Trang chủNewsThời sựXây dựng bộ tiêu chí phân định khoa học, sát thực tiễn,...

Xây dựng bộ tiêu chí phân định khoa học, sát thực tiễn, dễ áp dụng


Bất cập khi thực hiện các tiêu chí phân định

Tại Hội thảo xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ (khái niệm) liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Hội đồng Dân tộc tổ chức, các đại biểu khẳng định, các chính sách, pháp luật liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời đã quy định cụ thể về định mức, đối tượng thụ hưởng của từng vùng, từng khu vực cụ thể nhằm tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề cần thiết nhất, khó khăn nhất cho các đối tượng hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu- Ảnh H.Ngọc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu. Ảnh: H.Ngọc

Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ rõ, các tiêu chí phân định miền núi, vùng cao đã ban hành cách đây khá lâu, do vậy không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhưng chưa được bổ sung, thay thế. Việc triển khai, rà soát, bổ sung danh sách đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không được triển khai, do vậy các địa phương rất khó khăn trong áp dụng thực hiện đối với các đơn vị hành chính mới thành lập hoặc chia tách. 

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết, phân định miền núi, vùng cao còn hạn chế đó là, tiêu chí chính để xác định miền núi, vùng cao mới chỉ căn cứ vào yếu tố độ cao so với mặt nước biển và tiêu chí số đơn vị hành chính để xác định là tỉnh, huyện, xã là vùng cao. Một số tiêu chí, yếu tố đặc thù về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu có tác động thường xuyên tới sản xuất và đời sống của cư dân chưa được xem xét để xác định. 

Toàn cảnh Hội thảo- Ảnh H.Ngọc
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: H.Ngọc

Đối với việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, một số tiêu chí phân định thiếu tính ổn định như tỷ lệ hộ nghèo… chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của địa phương, chỉ phù hợp cho từng chính sách nhất định, ngắn hạn, đặc thù và không ổn định. Đây là một trong những nguyên nhân khiến một số chính sách đầu tư, hỗ trợ chưa đạt hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội.

Việc phân định còn thiếu tính ổn định, dẫn đến tình trạng, khi Quyết định số 861/QĐ – TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 có hiệu lực đã tác động, ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai chỉ rõ, một số xã khu vực II chuyển thành xã khu vực I dẫn đến sự chênh lệch về địa bàn thụ hưởng chính sách, quá trình triển khai một số chính sách gặp khó khăn như: chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo, chính sách y tế, chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. 

Ngay tại tỉnh Lào Cai, đại diện Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “thực hiện Quyết định số 861/QĐ – TTg có trên 28 nghìn đối tượng liên quan đến chính sách về giáo dục bị ảnh hưởng, trên 95 nghìn người liên quan đến chính sách về y tế, trên 4 nghìn người có liên quan đến chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng”

Tại Tuyên Quang cũng ghi nhận, thực hiện Quyết định số 861/QĐ – TTg, xã thuộc khu vực III khi về đích nông thôn mới sẽ về khu vực I, nên một bộ phận người dân tộc thiểu số không còn được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ về giáo dục, an sinh xã hội, do vậy ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến phát sinh hộ nghèo, tái nghèo cao.

Tích hợp, đồng nhất các bộ tiêu chí

Khẳng định phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các đại biểu đề nghị, tới đây, Chính phủ cần nghiên cứu tích hợp đồng nhất các bộ tiêu chí miền núi, vùng cao, tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và xã định đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thành một bộ tiêu chí chung. Trong đó, các tiêu chí bao trùm đầy đủ các yếu tố chính như về độ cao, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, dân tộc, chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ hộ nghèo và các yếu tố đặc thù khác. Các tiêu chí phải bảo đảm khoa học, sát thực tiễn để dễ áp dụng đối với địa bàn các thôn, xã nhằm thuận lợi hơn trong công tác rà soát, thẩm định và phê duyệt. 

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai - Ảnh H.Ngọc
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai. Ảnh: H.Ngọc

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đề nghị xem xét, nghiên cứu, tích hợp các tiêu chí xác định xã miền núi, vùng cao với tiêu chí phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực I, II, III thành 1 bộ tiêu chí để thống nhất rà soát, áp dụng cho từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội. Chính phủ xem xét chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã khu vực III về đích nông thôn mới trở thành xã khu vực I, nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân. Các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế đặc thù trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. 

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đề nghị, khi xây dựng và ban hành bộ tiêu chí để làm cơ sở đánh giá, phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn cần phân định theo một số vùng dân tộc thiểu số trọng điểm về an ninh, quốc phòng, kinh tế, vùng cần bảo tồn đặc biệt về văn hóa, tín ngưỡng… để thuận tiện cho việc đầu tư các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các tiêu chí nên quy định hướng tới các nội dung đầu tư hỗ trợ để bảo đảm các nguồn đầu tư hỗ trợ được đúng đối tượng, có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thực sự cần thiết của người dân địa phương.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Hệ thống tiêu chí phải theo tinh thần bao phủ, không bỏ sót địa bàn, đối tượng


Về hệ thống phân định, hiện nay có phân định theo miền núi, vùng cao được thực hiện từ năm 1989 – 1996. Từ năm 1996 phân định miền núi, vùng cao không được áp dụng, nhưng cũng chưa được tuyên bố hủy bỏ, nên trong phạm vi nào đó khi xây dựng hệ thống chính sách của các bộ, ngành vẫn áp dụng tiêu chí này, nhưng không nhiều, qua rà soát chỉ có 5 chính sách áp dụng theo hình thức phân định này. 


Phân định theo trình độ phát triển được thực hiện từ năm 1996 và đến nay có 10 lần phân định. 10 lần này bản chất là phân định địa bàn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhưng khi áp dụng, xây dựng chính sách của các bộ, ngành lại lấy phân định này làm căn cứ, nên có những chính sách không phù hợp. Bản chất không phải là lỗi do phân định, mà do quá trình tổ chức thực hiện, sử dụng phân định này chưa ổn. 


Phân định theo các xã biên giới, huyện biên giới do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Trong quá trình xây dựng chính sách cho các xã biên giới thì áp dụng theo tiêu chí này. Trong Chương trình giảm nghèo bền vững thì lại phân định theo vùng bãi ngang và hải đảo, để phục vụ cho xác định địa bàn đầu tư cho chương trình giảm nghèo bền vững… Bên cạnh đó, còn vài tiêu chí phân định khác ở một số chính sách. 


Tuy nhiên, khi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, tại sao khi phân định và chính sách áp theo phân định lại gặp trắc trở trong thực tiễn? Bản chất thực sự là chúng ta đang làm ngược, đúng ra phân định phải làm trước và mang tính chất ổn định, lâu dài và hệ thống chính sách theo phân định đó; nhưng chúng ta lại làm chính sách xong rồi mới xây dựng tiêu chí để thực hiện chính sách đó. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chính sách khi có thay đổi, biến động thì tiêu chí biến động theo.


Vừa rồi chúng tôi có nghiên cứu và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao nhiệm vụ, Ủy ban Dân tộc tham mưu cho Chính phủ phối hợp với Hội đồng Dân tộc nghiên cứu báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá phân định miền núi, vùng cao, phân định theo trình độ phát triển, các phân định khác và hệ thống pháp luật có liên quan.


Theo đó sẽ tổng rà soát và trình các cấp có thẩm quyền để xác định tiêu chí mới. Chính vì thế, hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng để củng cố cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, giúp Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan có số liệu, thông số, thông tin đánh giá xác đáng để báo cáo cơ quan có thẩm quyền một hệ thống tiêu chí mới (có thể tích hợp tiêu chí này, tiêu chí kia) nhưng phải theo tinh thần bao phủ, không bỏ sót địa bàn, không bỏ sót đối tượng.


H.Ngọc ghi



Nguồn

Cùng chủ đề

Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tại 4 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 4 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Tây Ninh, Đồng Nai và Bình Phước đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Bí thư Thành ủy TPHCM trao quyết định điều động cán bộ chủ chốt Sáng 10/4, tại trụ sở Thành ủy TPHCM, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tổ chức lễ công bố và trao quyết định cán bộ. ...

Tuyến đường gần 200 tỷ đồng kết nối vùng Thủ đô Hà Nội

11/04/2024 | 06:21 TPO - Sau gần 1 năm thi công khẩn trương, tuyến đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài 4,2km với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng đã cơ bản hoàn thiện, dự kiến thông xe vào cuối tuần...

Lễ diễu hành ‘mãn nhãn’ của lực lượng Cảnh sát cơ động

(Dân trí) - Trong Lễ kỷ niệm 50 năm lực lượng Cảnh sát cơ động, 25 khối đại diện cho từng đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh, các khối cơ quan, trung tâm huấn luyện, trung đoàn các vùng miền... đã tham gia diễu hành. Sáng 14/4, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm lực lượng Cảnh sát cơ động. Mở đầu buổi lễ là màn diễu hành của 25 khối đại...

Thêm cơ hội phát triển hợp tác đầu tư, thương mại Việt

Thêm cơ hội phát triển hợp tác đầu tư, thương mại Việt - TrungThúc đẩy hợp tác thương mại, đẩy mạnh kết nối giữa Việt Nam với những chiến lược phát triển lớn của Trung Quốc là những định hướng mà lãnh đạo hai nước kỳ vọng trong quan hệ hợp tác thời gian tới. Nâng tầm kết nối chiến lược, tạo động lực tăng...

Hở “room ngoại” nhờ phát hành riêng lẻ, khối ngoại chi hơn 400 tỷ đồng gom MBB

Hở “room ngoại” nhờ phát hành riêng lẻ, khối ngoại chi hơn 400 tỷ đồng gom MBBKhối ngoại mua thoả thuận gần 428 tỷ đồng cổ phiếu MBB trong đầu phiên giao dịch ngày 10/4. Cổ phiếu nhà băng này thường xuyên kín room ngoại nhưng mới có thêm dư địa nhờ phát hành riêng lẻ. Thị trường chứng khoán ngay từ đầu phiên giao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiêm túc, chủ động trong thực hiện Đề án 1371

Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật Theo Bộ CHQS tỉnh Hà Giang, những năm qua, Đảng ủy Quân sự tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL. Bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã đưa đến...

Chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư

Theo báo cáo tại cuộc họp, về tái thiết đô thị tại Khoản 6 Điều 20 được đề xuất chỉnh lý thành “trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở...

Chủ động từ sớm, từ cơ sở trong giám sát, phản biện xã hội

Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ Nguyễn Trung Nhân trước thềm Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.  - Thưa ông, nhiệm kỳ 2019 -...

Thêm mùa tôm quá nhiều thách thức

Về chủ quan, phía nguyên đơn từ Hoa Kỳ khởi kiện chống trợ cấp (CVD) lên ngành tôm nước ta vào cuối năm ngoái, và cuối tháng 3 vừa rồi, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố mức thuế sơ bộ vụ kiện này là 2,84%. Mức thuế này...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Tết cổ truyền của Campuchia và Lào

Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi tới Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary và Thượng viện, Quốc hội Campuchia cùng toàn thể nhân dân Campuchia anh em lời chúc mừng nồng nhiệt nhất nhân dịp...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Bắt quả tang nhiều cảnh sát giao thông ở TP.HCM sử dụng ma tuý

Ngày 11/4, Ban giám đốc Công an TP.HCM có chỉ đạo xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với những cán bộ chiến sĩ trong ngành có sai phạm. Lý do là có một số cán bộ chiến sĩ CSGT tham gia "tiệc ma tuý", đã bị tước danh hiệu công an nhân dân và đang bị điều tra hình sự. Được biết hơn 10 ngày trước, khi phối hợp kiểm tra một khách sạn ở khu vực...

Một tuần sau thông xe giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy không còn cảnh ùn tắc

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Tuy 2 hợp nhất cầu Vĩnh Tuy 1 mở rộng thành 8 làn xe, giúp giao thông được thông suốt ngay cả trong những khung giờ cao điểm, dễ ùn tắc nhất. Cầu Vĩnh Tuy cũ với thiết kế 53 nhịp, có tổng chiều dài 3,5km, rộng 19,25m. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn...

Cùng chuyên mục

Những chuyển động tích cực

Tối 8/4 (theo giờ Nhật Bản), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã rời thủ đô Tokyo bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ kéo dài 5 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản đến Mỹ với tư cách là khách mời cấp nhà nước kể từ chuyến thăm của ông Abe Shinzo vào năm 2015. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio được kỳ vọng sẽ làm sâu...

Chiếc bát trị giá 1,6 tỷ đồng vừa bị đánh cắp

Một nhân viên cửa hàng phát hiện cái bát vàng không còn ở nơi trưng bày vào khoảng giữa trưa ngày 11/4 (theo giờ Nhật Bản) tại một cuộc triển lãm vàng trên tầng 8 của chi nhánh Nihombashi thuộc cửa hàng bách hóa Takashimaya và đã báo cảnh sát khoảng 15 phút sau đó, theo Kyodo News. Được biết, món đồ quý giá được trưng bày trong một chiếc hộp nhựa trong suốt không có khóa. Hình ảnh...

Hội thi bắt cá trên sông Giăng

Nghệ AnHàng nghìn người mang theo thuyền, ngư cụ đổ về sông Giăng ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông để thi bắt cá và tham gia lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ. Từ 7h ngày 14/4, 12 đội tuyển đến từ 12 thôn trong xã Môn Sơn vận chuyển thuyền gỗ cỡ nhỏ, chài, xô nhựa đến bờ kè bên sông Giăng ở thôn Làng Xiềng và Thái Sơn 1 xếp hàng nghe phổ biến thể lệ...

Ông Biden triệu tập lãnh đạo G7 sau cuộc tấn công của Iran vào Israel

Tổng thống Biden đã rút ngắn chuyến đi đến thị trấn ven biển Rehoboth Beach để nhanh chóng quay trở lại Washington và gặp đội an ninh quốc gia của ông vào chiều thứ Bảy. Các thành viên Quốc hội bắt đầu đưa...

Mới nhất

Việt Nam sắp bán trên 5 triệu tín chỉ carbon rừng

Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho tổ chức LEAF/Emergent 5,15 triệu tín chỉ carbon rừng (tương ứng 5,15 triệu tấn CO2) tại 11 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, với giá tối thiểu 10 USD/tấn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây tiếp tục là thông tin tích cực trong việc thương mại hóa...

Những chuyển động tích cực

Tối 8/4 (theo giờ Nhật Bản), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã rời thủ đô Tokyo bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ kéo dài 5 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản đến Mỹ với tư cách là khách mời cấp nhà nước kể từ chuyến thăm của...

Mức lương ngành Xã hội học có cao?

Những thông tin liên quan đến ngành Xã hội học đang nhận về nhiều thắc mắc trong thời gian gần đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết tiết hơn về ngành học này.Ngành Xã hội học là gì?Xã hội học là lĩnh vực nghiên cứu về các mối quan hệ trong xã hội và...

Mới nhất