olympic Vật lý giành học bổng toàn phần trị giá 9,3 tỷ đồng, được MIT đánh giá thuộc nhóm "ứng viên cạnh tranh nhất lịch sử". Võ Hoàng Hải, lớp 12 chuyên Lý, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, giành học bổng toàn phần của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hôm 22/3."Em nhận học bổng trên 9,3 tỷ đồng", Hải chia sẻ tại một hội...

Top 3 vị trí việc làm lương cao dành cho người biết tiếng Hàn

Bên cạnh nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào nước ta thì làn sóng văn hóa du nhập thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là lý do tiếng Hàn ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là gợi ý top 3 vị trí công việc lương cao dành cho người biết tiếng Hàn, bạn có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp.Hướng dẫn viên du...

Mới nhất

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp...

Thúc đẩy dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành

(Chinhphu.vn) - Chiều 19/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã tiếp ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản) nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn tặng quà lưu niệm cho ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ...

Khách Tây mê tít bánh xèo tôm nhảy, bún Song Thằn, đúng là Amazing Bình Định

Tối 23-3, hàng ngàn du khách thưởng thức các món ăn đặc trưng của Bình Định tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Bình Định năm 2024. Rất nhiều du khách nước ngoài đã lên tiếng khen ngợi món ăn của tỉnh này ngon và vô cùng đậm đà. Các du khách nước ngoài thích thú và khen ngợi món...

Hội Luật gia Việt Nam tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Nga

Sáng ngày 25/3, bà Lê Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cùng một số lãnh đạo, cán bộ, hội viên Hội luật gia Việt Nam có mặt tại Đại sứ quán Liên Bang Nga (quận Đống Đa, Hà Nội) để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố tại Crocus...

Mới nhất