Trang chủDestinationsHòa BìnhXã Đông Lai đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Xã Đông Lai đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống


(HBĐT) – Những năm qua, Đảng bộ xã Đông Lai (Tân Lạc) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết của Đảng ủy xã hàng năm vào cuộc sống.


Mô hình trồng bưởi đỏ của ông Bùi Văn Vinh (bên trái), xóm Đồng Tâm, xã Đông Lai (Tân Lạc) cho thu nhập ổn định. 

Đồng chí Vũ Mạnh Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Đông Lai  cho biết: “Trong năm vừa qua, Đảng bộ xã đề ra 22 chỉ tiêu cụ thể trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển KT-XH, trong đó tập trung nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, phát huy dân chủ, đoàn kết, giữ vững kỷ cương. Đẩy mạnh phát triển KT-XH, đa dạng hóa các ngành nghề nông – lâm nghiệp, CN-TTCN, dịch vụ – thương mại. Tiếp tục chú trọng thực hiện cải cách hành chính, xây dựng xã Đông Lai phát triển vững mạnh toàn diện”.

Đảng bộ xã Đông Lai hiện có 326 đảng viên, sinh hoạt tại 13 chi bộ trực thuộc. BCH Đảng bộ xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trong đó, tập trung lãnh đạo các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, QP-AN, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Công tác cải cách hành chính, thu hút đầu tư, quản lý ngân sách, xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, giải phóng mặt bằng được chú trọng; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi.

Nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm, Đảng ủy xã phân công cán bộ phụ trách cơ sở, bám địa bàn, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ,coi trọng thực hiện Chỉ thị số 05, Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đồng thời, phát huy tính tiên phong, gương mẫu, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên; đưa việc học tập và làm theo Bác là “kim chỉ nam”, trở thành nhiệm vụ xuyên suốt trong sinh hoạt; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Với trọng tâm là nhiệm vụ phát triển KT-XH, trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm gần 50%, CN-TTCN 25%, dịch vụ 25%. Hiện, toàn xã canh tác 335 ha lúa, 68 ha ngô, 55 ha mía, 45 ha rau màu các loại, cho năng suất, sản lượng ổn định. Tổng đàn trâu, bò trên 1.400 con, lợn trên 1.700 con, gia cầm trên 75.000 con, dê trên 1.120 con. Xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất, dồn điền, đổi thửa; định hướng người dân phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng tập trung. Các mô hình kinh tế tập thể được khuyến khích phát triển. Mô hình kinh tế nông nghiệp như: trồng bưởi đỏ, thanh long trái vụ… tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động.

Thăm mô hình trồng bưởi của hộ ông   Bùi Văn Vinh, xóm Đồng Tâm, ông Vinh cho biết: “Gia đình tôi phát triển trồng bưởi đỏ từ năm 2006, sau đó xây dựng mô hình theo quy trình VietGAP với 100 gốc bưởi. Được tham gia các lớp tập huấn về trồng cây có múi, thăm quan các mô hình kinh tế tiêu biểu do xã tổ chức, nắm được nhiều kinh nghiệm từ thực tế nên vườn bưởi của gia đình luôn phát triển ổn định, chưa bị thiệt hại do sâu bệnh, thời tiết, giá cả và đầu ra ổn định, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình”.

Thời gian qua, xã Đông Lai đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư các dự án vào địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi phát triển CN-TTCN, ưu tiên phát triển dịch vụ, thương mại, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Các công ty, xưởng sản xuất, cơ sở dịch vụ với nhiều ngành nghề đa như: gạch bê tông, may mặc, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, dệt thổ cẩm… phát triển khá, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, từ đó tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng, hoàn thiện mạng lưới giao thông phục vụ dân sinh. Cải cách hành chính, thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 của xã có nhiều chuyển biến tích cực.

Thực hiện chiến dịch làm giao thông, thủy lợi, từ đầu năm đến nay, toàn xã huy động được 1.234 ngày công, đào đắp 1.112m3 đất, đá, phát quang 12.380 m2 bụi rậm, nạo vét nhiều tuyến kênh mương nội đồng, phục vụ sản xuất cho bà con. Đến nay, thu nhập   bình quân đầu người toàn xã đạt 56,36 triệu đồng/năm.

Hoàng Anh





Nguồn

Cùng chủ đề

Độc đáo nghệ thuật ướp trà sen – Nét đẹp văn hóa của người Hà Nội

TPO - Từ xa xưa, người dân các làng Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm (Hà Nội) đã lưu truyền nghệ thuật ướp trà với hoa sen, đưa hương sen Tây Hồ vào nghệ thuật thưởng trà. Trà sen Bách Diệp được mệnh danh là "đệ nhất trà" với giá bán lên đến chục triệu đồng/kg. Để làm ra được một kg, người nghệ nhân Hà Nội cần đến 1.000 bông sen và phải trải qua 7 lần...

Hòa đàm với Ukraine, Đại sứ Nga tố Mỹ “đổi trắng thay đen”

Trả lời phỏng vấn tuần báo Newsweek của Mỹ, Đại sứ Nga tại Washington - ông Anatoly Antonov - cáo buộc Mỹ cố ý “đảo lộn mọi thứ” thông qua tuyên bố Moscow được cho là chưa sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine. Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov. (Nguồn: Reuters) Đại sứ Antonov công kích: “Chúng tôi coi những tuyên bố của các đại diện chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa BÌnh một chế độ khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Mới nhất

Khách Tây gọi gà tần lon ở Hà Nội là món ăn “điên rồ”

Lần đầu tiên thấy món gà tần lon ở Hà Nội, du khách Canada không hiểu làm sao để nhét được cả một con gà vào trong chiếc lon bé đem nấu chín như vậy. Luke Martin là một travel blogger chuyên về ẩm thực, anh sở hữu kênh YouTube có hơn 1,5 triệu người theo dõi. Đầu năm nay...

Xây dựng Hà Nội thành điểm đến sôi động, đặc sắc về kinh tế đêm

Xây dựng thành phố Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, sôi động, hấp dẫnĐây là một trong những nội dung tại Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô...

Mùa gặt trên cánh đồng vàng Mường Than

Cánh đồng Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được mệnh danh là một trong bốn cánh đồng lúa lớn nhất Tây Bắc. Thời điểm này, bà con nông dân đang tất bật thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Lúa năm nay được mùa, năng suất cao hơn năm trước dù phải chống chọi với thời tiết hạn...

Thông cáo số 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh...

Mới nhất