Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcViệt Nam chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục

Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục

Chuyên gia chia sẻ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế trong giáo dục.
Các đại biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao Đông Á ASEAN - EAS lần thứ 6 do Bộ GD&ĐT Việt Nam đăng cai.
Các đại biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao Đông Á ASEAN – EAS lần thứ 6 do Bộ GD&ĐT Việt Nam đăng cai.

Nhìn nhận quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục tại Việt Nam với cả thuận lợi và thách thức, kết quả và hạn chế, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đưa ra cảnh báo, chia sẻ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Những bước tiến quan trọng

– Ông nhìn nhận thế nào về hội nhập quốc tế trong giáo dục tại Việt Nam hiện nay?

– Việt Nam đã có những bước đi chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế về giáo dục và đạt được nhiều kết quả tích cực trên cả hai phương diện. Một mặt, đẩy mạnh hợp tác quốc tế truyền thống về giáo dục theo cơ chế phi thương mại. Mặt khác, triển khai thực hiện thương mại dịch vụ giáo dục theo các cam kết đã ký trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).

Về hợp tác quốc tế giáo dục, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia và lãnh thổ; ký kết trong giai đoạn 2016 – 2020 gần 100 thỏa thuận và điều ước quốc tế cấp Chính phủ và cấp Bộ, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và vị thế Việt Nam trên thế giới.

Số lượng học bổng do chính phủ nước ngoài cấp cho Chính phủ Việt Nam đã tăng gần 4 lần từ năm 2013 – 2019. Các trường đại học công lập quốc tế (Việt – Đức, Việt – Pháp, Việt – Nga, Việt – Nhật, Việt – Anh) được thành lập. Hàng trăm chương trình đào tạo liên kết đã triển khai; đến nay có vài vạn du học sinh từ khoảng 70 quốc gia trên thế giới học tập tại Việt Nam.

Điểm đáng quan tâm, dù Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình hơn 10 năm nay nhưng ngành Giáo dục vẫn nhận được nhiều dự án ODA, trong đó có những dự án lớn và đặc biệt quan trọng như: Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Chương trình phát triển các trường sư phạm (ETEP), Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP)…

Về hợp tác khu vực, Việt Nam có những bước tiến quan trọng trong triển khai các hoạt động phối hợp với các nước ASEAN để tiến tới thực hiện lộ trình xây dựng không gian giáo dục đại học ASEAN.

Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục ảnh 1

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến.

Về thương mại dịch vụ giáo dục, theo quy định của GATS, chúng ta đã mở cửa thị trường giáo dục, chủ yếu giáo dục đại học, theo cả bốn phương thức cung ứng dịch vụ giáo dục. Đó là cung ứng xuyên biên giới, tiêu thụ ngoài nước, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân.

Về cung ứng xuyên biên giới, tức là đào tạo theo chương trình nước ngoài, Việt Nam đã phát triển mạnh đào tạo theo chương trình liên kết với hơn 400 chương trình; đã mở rộng đào tạo theo chương trình nhượng quyền với 35 chương trình tiên tiến. Riêng đào tạo qua mạng đang diễn ra tự phát, chưa có quy định pháp lý.

Về tiêu thụ ngoài nước, châu Á hiện là khu vực gửi sinh viên du học nước ngoài nhiều nhất. Riêng ở Việt Nam năm 2021, Bộ GD&ĐT cho biết đang phối hợp quản lý gần 200 nghìn du học sinh Việt Nam của tất cả các diện đi học tại nước ngoài và trực tiếp quản lý khoảng 6 nghìn du học sinh, trong đó 4 nghìn diện Hiệp định và 2 nghìn theo các đề án của Chính phủ.

Về hiện diện thương mại, tức là thành lập cơ sở giáo dục bằng vốn đầu tư nước ngoài thì từ năm 2000, Việt Nam đã ban hành và không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp lý khuyến khích sự hiện diện thương mại của các nhà cung ứng giáo dục nước ngoài theo cơ chế vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, dưới các hình thức văn phòng đại diện, cơ sở liên kết và cơ sở 100% vốn nước ngoài.

Vì thế, tính đến năm 2021, cả nước có gần 500 dự án FDI, đến từ trên 30 quốc gia/vùng lãnh thổ, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo với tổng số vốn lên tới gần 5 tỉ USD. Số lượng cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng 17% trong hơn 3.800 cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Về hiện diện thể nhân, tức là người nước ngoài đến giảng dạy tại Việt Nam, thì luật pháp nước ta khuyến khích, tạo điều kiện để người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài giảng dạy, hợp tác, chuyển giao công nghệ giáo dục. Thực tế, thời gian qua, hàng nghìn nhà giáo dục nước ngoài và Việt kiều đã đóng góp đáng kể trong tiến trình đổi mới giáo dục Việt Nam.

Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục ảnh 2

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam – bà Wendy Matthews ký kết Kế hoạch Hợp tác Chiến lược về Giáo dục giai đoạn 2020 – 2023. Ảnh: Moet

Một số vấn đề cảnh báo

– Từ thực tiễn giáo dục Việt Nam, theo ông, có những xu hướng và phương thức hội nhập nào chưa thực sự phù hợp, thiếu hiệu quả cần cảnh báo?

– Hội nhập quốc tế về giáo dục là một tiến trình phức tạp. Về bản chất đó là tiến trình quốc tế hóa giáo dục theo cả cơ chế thương mại và phi thương mại. Vì giáo dục ngày nay được quan niệm vừa là lợi ích công, vừa là dịch vụ khả mại. Vì thế, cả hai cơ chế đều cần thiết cho yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước và đang diễn ra chủ yếu theo 4 phương thức dịch chuyển xuyên biên giới của các nhân tố cơ bản: Người học, nhà giáo, chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục.

Vấn đề cơ bản là chúng ta cần giải quyết mối quan hệ cân bằng giữa hai cơ chế để phát huy tốt nhất các cơ hội mà hội nhập đem lại. Nhìn lại thời gian qua, có thể thấy cách làm của Việt Nam một mặt ưu tiên hợp tác quốc tế về giáo dục, mặt khác chủ động, tích cực tham gia thương mại dịch vụ giáo dục. Nhờ thế, chúng ta đạt được những kết quả tích cực như nêu trên. Dĩ nhiên, nếu xét về hiệu quả thì có nhiều vấn đề cần nhận dạng đầy đủ.

Trên từng phương thức hội nhập quốc tế, cũng có những vấn đề cần cảnh báo. Cụ thể, trong cung ứng xuyên biên giới là việc đào tạo theo các chương trình qua mạng đang diễn ra tự phát, chưa có quy định pháp lý. Trong du học là hiện tượng chảy máu chất xám, chảy ngoại tệ, chất lượng khó kiểm soát. Trong hiện diện thương mại là sự hình thành và phát triển thị trường giáo dục với những mặt trái. Trong hiện diện thể nhân là những vấn đề nảy sinh về an ninh, an toàn và việc làm khi nước ta mở cửa đón các nhà giáo dục nước ngoài theo cơ chế thương mại.

Có thể nói, chúng ta đã có bước phát triển tốt về hội nhập quốc tế theo chiều rộng. Tuy nhiên, xét về chiều sâu cần nhận dạng và đánh giá nghiêm túc những vấn đề được cảnh báo nêu trên để bảo đảm hội nhập quốc tế về giáo dục, thực sự góp phần nâng cao mức độ công nhận của quốc tế đối với bằng cấp, chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực của Việt Nam.

Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục ảnh 3

Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 5, diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: BTC Hội nghị cung cấp

Giải pháp trước thách thức

– Cho đến nay, cơ hội và thách thức mà hội nhập quốc tế đem lại đối với giáo dục Việt Nam như thế nào, theo ông?

– Các thách thức và cơ hội của tiến trình hội nhập quốc tế về giáo dục đã phân tích nhiều trong các diễn đàn, hội thảo và tài liệu nghiên cứu, quốc tế cũng như trong nước. Tựu trung cơ hội ở chỗ, chúng ta sẽ khai thác tốt hơn các nguồn lực nước ngoài (bao gồm: Tài chính, con người, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm). Thách thức chủ yếu ở sự phát triển của thị trường giáo dục mà kéo theo nó là các hiện tượng gian lận thương mại, bằng cấp giả, chất lượng không tin cậy, mất công bằng xã hội, xâm nhập văn hóa, đảo lộn giá trị…

Cho đến nay, thách thức về thị trường giáo dục càng trở nên phức tạp và khó lường khi giáo dục thế giới đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với việc đẩy mạnh giáo dục mở, giáo dục số. Các phương thức cung ứng giáo dục xuyên biên giới nêu trên giờ đây có thể hoàn toàn thực hiện trên mạng Internet với sự hình thành của các kho tài nguyên giáo dục mở (OER), các khóa học trực tuyến mở đại chúng (MOOC).

Thách thức còn ở chỗ giáo dục mở đang diễn tiến theo mô hình trung tâm – ngoại vi. Nghĩa là, ở trung tâm là các đại học lớn các nước phát triển, ngoại vi là các đại học những nước đang phát triển. Trung tâm đóng vai trò chi phối và dẫn dắt. Vì thế có nguy cơ dẫn tới một thứ chủ nghĩa thực dân mới, tức là tri thức tạo ra trong bối cảnh kinh tế – xã hội của các nước phát triển áp đặt vào các nước đang phát triển với những ưu tiên kinh tế – xã hội và truyền thống văn hóa khác biệt.

Đây là thách thức đã cảnh báo ở những nước đang phát triển khi tiến trình quốc tế hóa giáo dục không dừng ở giáo dục truyền thống mà bao gồm giáo dục mở, giáo dục số. Thách thức này thêm cấp thiết khi ChatGPT nói riêng, trí tuệ nhân tạo nói chung, đang đặt ra những hiểm họa tiềm tàng trong hội nhập.

– Ông có thể chia sẻ một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong giáo dục đối với Việt Nam?

– Đã có một số nghiên cứu giải pháp về vấn đề này. Chẳng hạn, cuối năm 2020, Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam”, thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục cấp quốc gia đã có những kiến nghị:

Phân bổ ngân sách đầu tư mang tính đột phá cho hệ thống giáo dục đại học (hiện thấp gần nhất so với khu vực); tiếp tục thu hút FDI lĩnh vực giáo dục đại học thông qua khuyến khích mở các chi nhánh giáo dục quốc tế; phát triển trung tâm giáo dục quốc tế; thiết kế chính sách khuyến khích hệ thống giáo dục Việt Nam tham gia các kiểm định khu vực và quốc tế; định hướng hệ thống đại học tham gia xếp hạng trong nước và quốc tế phù hợp; tăng cường sự di chuyển của sinh viên, giảng viên và học giả quốc tế; xây dựng các đại học tầm cỡ thế giới; xây dựng bộ tiêu chí xếp hạng đại học trong nước.

Thực ra, những giải pháp cơ bản đã chỉ ra trong hai văn bản quan trọng. Một là Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020 theo QĐ 2448 ngày 16/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hai là Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo QĐ 40 ngày 7/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm hội nhập kinh tế; chính trị, quốc phòng, an ninh; văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, đến nay chưa có bất kỳ đánh giá nào về thực hiện hội nhập quốc tế về giáo dục theo các văn bản trên. Vì vậy, tôi cho rằng giải pháp quan trọng nhất lúc này là khẩn trương tổ chức đánh giá việc thực hiện Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục trong mối quan hệ nhất quán với Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020. Chỉ khi đó mới có cơ sở thực tiễn tin cậy để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam.

Riêng trong phạm vi của phỏng vấn này, tôi cho rằng giải pháp ưu tiên là tăng cường quản lý thị trường giáo dục được hình thành từ tiến trình hội nhập quốc tế. Mục đích của giải pháp nhằm nhận dạng đầy đủ và khắc phục các thách thức, hạn chế, tồn tại nêu trên, qua đó bảo đảm chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội trong hội nhập quốc tế về giáo dục.

– Trân trọng cảm ơn ông!

GD&TĐ

Nguồn

Cùng chủ đề

‘Sốt’ với hoa giấy khoe sắc rực rỡ đôi bờ sông Hàn

TPO - Những ngày này, hàng loạt hoa giấy đang bung nở, khoe sắc rực rỡ bên bờ sông Hàn (thành phố Đà Nẵng) thu hút rất đông người dân và du khách đến check - in, chụp hình. Những giàn hoa giấy rực rỡ đang tô điểm thêm vẻ đẹp cho thành phố đáng sống. Cứ vào độ tháng 3, dọc hai bên bờ sông Hàn là các tuyến...

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Thương hiệu LPBank Insurance nằm trong kế hoạch mở rộng hệ sinh thái của LPBank theo hướng tập đoàn tài chính đa năng, củng cố niềm tin, mang trải nghiệm trọn vẹn các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Lễ ra mắt thương hiệu LPBank Insurance diễn ra vào tối ngày 19/3, tại Hà Nội. Với sự kiện này, LPBank hướng đến việc khẳng...

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án...

Việt Nam lần đầu vô địch billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam vô địch carom 3 băng đồng đội thế giới, sau khi thắng Tây Ban Nha sát nút 15-14 ở loạt tie-break chung kết. Trận chung kết khó có thể kịch tính hơn, khi hai đội hòa ở hai ván chính thức, phải phân thắng bại trong loạt tie-break. Ở đó, tỷ số cũng được đưa lên đến 14-14, tức là mỗi đội chỉ cần ghi thêm một điểm để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

Ngày 31/5/2023, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng 07 chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học của Nhà trường, gồm: Báo chí, Quan hệ công chúng, Khoa học Quản lý, Quản trị khách sạn, Quản trị văn phòng, Tôn giáo học và Việt...

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng...

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn giữ vững tôn chỉ là đội ngũ tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục...

T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc

Ngày 25/5 vừa qua, tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đoàn công tác của Tập đoàn T&T Group do ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của tập đoàn dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với DB Group (một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc). Tại đây, hai bên đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược nhằm xúc tiến đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

Màn về đích nghẹt thở của nữ sinh Hà Nội giành vòng nguyệt quế tuần Olympia

Cuộc thi tuần 3, tháng 3, quý 2 của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 chứng kiến màn so tài kịch tính của 4 nhà leo núi: Lê Trà My (THPT Sóc Sơn - Hà Nội), Lưu Ngọc Anh (THPT Hưng Yên - Hưng Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (THPT chuyên Hùng Vương - Gia Lai) và Nguyễn Vũ Anh Đức (THPT Lê Hồng Phong - Thái Nguyên).Chung cuộc, Trà My 260 điểm, Ngọc Anh 30 điểm,...

Mới nhất

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội

DNVN - Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không "lỡ hẹn" thì các...

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi...

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu...

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định -...

Mới nhất